2.2 Nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt
2.2.3 Các nhân tố thuộc nội tại các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu
2.2.3.1 Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất
Nƣớc ta tuy đang có những bƣớc phát triển vƣợt bậc nhƣng vẫn còn là một nƣớc đang phát triển, lực lƣợng sản xuất còn yếu kém, cơ sở hạ tầng nhiều bất cập, công nghệ nhìn chung còn lạc hậu. Những điều này tác động không tốt tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Với sự phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ khoa học hiện nay, nhiều công nghệ mới ra đời thay thế các công nghệ cũ đã tạo ra những cơ hội cũng nhƣ những khó khăn với tất cả các ngành nghề. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đƣợc sản xuất từ những làng nghề nằm phân tán, rải rác khắp các địa phƣơng, hoặc ở một số các sơ sở sản xuất quy mô nhỏ, với năng suất lao động thấp nên số lƣợng hàng thủ công mỹ nghệ ít. Trang thiết bị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nói chung chƣa hiện đại, các sản phẩm làm ra phần lớn dựa vào sức lao động thủ công. Điều này gây khó khăn trong quy hoạch mở rộng quy mô, áp dụng công nghệ mới để tăng số lƣợng sản phẩm. Hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu sản xuất bằng tay nhƣng nhu cầu ngày càng cao về số lƣợng, chất lƣợng vì thế để đảm bảo tiến độ giao hàng cho những thị trƣờng lớn thì cần phải có sự hỗ trợ của yếu tố công nghệ và đầu tƣ trang thiết bị máy móc. Tuy vậy, hiệu quả của công nghệ còn phụ thuộc nhiều vào trình độ tiếp thu công nghệ của doanh nghiệp, công nhân và thợ thủ công. Hiện nay ở nƣớc ta, có không ít doanh nghiệp không
khai thác hết hiệu quả của công nghệ do hạn chế về khả năng sử dụng của ngƣời lao động. Vì thế, khi nhập máy móc công nghệ hiện đại doanh nghiệp cần nâng cao trình độ của ngƣời lao động trong cách sử dụng. Trong quá trình chuyển giao công nghệ, cần có các cán bộ kỹ thuật có trình độ, hoặc chuyên gia giỏi để tránh thua thiệt trƣớc đối tác nƣớc ngoài.
2.2.3.2 Trình độ tay nghề công nhân
Để đảm bảo thành công trong kinh doanh thì con ngƣời là nhân tố quan trọng hàng đầu, vì con ngƣời tạo ra thị trƣờng, sản phẩm. Con ngƣời với năng lực thật sự của mình mới lựa chọn đúng đƣợc cơ hội và sử dụng các sức mạnh nhƣ: vốn, tài sản, kĩ thuật, công nghệ,… một cách có hiệu quả nhất. Đánh giá và phát triển tiềm năng của con ngƣời trở thành một nhiệm vụ ƣu tiên mang tính chiến lƣợc trong kinh doanh. Vì thế muốn kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phát triển thì doanh nghiệp phải đánh giá lại đội ngũ lao động của mình và xây dựng kế hoạch chiến lƣợc phát triển đội ngũ nhân viên có trình độ cao, năng động, sáng tạo, cầu tiến, tâm huyết với nghề, gắn bó với doanh nghiệp. Một điều cần chú trọng nữa là phải vận hành và tổ chức bộ máy doanh nghiệp gọn ghẽ, dễ thích nghi với biến động của môi trƣờng, khai thác tốt tiềm năng của mỗi ngƣời và giải quyết tốt mối quan hệ trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần sử dụng tốt các công cụ tiền lƣơng, tiền thƣởng, giải quyết đƣợc mối quan hệ giữa quyền lợi và trách nhiệm, giữa năng lực và cống hiến, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.
Hàng thủ công mỹ nghệ đƣợc tạo bởi những bàn tay tài hoa khéo léo của các nghệ nhân. Thành phần tham gia chủ yếu là lao động trẻ, nhàn rỗi ở nông thôn và thợ thủ công. Lực lƣợng lao động này có khả năng tiếp thu nhanh, cần cù, chịu khó, năng động và sáng tạo. Nhiều lao động kế thừa đƣợc kĩ thuật và kinh nghiệm cổ truyền nhƣng cũng dễ thích nghi với công nghệ và kĩ thuật
mới. Hơn nữa, phần đông nghệ nhân trong các làng nghề có thâm niên, giàu kinh nghiệm nghề nghiệp đang tích cực huấn luyện, đào tạo nghề cho lớp trẻ tiếp nối truyền thống của cha ông. Trong quá trình sáng tạo, các nghệ nhân cần có sự hỗ trợ của máy móc và công nghệ mới, nhƣng dù hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế con ngƣời trong việc tạo ra những sản phẩm “có hồn” mang ý nghĩa văn hoá truyền thống và nghệ thuật đặc sắc. Đó cũng là vốn quý để làm ra các sản phẩm có giá trị truyền thống và mang tính đơn chiếc. Tuy nhiên, do chủ yếu sản xuất bằng tay bởi các thợ thủ công khác nhau với nguồn nguyên liệu khác nhau nên mức độ đồng đều và chất lƣợng hàng thủ công mỹ nghệ thƣờng không cao. Mỗi khu vực làng nghề có bí quyết riêng và cách xử lý nguyên liệu khác nhau nên nhiều sản phẩm làm ra không phù hợp điều kiện và môi trƣờng nƣớc nhập khẩu. Đây là một trong những tồn tại của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam ảnh hƣởng không tốt tới xuất khẩu.
2.2.3.3 Khả năng tài chính
Tiềm lực tài chính là nhân tố không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Doanh nghiệp chỉ có thể tiến hành hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng khi có vốn. Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì có tiềm lực tài chính khác nhau.
Đây là nhân tố phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lƣợng nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối hiệu quả các nguồn vốn; thể hiện ở các chỉ tiêu: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, tỷ lệ đầu tƣ lợi nhuận, khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn, các tỷ lệ về khả năng sinh lời,… Một doanh nghiệp có nguồn lực tài chính mạnh thì sẽ có nhiều khách hàng tin tƣởng, muốn quan hệ buôn bán với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể thu mua khối lƣợng lớn hàng thủ công mỹ nghệ nhanh chóng, nhờ đó có thể kí những hợp đồng lớn với đối tác nƣớc
ngoài. Không những thế, với tiềm lực tài chính mạnh, doanh nghiệp có điều kiện đầu tƣ, nghiên cứu mở rộng thị trƣờng, liên kết chặt chẽ với đơn vị sản xuất hàng TCMN, tham gia liên doanh, liên kết, nhờ đó doanh nghiệp có điều kiện để phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng TCMN.
2.2.3.4 Trình độ marketing
Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp sẽ đƣợc cải thiện không chỉ ở việc sản xuất đƣợc các sản phẩm chất lƣợng cao, giá rẻ mà nó còn tuỳ thuộc rất lớn của các nỗ lực hoạt động marketing của doanh nghiệp đó. Trình độ marketing của một doanh nghiệp thể hiện ở trình độ thực hiện các công việc nhƣ: nghiên cứu thị trƣờng, thiết kế sản phẩm, tổ chức quảng cáo khuyếch trƣơng, tổ chức cho sản phẩm thâm nhập thị trƣờng mới, cải tiến mẫu mã bao bì đóng gói, nâng cao uy tín tên tuổi của doanh nghiệp trên thị trƣờng quốc tế. Khi hoạt động marketing của doanh nghiệp đƣợc thực hiện tốt tại thị trƣờng mục tiêu, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ phù hợp với thị trƣờng hơn, sẽ có nhiều nhà nhập khẩu biết đến doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN thì hoạt động marketing đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lƣợc và khả năng phát triển lâu dài của doanh nghiệp tại thị trƣờng mục tiêu.
2.2.3.5 Trình độ tổ chức quản lý
Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp là nhân tố không thể thiếu, ảnh hƣởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp kinh doanh muốn có hiệu quả thì phải có bộ máy quản lý tốt các nguồn lực. Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận, các phòng ban. Khả năng tổ chức, quản lý của doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, tập trung vào những mối quan hệ tƣơng tác giữa các bộ
phận tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp.