Những khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 72 - 75)

2.3 Nhận xét, đánh giá hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng TCMN sang

2.3.1 Những khó khăn

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đang vấp phải sự cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia. Trung Quốc hiện đang là nguồn cung cấp chính cho thị trƣờng Hoa Kỳ những mặt hàng thủ công mỹ nghệ và quà tặng nhƣ mây tre lá, thêu… tƣơng tự nhƣ các mặt hàng mà Việt Nam đang xuất khẩu. Hàng của Trung Quốc có mẫu mã đẹp, nguồn cung lớn, do đó giá thành sản phẩm thấp hơn sản phẩm của Việt Nam.

Nhìn chung, tình trạng cạn kiệt nguồn nguyên liệu thô là nguy cơ chung đối với các nhà sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. 32% các doanh nghiệp và 40% các cơ sở sản xuất cho biết họ đang gặp khó khăn trong sản xuất do thiếu nguyên liệu đầu vào và giá cả tăng cao. Nguồn tài nguyên cạn

không có kế hoạch, dẫn đến phát triển nguồn nguyên liệu không đồng bộ, ảnh hƣởng khá trầm trọng đến nguyên liệu sản xuất nhƣ mây tre đan. Hiện nay do khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tƣ, dẫn đến tình trạng nguồn nguyên liệu chính nhƣ gỗ, tre, trúc sào, giang, nứa, mây đang dần cạn kiệt. Hiện tại một số doanh nghiệp đang phải nhập khẩu mây, song từ Lào, Campuchia và Indonesia... do đó giá của nguyên liệu đầu vào tăng lên. Theo khảo sát từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng mây tre đan thì giá nguyên liệu một số mặt hàng đầu vào đã tăng lên trên 300% trong vòng 5 năm qua. Ngành hàng gốm sứ cũng đang gặp khó khăn, do gần đây giá gas không ngừng tăng lên. Trong khi đó, các ngành phụ trợ của Việt Nam hiện nay chƣa phát triển, các nhà xuất khẩu thƣờng phải nhập khẩu rất nhiều loại nguyên liệu và phụ trợ từ nƣớc ngoài nhƣ ngành hàng sơn mài, thêu.

Chƣa có nhiều chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hàng TCMN. Kinh thế thế giới đang trải qua thời kỳ khủng hoảng, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, vốn đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 93% các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khảo sát cho biết họ đang gặp khó khăn về tài chính, thiếu vốn lƣu động, thiếu vốn để đầu tƣ cho máy móc, công nghệ, nhà xƣởng. Mặt khác khi tiếp cận vay vốn tại các tổ chức tín dụng thì doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều rào cản nhƣ: thủ tục vay vốn rƣờm rà, phức tạp, số tiền vay đƣợc lại ít hơn nhiều so với nhu cầu. Doanh nghiệp rất khó đáp ứng đƣợc những điều kiện bảo đảm thế chấp, do đó dẫn đến hạn chế hoạt động kinh doanh. Mặt khác do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao đặc biệt lãi suất cho vay của các ngân hàng ở mức cao khiến nhiều làng nghề buộc phải dừng sản xuất, hoặc chỉ sản xuất cầm chừng. Thủ tục hành chính trong tất cả các khâu sản xuất, lƣu thông, giao nhận, vận chuyển và xuất khẩu hàng hóa hiện nay của các cơ quan chức năng

Nhà nƣớc vẫn còn là vấn đề gây không ít khó khăn, phiền hà cho ngƣời sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất đƣợc khảo sát cho rằng họ đang gặp nhiều khó khăn về thủ tục hành chính. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu phải rất vất vả, tốn kém mới có thể tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, nhất là tín dụng ƣu đãi.

Cơ sở hạ tầng tại các làng nghề nhiều nơi còn yếu kém. Theo khảo sát 68 % các doanh nghiệp và 55 % cơ sở sản xuất cho rằng: cơ sở hạ tầng về giao thông hiện tại yếu kém và Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng tại các làng nghề. Chƣa có sự liên kết về giao thông để đảm bảo cho ngành hàng tăng trƣởng và phát triển. Do hầu hết các con đƣờng làng Việt Nam rải sỏi đá nên các mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhƣ đồ sứ và giỏ song mây bị hƣ hại trong quá trình vận chuyển vì chủ yếu đƣợc vận chuyển bằng xe đạp, xe ngựa hoặc xách tay. Các con đƣờng nối giữa các làng cũng thƣờng quá hẹp cho việc vận chuyển bằng xe cơ giới, do đó không thể vận chuyển nguyên liệu thô với kích cỡ lớn hoặc với số lƣợng lớn. Các nhà sản xuất buộc phải mua những nguyên liệu đã đƣợc chế biến nhƣ tre cắt đoạn.

Hệ thống chính sách của nhà nƣớc ban hành chƣa đồng bộ, còn chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa một số cơ quan, đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng. Do vậy chƣa tập trung cao nguồn lực giữa các ngành để phát triển làng nghề. Các cơ sở sản xuất tại các làng nghề gặp khó khăn về thực hiện chính sách về mặt bằng sản xuất, nguồn vốn tín dụng, đào tạo nhân công… Một khó khăn khác đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN hiện nay đó là thuế. Thực tế thì sản xuất hàng TCMN là một ngành hàng đặc thù khi các nguyên liệu đầu vào là những mây, tre, cói, lá….phải đi mua lại của các nông dân trên các vùng trên khắp đất nƣớc do đó không có hóa đơn đỏ, do đó các doanh nghiệp rất khó trong việc quyết toán thuế.

Theo khảo sát thì có khoảng 25% các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hợp tác xã TCMN đang gặp khó khăn do lƣợng lao động lành nghề, các nghệ nhân tại các làng nghề hiện tại đang dần ít đi. Do thu nhập của lao động trong ngành hàng TCMN hiện tại đang thấp hơn nhiều ngành khác, nên lƣợng lao động bỏ nghề đang dần tăng tại các làng nghề đặc biệt là các làng nghề ven đô.

Thực tế hiện nay chƣa có viện thiết kế mẫu riêng cho các sản phẩm TCMN, thiếu khoa, trƣờng lớp đào tạo lao động các nghề TCMN. Học nghề TCMN chủ yếu bằng phƣơng pháp "truyền nghề" theo kinh nghiệm trong làng nghề hoặc gia đình. Do đó rất khó khăn về nhân sự trong việc thành lập các phòng ban nghiên cứu, thiết kế các mẫu mã sản phẩm mới do thiếu nguồn nhân lực chất lƣợng cao đƣợc đào tạo bài bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)