2.3 Nhận xét, đánh giá hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng TCMN sang
2.3.2 Những hạn chế
Thứ nhất: Khả năng tiếp cận thị trƣờng Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, thiếu thông tin hỗ trợ thị trƣờng. Vai trò của các tổ chức hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp nhƣ: Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, Hiệp hội làng nghề, Cục xúc tiến thƣơng mại trong những năm gần đây đã đƣợc thể hiện rõ nét hơn, tuy nhiên hiện tại các doanh nghiệp vẫn còn thiếu rất nhiều thông tin cơ bản về thị trƣờng xuất khẩu nhƣ: các quy định luật pháp, tiêu chuẩn chất lƣợng, văn hóa tiêu dùng, các nhà nhập khẩu, đối thủ cạnh tranh…. Hoạt động xúc tiến thƣơng mại của các doanh nghiệp TCMN Việt Nam còn nhiều hạn chế. Theo khảo sát thì chỉ có khoảng 10% các doanh nghiệp đƣợc khảo sát tham gia hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ tại Hoa Kỳ. Do chi phí tham gia các hội chợ tại Hoa Kỳ cao nên phần lớn các doanh nghiệp chỉ có thể tham gia các hội chợ hàng TCMN trong nƣớc. Tuy nhiên khi tham gia các hội chợ tại Hoa Kỳ các doanh nghiệp cũng chƣa chuẩn bị chu đáo khi tham gia các hội chợ này. Các doanh nghiệp Việt
Nam khi tham gia hội chợ ở Hoa Kỳ thƣờng không quan tâm đến tính chất và đặc điểm của từng hội chợ. Các doanh nghiệp TCMN Việt Nam chỉ biết mang đến hội chợ các sản phẩm của cơ sở mình đang sản xuất mà không cần biết trong dịp hội chợ này khách hàng Mỹ tìm mua hàng gì. Các hội chợ hàng TCMN trong nƣớc nhƣ: Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội, Hội chợ quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ và quà tặng Việt Nam… chƣa thu hút đƣợc nhiều các nhà nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Các Website đƣợc cho là kênh tiếp cận các khách hàng tại Hoa Kỳ với chi phí thấp lại chƣa đƣợc các doanh nghiệp đầu tƣ, quan tâm đúng mức. Các website còn nghèo nàn về nội dung, hình ảnh chƣa bắt mắt, sản phẩm còn ít do đó không tạo đƣợc ấn tƣợng cho khách hàng.
Khả năng tiếp cận thị trƣờng xuất khẩu kém dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam chỉ lo tìm kiếm các nhà nhập khẩu tại Hoa Kỳ nên bị hạn chế về chủng loại mặt hàng. Để kinh doanh có lãi, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ thƣờng chỉ tìm mua của Việt Nam những mặt hàng họ thấy có thể cạnh tranh đƣợc với các nƣớc khác, họ không quan tâm phát triển các mặt hàng Việt Nam có tiềm năng sản xuất nhƣng trƣớc mắt chƣa cạnh tranh đƣợc về giá, vì thế Việt Nam không phát triển đƣợc nhiều mặt hàng mới.
Thứ hai: Mẫu mã sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam không đa dạng phong phú, kiểu dáng các sản phẩm chậm đổi mới và đây là một trong những điểm yếu lớn nhất của hàng TCMN Việt Nam. Các doanh nghiệp tham gia khảo sát chủ yếu là sản xuất gia công, hơn 90% các sản phẩm TCMN xuất khẩu đƣợc sản xuất theo mẫu của đơn hàng của đối tác. Những mặt hàng mang đặc trƣng của từng địa phƣơng còn hạn chế, chƣa gây đƣợc ấn tƣợng cho ngƣời tiêu dùng và nhà phân phối. Theo khảo sát có tới 74% doanh nghiệp không có bộ phận nghiên cứu, thiết kế mẫu mã. Các doanh nghiệp cũng không am hiểu
không có bộ phận nghiên cứu thị trƣờng điều này dẫn tới các thiết kế mẫu mã sản phẩm mới không phù hợp với thị trƣờng Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp hiện nay chỉ đƣa ra các sản phẩm mang bản sắc văn hóa Việt Nam mà quên mất rằng ngƣời tiêu dùng Hoa Kỳ cần những sản phẩm có dấu ấn văn hóa của Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp chƣa nghiên cứu về giá trị nghệ thuật và đặc tính của văn hóa của các dân tộc ở Hoa Kỳ để lồng vào các sản phẩm TCMN. Thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thƣờng đề cao tính nghệ thuật, sự độc đáo, ý nghĩa theo văn hoá Việt Nam chƣa phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trƣờng Hoa Kỳ. Rất nhiều các doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng xuất khẩu các mặt hàng lệch pha so với nhu cầu của thị trƣờng mục tiêu, một số doanh nghiệp đang sản xuất theo các mẫu mã đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ.
Thứ ba: Các sản phẩm hàng TCMN của Việt Nam chƣa tạo nên các thƣơng hiệu riêng, nổi tiếng trên thị trƣờng hàng TCMN thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng. Việc đăng ký thƣơng hiệu hàng hóa và kiểu dáng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO chƣa đƣợc quan tâm. Chỉ có 29 % doanh nghiệp cho rằng việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng trong hoạt động sản xuất là rất quan trọng. Các doanh nghiệp hiện tại vẫn kinh doanh theo lối chụp giật chạy theo lợi nhuận trƣớc mắt, chƣa có định hƣớng lâu dài cho sự phát triển bền vững.
Thứ tƣ: Các doanh nghiệp hiện tại đang ít đầu tƣ cho nghiên cứu đổi mới công nghệ, thị trƣờng nên hàng thủ công mỹ nghệ gặp sự cạnh tranh của những mặt hàng cùng loại đƣợc sản xuất bằng công nghệ hiện đại từ các nƣớc trong khu vực. Trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, công nghệ máy móc đóng vai trò quan trọng trong các công đoạn sơ chế nguyên liệu và hoàn thiện sản phẩm. Có 50 % các doanh nghiệp cho rằng họ đang gặp khó khăn do thiếu
máy móc công nghệ sản xuất hiện tại của họ lạc hậu, nếu có vốn họ sẽ đầu tƣ thêm vào công nghệ và máy móc sản xuất. Với công nghệ chƣa hiện đại thì tất nhiên chất lƣợng sản phẩm sẽ không cao, sản phẩm sản xuất ra sẽ không đƣợc đồng đều. Sự phát triển tự phát và sử dụng những công nghệ sản xuất lạc hậu dẫn tới môi trƣờng một số làng nghề bị ô nhiễm trầm trọng. Hầu hết nƣớc thải của các làng nghề đều thải trực tiếp ra môi trƣờng không qua bất kỳ khâu xử lý nào. Bên cạnh đó nguồn chất thải rắn và khí độc thải ra trong quá trình sản xuất cũng hầu nhƣ không đƣợc xử lý, đƣa đến tình trạng ô nhiễm nặng nề ở một số khu vực sản xuất tập trung ảnh hƣởng đến các khu dân cƣ lân cận.
Thứ năm: Chiến lƣợc về giá sản phẩm chƣa đƣợc hiểu đúng và chƣa hợp lý. Hầu hết các doanh nghiệp đều có khái niệm cạnh tranh về giá để lấy đơn hàng, từ đó dẫn tới hạ giá quá mức cho phép và thậm chí doanh nghiệp sẵn sàng giảm chất lƣợng để đƣa ra đƣợc giá thấp hơn đối thủ. Mặt khác trên thực tế giá cả của hàng TCMN của Việt Nam hiện đang cao hơn so với hàng hóa từ Trung Quốc. Mặc dù giá nhân công của Việt Nam hiện tại rẻ, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam làm hàng thủ công mỹ nghệ hiện tại hầu hết là nghề truyền thống, quy mô nhỏ nên ít quan tâm tới công tác tổ chức lao động, do đó không tiết kiệm đƣợc chi phí nên giá thành sản phẩm cao. Mặt khác do không thể sản xuất đại trà với khối lƣợng lớn nên sẽ không tận dụng đƣợc lợi thế nhờ quy mô, các khoản chi phí tính trên sản phẩm sẽ cao, dẫn tới giá thành cao. Các sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn nhỏ lẻ, manh mún, các cơ sở sản xuất thƣờng là các công ty TNHH nhỏ, hợp tác xã và chủ yếu là hộ gia đình, nên rất khó khăn trong việc đáp ứng các đơn hàng có số lƣợng tƣơng đối lớn yêu cầu nghiêm ngặt về chất lƣợng và thời gian giao hàng. Mặt khác tính liên kết giữa các doanh nghiệp còn yếu. 42% các doanh nghiệp đƣợc khảo sát cho rằng khả năng liên kết của doanh nghiệp với
các doanh nghiệp khác trong cùng ngành sản xuất một loại mặt hàng để đạt đƣợc lợi thế nhờ quy mô còn yếu.
Thứ sáu: Năng lực, kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ hộ, cơ sở sản xuất hàng TCMN, trình độ kiến thức về kế toán, hạch toán giá thành bán sản phẩm và tay nghề của ngƣời lao động trong các làng nghề còn hạn chế. Theo kết quả điều tra chỉ có khoảng 40% nhân viên và quản lý có trình độ đại học và trên đại học. Kỹ năng kinh doanh, bí quyết trong marketing, kế hoạch tài chính, tổ chức công ty, trình độ ngoại ngữ… vẫn còn yếu kém. 60% các doanh nghiệp hàng TCMN là các doanh nghiệp non trẻ, thời gian thành lập nhỏ hơn 5 năm. Các nhà quản lý doanh nghiệp thƣờng kiêm quản lý mọi thứ từ phát triển sản phẩm, marketing và quản lý chất lƣợng đến quản lý tài chính. Không có một trật tự rõ ràng trong tổ chức với những chức năng cụ thể ở các doanh nghiệp kinh doanh hàng TCMN. Trong khi sự cạnh tranh từ các đối thủ trên thị trƣờng hàng TCMN Hoa Kỳ là rất lớn do đó đây thực sự là khó khăn lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
CHƢƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP THÖC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ
3.1 Triển vọng xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ
Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Hiện cả nƣớc có hơn 2.000 làng nghề thủ công mỹ nghệ, thu hút trên 13 triệu lao động; 1,4 triệu hộ gia đình và khoảng 1.000 doanh nghiệp tham gia sản xuất. Với nguồn nguyên liệu sẵn có trong nƣớc, nguyên phụ liệu nhập khẩu chỉ chiếm từ 3-5% giá trị xuất khẩu nên tiềm năng về xuất khẩu mặt hàng này là rất lớn [25]. Hàng thủ công mỹ nghệ và đồ gia dụng của Việt Nam đƣợc làm từ nguyên liệu sẵn có nhƣ: gốm, sứ, sơn mài, mây, tre, cói, gỗ, đá, tơ lụa, sừng, ngà, bạc, đồng… qua bàn tay khéo léo và tinh xảo của nghệ nhân ở các làng nghề truyền thống, trở thành các sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu mang đậm bản sắc văn hoá và dân tộc Việt Nam. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, đƣợc xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích vào kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc, đồng thời có một vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có mức độ tăng trƣởng khá cao trong những năm qua, bình quân khoảng 20%/năm, với kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD trong năm 2004 và đạt hơn 750 triệu USD vào năm 2007, năm 2008 mặc dù bị tác động ít nhiều của suy thoái kinh tế toàn cầu nhƣng kim ngạch xuất khẩu cũng đã đạt gần 1 tỷ USD [26]. Chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2012 kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN đã đạt 1,2 tỷ USD [41]. Thời gian qua, thị trƣờng xuất khẩu hàng thủ công mỹ ở nƣớc ta ngày càng đƣợc mở rộng, các thị trƣờng xuất khẩu chính hàng TCMN của Việt Nam hiện nay là: Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan… Theo Hiệp hội xuất khẩu mặt hàng
thủ công mỹ nghệ, nếu có định hƣớng phát triển đúng đắn kim ngạch xuất khẩu mặt hàng TCMN của Việt Nam hoàn toàn có thể tăng lên 5 tỷ USD vào năm 2020.
Hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và đây cũng là mặt hàng có tiềm năng tăng trƣởng xuất khẩu rất lớn. Hoa Kỳ là một trong những thị trƣờng tiềm năng của hàng TCMN Việt Nam. Ngƣời Hoa Kỳ rất ƣa chuộng các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ nhƣng do giá nhân công tại nƣớc này cao nên hầu hết các hàng hoá tiêu dùng là hàng nhập khẩu, hoặc gia công ở nƣớc ngoài theo mẫu mã thiết kế và đầu tƣ của các công ty Hoa Kỳ, sau đó nhập khẩu trở lại Hoa Kỳ. Năm 2011 kim ngạch nhập khẩu hàng TCMN của Hoa Kỳ là 13 tỷ USD/năm hàng TCMN. Theo dự báo thì đến năm 2020 Hoa Kỳ có thể nhập khẩu tới 20 tỷ USD. Xét chung so với khả năng sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng TCMN của Việt Nam sang thị trƣờng Hoa Kỳ sẽ có thể tăng lên nhanh chóng trong các năm tới nếu các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng TCMN Việt Nam tìm ra cho mình một hƣớng đi thích hợp để xuất khẩu vào thị trƣờng Hoa Kỳ.