Bài học cho Cục thuế Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn hà tĩnh (Trang 47 - 50)

1.3. Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở một số địa phương và bài học cho Cục

1.3.2. Bài học cho Cục thuế Hà Tĩnh

Có thể thấy rằng so với các nước trên thế giới trình độ quản lý, cơ chế QLT TNDN của nước ta do nhiều nguyên nhân khác nhau còn nhiều hạn chế, dẫn đến hậu quả của công tác quản lý còn thấp là nguyên nhân phát sinh các hiện tượng tiêu cực tham nhũng, gian lận trốn thuế gây thất thu cho NSNN. Để nâng cao hiệu quả của cơ chế QLT TNDN đảm bảo theo kịp các nước phát triển đòi hỏi chúng ta phải căn cứ thực tế phát triển kinh tế xã hội trong nước và Quốc tế, học tập những kinh nghiệm quản lý của các nước để củng cố và hoàn thiện cơ

chế quản lý. Đối vơi Cục thuế Hà Tĩnh để nâng cao hiệu quả quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng cần biệt chú trọng các vấn đề chính sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành thu thuế TNDN

Thường xuyên theo dõi, phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách để kịp thời báo cáo cho Tổng cục Thuế, Uỷ ban nhân dân các cấp nắm bắt để điều hành công tác thu ngân sách nói chung, thu thuế TNDN nói riêng trên địa bàn. Tính toán cụ thể các khoản giảm thu do kinh tế, do chính sách; đồng thời rà soát lại nguồn thu trên địa bàn, kịp thời phát hiện những khoản thu có thể tăng thu để từ đó có các biện pháp quản lý cụ thể, sát thực cho từng địa bàn, từng lĩnh vực.

Thứ hai, đẩy nhanh lộ trình cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho để người nộp thuế thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Hệ thống văn bản chính sách pháp luật thuế TNDN phải ổn định, rõ ràng minh bạch tuân thủ các cam kết Quốc tế.

Quy trình thủ tục Thuế phải đảm bảo thông thoáng tạo thuận lợi cho hoạt động SXKD, đồng thời vẫn đảm bảo khả năng kiểm tra, kiểm soát gian lận thương mại, trốn thuế.

Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào tất cả các khâu của quá trình quản lý thuế.

Cần xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho ngành hoạt động có hiệu quả, đồng thời xây dựng một cơ chế phối hợp trao đổi và xử lý thông tin nhanh có hiệu quả giữa Thuế Việt Nam và Thuế các nước, giữa ngành Thuế và các Bộ, ngành trong nước và giữa ngành Thuế với các doanh nghiệp hoạt động SXKD.

Thứ tư, chú trọng hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc kê khai, nộp thuế TNDN của các doanh nghiêp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI.

Cần nâng cao chất lượng và số lượng của đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra để có thể tiến hành thanh tra kiểm tra thường xuyên các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nước ngoài. Tránh tình trạng để doanh nghiệp hoạt động hai năm trở lên mà không tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế.

Thứ năm, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và thực hiện luân phiên,

luân chuyển đội ngũ cán bộ một cách thường xuyên.

Thực hiện tuyển dụng và đào tạo những cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, chính quy để tạo nguồn cho tương lai. Và phải rà soát lại đội ngũ cán bộ để có kế hoạch luân phiên, luân chuyển tránh tình trạng cán bộ chỉ biết và thông thạo một việc duy nhất.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn hà tĩnh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)