Quan điểm hoàn thiện quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn hà tĩnh (Trang 82 - 86)

2020

3.1.1. Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc

"Thu đúng, thu đủ" và phải đảm bảo nuôi dưỡng được nguồn thu.

Đây là vấn đề cần được ngành thuế Hà Tĩnh nói riêng và ngành thuế cả nước nói chung quan tâm hàng đầu. Hiện nay, vấn đề nuôi dưỡng nguồn thu cho tương lai cần được quan tâm và cần phải có kế hoạch, chiến lược rõ ràng để thực hiện được quan điểm này.

"Thu đúng, thu đủ" là biện pháp hàng đầu, tạo tiền đề cho việc nuôi dưỡng nguồn thu. Đồng thời, nó cũng là biện pháp cần thiết để tránh hiện tượng "lạm thu", gây ảnh hưởng xấu đến các vấn đề về mặt tâm lý trong xã hội và gây ra các hậu quả về kinh tế - xã hội không đáng có.

Nuôi dưỡng nguồn thu là một biện pháp cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và ổn định của đất nước cũng như của doanh nghiệp.

3.1.2. Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp phải gắn với cải cách hệ

thống thuế và quản lý thuế nói chung

Việc đổi mới quản lý thuế TNDN ở địa phương phải căn cứ vào hệ thống và những quy định về quản lý thuế trong điều kiện mới. Theo đó, việc quản lý thu thuế nói chung và đối với thuế TNDN nói riêng cần phải dựa trên hệ thống mới. Trên cơ sở đó, cần điều chỉnh bộ máy, cơ chế quản lý, quy trình - thủ tục, điều kiện kỹ thuật… cho phù hợp với hệ thống thuế mới.

một vấn đề cấp bách và được toàn xã hội quan tâm, việc cải cách hệ thống thuế và quản lý thuế theo hướng tiên tiến, hiện đại để bắt kịp với tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân cũng như nền kinh tế thế giới đang là rất cần thiết. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một phần quan trọng trong hệ thống thuế nên quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp bắt buộc phải gắn liền với cải cách hệ thống thuế và quản lý thuế nói chung. Nếu việc quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tách rời vời việc cải cách hệ thống thì sẽ dẫn đến hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ không đạt được hiệu quả theo yêu cầu quản lý thuế nói chung.

Hơn nữa, những cải cách hệ thống thuế hiện nay ngày càng tiến bộ và sát với tình hình phát triển của đất nước nên đã đem lại rất nhiều kết quả đáng khích lệ trong công tác quản lý thuế. Chính vì vậy, quản lý thuế TNDN muốn đạt được hiệu quả và kết quả cao nhất nhất thiết phải gắn liền với cải cách hệ thống thuế và quản lý thuế nói chung.

3.1.3. Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp phải được thực hiện

đồng bộ ở tất cả các khâu

Tăng cường quản lý thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng cần được tiến hành đồng bộ ở tất cả các khâu: Từ tổ chức bộ máy, cán bộ; phân cấp chức năng; cơ chế quản lý khu vực, quy trình, thủ tục quản lý thu thuế.

Trong thực tế, quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện qua nhiều công đoạn và nhiều khâu trong hệ thống thuế và thống nhất từ trung ương đến địa phương. Vì vậy, nếu chúng ta muốn nâng cao được chất lượng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp thì bắt buộc chúng ta phải thực hiện thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương.

Mặt khác, quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở nền tảng là các khâu trong quy trình quản lý từ việc ban hành chính sách

lý để đạt hiệu quả cao nhất đòi hỏi chúng ta phải thực hiện tốt ở tất cả các khâu trong quy trình quản lý. Vì chỉ cần một khâu trong quy trình không tốt sẽ khiến cho các khâu còn lại không thể thực hiện được hoặc là bị chệch hướng khi hoạt động.

Vì vậy, tính đồng bộ trong quản lý thuế TNDN ở đây dược hiểu chính là tính đồng loạt và thống nhất, không được bỏ sót bất kỳ một khâu nào của hệ thống, quy trình đồng thời phải thực hiện từ cấp trung ương đến địa phương.

Để đạt được tính đồng bộ trong quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp thì bộ máy quản lý thuế cần được đổi mới theo hướng tinh, gọn và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế. Xu hướng chung khi chuyển sang hệ thống thuế mới là việc tổ chức bộ máy hỗn hợp vừa theo chức năng, vừa theo đối tượng. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào tất cả các khâu trong quá trình quản lý.

Với việc đổi mới cơ chế quản lý như vậy đòi hỏi phải đổi mới căn bản đội ngũ cán bộ theo hướng tinh thông nghiệp vụ, giỏi về tin học, có đạo đức nghề nghiệp. Trên cơ sở tinh thông nghiệp vụ mới có thể hướng dẫn được cho đối tượng, phát hiện kịp thời những sai sót. Ngoài ra, cán bộ thuế cần phải tiếp cận được những công nghệ hiện đại mà trước hết là công nghệ thông tin.

Chuyển sang hệ thống thuế mới với cơ chế quản lý thu mới đòi hỏi phải đổi mới quy trình quản lý thu thuế ở tất cả các khâu: tuyên truyền, hỗ trợ; xử lý tờ khai và kế toán thuế, cưỡng chế thu nợ thuế, tra kiểm tra thuế.

3.1.4. Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở địa phương theo hướng

tuân thủ nghiêm pháp luật, chính sách của Nhà nước

Mục tiêu quản lý thuế là trên cơ sở thi hành đúng đắn chính sách thuế, tìm mọi biện pháp quản lý phù hợp nhằm phát huy khía cạnh tích cực của hệ thống thuế. Qua quản lý thu thuế có thể kiểm soát, hướng dẫn khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông, góp phần điều chỉnh những

điểm mất cân đối trong nền kinh tế. Để quản lý thu thuế một cách đúng đắn, hiệu quả cần phải quán triệt các yêu cầu sau:

Một là, phải nuôi dưỡng nguồn thu, không vì số thu trước mắt mà làm lụi tàn nguồn thu lâu dài. Các biện pháp thu thuế phải đảm bảo yêu cầu động viên nguồn thu đồng thời tạo điều kiện, tạo mối trường để SXKD phát triển.

Hai là, phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời đây là yêu cầu có tính nguyên tắc trong quản lý thuế. Có thu đúng mới đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật thuế, tạo cho mọi người tin tưởng vào hệ thống pháp luật. Đồng thời thu đủ, thu kịp thời mới đảm bảo yêu cầu của chi NSNN, phát huy tính tích cực của các sắc thuế, hạn chế chiếm dụng nguồn thu NSNN từ người nộp thuế.

Ba là, biện pháp quản lý thu thuế phải mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với tình hình SXKD ở từng cơ sở.

Bốn là, phải tối thiểu hóa các chi phí phát sinh do quá trình thực hiện các biện pháp quản lý từ phía người nộp thuế cũng như cơ quan thuế.

3.1.5. Đổi mới quản lý thuế thu nhập doanh nghiệptheo hướng hiện đại

Nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới, kinh tế đất nước ngày càng phát triển và đi lên. Vì vậy, số lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp ngày một rộng hơn, việc quản lý theo phương pháp truyền thống không thể đáp ứng được yêu cầu quản lý trong thời kỳ hội nhập. Vì vậy, hiện đại hóa quản lý thu thuế là một yêu cầu rất bức xúc, vừa mang tính cơ bản, lâu dài. Việc hiện đại hóa được thực hiện theo hướng tăng cường ứng dụng các công nghệ hiện đại vào quản lý như: công nghệ thông tin, công nghệ quản lý hiện đại (công nghệ mềm) vào tất cả các khâu của quản lý thu thuế: từ tổ chức bộ máy, cán bộ đến quy trình – thủ tục thu thuế.

Việc hiện đại hóa tổ chức bộ máy được thực hiện từ việc tổ chức các bộ phận, các khâu quản lý phải phù hợp với chương trình quản lý hiện đại; sử dụng trang thiết bị hiện đại hỗ trợ quản lý; yêu cầu đối với cán bộ trong việc trang bị kiến thức và sử dụng các quy trình, thiết bị hiện đại phục vụ đắc lực cho hoạt động quản lý thuế.

Trong quy trình quản lý thuế thì từ khâu tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng; Xử lý tờ khai, kế toán thuế; thanh tra, kiểm tra; quản lý thu nợ đều thực hiện tin hóa học ứng dụng công nghệ thông tin. Hình thức phổ biến và hiệu quả trong công việc hiện đại hóa các khâu của quy trình quản lý thu là: xây dựng cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin về thuế và các thông tin liên quan qua trang web và các mạng máy tính; phổ biến các mẫu, biểu qua mạng; kê khai thuế qua mạng; kiểm tra qua mạng…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn hà tĩnh (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)