1.1 Đặc điểm của xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ
1.1.3 Quy trình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ
Tất cả các nhóm hàng TCMN nhƣ các sản phẩm: gỗ, mây, tre, cói, gốm, dệt, thêu và sơn mài thông thƣờng đƣợc sản xuất thông qua các hộ gia đình nhỏ trong làng nghề. Mô hình về chuỗi giá trị của những tiểu ngành khác nhau đều tƣơng đồng và có thể tóm tắt theo sơ đồ sau đây:
HÌNH 1.1: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
(Nguồn: Chiến lược xuất khẩu quốc gia hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam – Viettrade/ITC )
Nhà xuất khẩu Nhà bánlẻ nội địa Công ty giao nhận và các hãng vận tải quốc tế Nƣớc nhập khẩu VIỆT NAM Làng nghề thủ công Nhà kinh doanh nguyên liệu Nhà sản xuất (hộ gia đình) Nhà thu gom hàng thủ công Doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh tại làng nghề Khu vực cung cấp nguyên liệu
Nhà sản xuất và khai thác Nhà thu gom nguyên liệu Nhà kinh doanh nguyên liệu
Theo nghiên cứu của Cục Xúc tiến Thƣơng mại và Trung tâm thƣơng mại quốc tế (ITC) thì các bƣớc từ sản xuất đến xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam bao gồm: [10]
Nguyên liệu thô đƣợc khai thác từ nguồn trong nƣớc hoặc là đƣợc sản xuất trong nƣớc hoặc nhập khẩu. Các nhóm nguyên liệu nhƣ mây, tre, cói, chạm khắc gỗ, gốm…, thƣờng đƣợc các cá nhân hoặc các hộ sản xuất đơn lẻ trực tiếp khai thác và thu hoạch từ các khu rừng lân cận ở địa phƣơng hoặc ở các tỉnh khác trong nƣớc. Sau đó, họ bán nguyên liệu này cho những ngƣời thu gom. Đối với các sản phẩm khác nhƣ dệt và thêu, hầu hết nguyên liệu thô gồm có vải hoặc chỉ đƣợc nhập khẩu do nguyên liệu sẵn có trong nƣớc chất lƣợng thấp.
Những nhà thu gom nguyên liệu thu thập nguyên liệu thô từ những nhà sản xuất nguyên liệu, tiến hành phân loại cơ bản xong rồi họ vận chuyển nguyên liệu tới các nhà bán buôn ở các tỉnh. Nhiều khâu trung gian tham gia vào mạng lƣới này làm cho kênh nguyên liệu thô trở nên phức tạp và làm nâng giá mặt bằng sản xuất.
Những nhà xử lý nguyên liệu thô thu mua nguyên liệu từ những nhà thu gom hay những ngƣời bán buôn ở các tỉnh. Họ hoàn toàn khác những nhà sản xuất nguyên liệu/thu gom nguyên liệu/nhà bán buôn do họ tham gia vào nhiều hơn khâu xử lý và bán nguyên liệu đã đƣợc chế biến.
Các nhà sản xuất thƣờng là các hộ gia đình tại làng nghề ở các khu vực nông thôn, đây là lực lƣợng lao động chính trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
Các nhà thu gom sản phẩm là những ngƣời sống tại các làng nghề và có vai trò nhƣ cầu nối giữa những thƣơng gia kinh doanh mặt hàng này với các nhà sản xuất. Họ giữ trọng trách đối với nhiều loại công việc, từ cung cấp nguyên liệu cho ngƣời sản xuất, giám sát sản xuất, thu gom hàng và đôi khi họ
cũng phụ trách khâu hoàn thiện sản phẩm (xử lý, nhuộm màu…) và đóng gói. Các cơ sở kinh doanh hàng thủ công ở nông thôn là những doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ đặt tại các làng và có nhiều nhân công, có trang thiết bị căn bản và cũng thực hiện hoạt động thu gom sản phẩm, giám sát sản xuất và hoạt động hoàn thiện sản phẩm.
Các nhà cung cấp máy móc có vai trò cung cấp trang thiết bị sử dụng trong ngành thủ công mỹ nghệ bao gồm: lò nung gốm, máy sấy, máy tiện, máy nặn, máy may nhỏ, máy khoan, thiết bị phun dùng cho sản xuất đồ nội thất hoặc máy may cho sản phẩm dệt,…
Các nhà xuất khẩu tìm kiếm nguồn hàng từ các nhà sản xuất ở các làng nghề, các nhà thu gom sản phẩm hoặc các nhà kinh doanh sản phẩm này ở nông thôn. Hầu hết các đơn hàng thực hiện theo hình thức hợp đồng phụ với các nhà sản xuất. Trong một số trƣờng hợp, các nhà xuất khẩu cũng cung cấp cho các nhà sản xuất ở các làng nghề nguyên liệu thô hoặc những cấu phần đƣợc làm sẵn.
Một phần của hoạt động sản xuất đang ngày càng có xu hƣớng đƣợc thực hiện tại nhà máy của các nhà xuất khẩu (sản phẩm cần những kỹ năng hoặc trang thiết bị đặc biệt, khâu hoàn thiện sản phẩm, sản xuất những cấu phần làm sẵn cho những thợ dệt và thợ gốm đòi hỏi công nghệ hiện đại) với lực lƣợng lao động gồm vài trăm, thậm chí hàng ngàn ngƣời. Trƣớc đây, các nhà xuất khẩu hàng thủ công ở một số thành phố chính và các tỉnh khác hầu nhƣ đều là những doanh nghiệp nhà nƣớc. Vài năm trở lại đây, có sự gia tăng nhanh chóng về số lƣợng các công ty trách nhiệm hữu hạn tƣ nhân hoạt động kinh doanh rất thành công và đang cạnh tranh mạnh với các doanh nghiệp quốc doanh. Các nhà xuất khẩu khu vực tƣ nhân có tầm quan trọng ngày càng tăng.
hoặc Châu Mỹ, các cửa hàng lớn ở nƣớc ngoài và những chuỗi bán lẻ mua trực tiếp từ các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu của Việt Nam. Một số khách hàng quốc tế có đại lý hoặc văn phòng đại diện ở Việt Nam để tìm kiếm các sản phẩm thủ công. Trong đó có cả một số doanh nghiệp lớn có thƣơng hiệu nổi tiếng trên thế giới. Những công ty nƣớc ngoài này có vai trò quan trọng trên thị trƣờng và họ mua với số lƣợng lớn.
Phần lớn khối lƣợng xuất khẩu hàng thủ công Việt Nam hiện nay phụ thuộc lớn vào một số rất ít những nhà mua hàng lớn. Sự có mặt và các hoạt động mua hàng của họ tại Việt Nam mang lại một lợi thế lớn cho đất nƣớc và cũng là lý do chính làm cho ngành có mức tăng trƣởng nhanh chóng. Tuy nhiên, sự chiếm ƣu thế cũng là một mối đe doạ lớn do ngành phải phụ thuộc nhiều vào họ.
Thông thƣờng, các công ty nƣớc ngoài tìm kiếm sản phẩm thông qua các nhà xuất khẩu/công ty tƣ nhân và những công ty xuất khẩu của nhà nƣớc. Khách hàng thƣờng lập kế hoạch sản xuất của họ trƣớc từ 3 - 6 tháng. Họ cung cấp cho các nhà xuất khẩu catalô, hình ảnh và những bức vẽ cùng với mã hàng và đặt hàng theo các mã hàng của họ.
Các nhà bán lẻ trong nƣớc, đặc biệt là các cửa hàng ở các thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng có vai trò quan trọng trong marketing sản phẩm thủ công của Việt Nam. Các sản phẩm thủ công trƣng bày ở những cửa hàng này hầu hết đƣợc các chủ cửa hàng lấy từ các làng nghề hoặc do các nhà thu gom và đôi khi do các công ty tƣ nhân ở các làng nghề giới thiệu.
Các cửa hàng tự phân biệt mình bằng chất lƣợng sản phẩm hàng hoá. Một số các cửa hàng chuyên về các sản phẩm chất lƣợng cao. Trong trƣờng hợp này, thu nhập của họ hầu hết là do xuất khẩu cho các khách hàng nƣớc
ngoài và họ cũng đã mang đến khá nhiều thiết kế mới và thông tin cho các làng nghề. Họ phát triển các sản phẩm mới nhƣ một chiến lƣợc cạnh tranh với các cửa hàng khác. Nhiều cửa hàng cũng nhằm vào đối tƣợng khách hàng là dân cƣ trong nƣớc và khách du lịch.
Các công ty giao nhận và kho vận hoặc là các công ty trong nƣớc hoặc là các công ty nƣớc ngoài cung cấp nhiều loại hình dịch vụ, từ tờ khai và thủ tục hải quan tới thuê côngtenơ, thuê tàu, vận chuyển nội địa… Cạnh tranh giữa các công ty vận chuyển rất khốc liệt. Mỗi công ty thƣờng có thế mạnh trên một tuyến vận chuyển cụ thể.