3.2 Một số giải pháp vĩ mô
3.2.4 Chính sách về hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Khuyến khích Nghệ nhân trực tiếp mở lớp truyền nghề; các lớp đào tạo thợ lành nghề, giáo viên dạy nghề và ngƣời thiết kế mẫu trong các làng nghề và hoạt động tƣ vấn phát triển sản phẩm.
Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý cấp xã, làng, bản và đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn, tổ chức giao lƣu học hỏi kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế. Mỗi địa phƣơng có chế độ ƣu đãi để thu hút các nghệ nhân, cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi tham gia vào phát triển ngành nghề, làng nghề.Nhà nƣớc khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nghệ nhân, chuyên gia nƣớc ngoài truyền dạy nghề, kinh nghiệm, bí quyết sản xuất các nghề thủ công mỹ nghệ. Có chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nghiên cứu, đổi mới công nghệ phục vụ cho bảo tồn và phát triển ngành nghề, làng nghề; ban hành chính sách tạo điều kiện thuận lợi để các nghệ nhân tham gia nghiên cứu khoa học, kể cả làm chủ các đề tài, dự án; khuyến khích, đầu tƣ 100% cho các đề tài khôi phục kỹ
mới từ nhiệm vụ khoa học, công nghệ trọng điểm cấp Nhà nƣớc, các Bộ ngành và địa phƣơng.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh và hộ gia đình tham gia vào sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn đƣợc vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm.
Xây dựng chính sách phong tặng danh hiệu Nghệ nhân, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống; hàng năm tổ chức các cuộc thi thiết kế, mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ.