Một số kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn hà tĩnh (Trang 105 - 114)

3.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên

3.2.8. Một số kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan

3.2.8.1. Bổ sung sửa đổi Luật Quản lý thuế

- Đề nghị bổ sung thêm chức năng điều tra hành chính về thuế để tăng thẩm quyền cho cơ quan thuế trong thực thi nhiệm vụ chống các hành vi tội phạm về thuế;

- Đề nghị sửa đổi về điều kiện gia hạn nộp thuế. Hiện nay, theo Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP chỉ quy định 4 trường hợp được gia hạn nộp thuế, chưa bao quát hết các trường hợp phát sinh thực tế hiện nay. Do đó, chưa tháo gỡ được những khó khăn trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan và phải do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, như: DN gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan như sản xuất kinh doanh thua lỗ lớn, doanh tu giảm đột biến, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp do thay đổi chính sách của các nước nhập khẩu; DN có khó khăn về tài chính nhưng cam kết trả nợ dần theo từng thời điểm; ...

- Sửa đổi các biện pháp cưỡng chế theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý thuế khi thực thi nhiệm vụ đạt hiệu quả cao hơn. Hiện tại, việc cưỡng chế thuế chỉ dừng lại ở việc phong toả tài khoản thông qua nắm bắt thông tin từ ngân hàng, thực tế chỉ thu được một số ít trường hợp. biện pháp cưỡng chế tiếp theo là kê biên, phát mãi tài sản không thực hiện được do đa số các trường hợp tài sản của doanh nghiệp đã bị cầm cố, thế chấp với ngân hàng. Các biện pháp tiếp theo như đình chỉ hoá đơn, thu hồi mã số thuế, thu hồi giấy phép khó triển khai được do không thực hiện được các biện pháp cưỡng chế trước đó theo quy định của Luật.

- Bổ sung thêm 1 điều quy định phân cấp cho Bộ Tài chính và cơ quan thuế được xem xét, cho phép doanh nghiệp nộp dần những khoản nợ thuế phù hợp vớ tình hình tài chính của DN, đảm bảo thu nợ thuế được khả thi cũng như đảm bảo đối xử công bằng đối với DN có ý thưc tuân thủ nghĩa vụ thuế nhưng gặp khó khăn tạm thời về tài chính.

3.2.8.2. Kiến nghị với bộ Tài chính, Tổng cục Thuế

- Tăng cường đào tạo đội ngũ CBCC đặc biệt là cán bộ làm công tác thanh tra, kểm tra, chuyển đổi kịp thời cho các cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ đáp ứng đủ điều kiện sang ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính để đảm bảo yêu cầu của đoàn thanh tra, kiểm tra nội bộ theo quy định.

- Đề nghị nâng cấp hạ tầng truyền thông từ Cục Thuế đến các chi cục thuế huyện; triển khai đồng bộ các ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế cho các Cục Thuế, Chi cục Thuế.

- Hoàn thiện chính sách lương, thưởng và điều kiện, môi trường làm việc đối với công chức thuế: Con người là yếu tố quyết định sự thành công, tuy nhiên, công chức thuế, trong tình trạng chung, chưa được cải thiện thoả đáng về thu nhập và điều kiện, môi trường làm việc cũng như các cơ hội phát triển nghề nghiệp còn chưa được khuyến khích thự sự thu hút nhân tài làm việc cho ngành thuế (bao gồm chính sách tuyển dụng, đề bạt, nâng lương...). Vì vậy, đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính cần sớm có chính sách lương, thưởng, điều kiện và môi trường làm việc phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công chức ngành thuế thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng Luật cán bộ, công chức đặc thù cho ngành tài chính nói chung và ngành thuế nói riêng : Ngành tài chính nói chung và ngành thuế nói riêng là những nghành nghề nhạy cảm với xã hội và dễ nảy sinh các vấn đề tham nhũng, cửa quyền… làm mât niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Vì vậy, Bộ tài chính và Tổng cục thuế cần có phương án xây dựng Luật cán bộ, công chức riêng cho ngành tài chính nói chung và ngành thuế nói riêng để đệ trình Quốc hội thông qua. Làm sao vừa để đảm bảo quyền lợi cho cán bộ nhưng cũng phải có tính răn de cao nhất đối với những cán bộ không làm tròn trách nhiệm và vi phạm kỷ luật của ngành.

- Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh ổn định, có chính sách thu hút đầu tư từ nhiều nguồn để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư, qua đó tạo nguồn thu bền vững và ổn định cho ngân sách địa phương.

- Chỉ đạo các Ban ngành phối kết hợp cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác thu ngân sách, xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan thuế và các các cơ quan khác: Tài chính, Kho bạc, Hải quan, Ngân hàng, Sở Kế hoạch - đầu tư, Sở Tài nguyên môi trường...

- Chỉ đạo các Ban, ngành triển đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý; xây dựng và ban hành quy chế khai thác cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các Ban, ngành nhằm phục vụ tốt cho việc cung cấp thông tin về người nộp thuế.

- Thành lập ban chống thất thu riêng cho những địa phương có số thu

lớn như thành phố Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh… để đảm bảo quản lý chặt chẽ hai vùng kinh tế trọng điểm này.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng, có thể rút ra một số kết luận chính sau:

1. Thuế là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, và là công cụ

có tác động lớn nhất và hiệu quả nhất. Vì vậy, nếu quản lý thuế tốt sẽ làm tăng nguồn thu ngân sách, điều tiết thu nhập theo hướng công bằng và định hướng các doanh nghiệp hoạt động theo quỹ đạo chung của Nhà nước.

2. Kể từ sau khi tách khỏi tỉnh Nghệ An (năm 1991) đến nay, công tác

quản lý thuế nói chung, quản lý thuế TNDN trên địa bàn Hà Tĩnh đã có chuyển biến tích cực; ý thức của người nộp thuế trong việc kê khai, nộp thuế tự giác và kịp thời hơn, kết quả thu ngân sách chuyển biến tốt hơn. Đồng thời tác động toàn diện đối với cơ quan thuế từ tổ chức bộ máy, chức trách nhiệm vụ của cơ quan thế đến công tác quản lý thuế; quy định đơn giản, rõ ràng, minh bạch, nhằm nâng cao trách nhiệm, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế, tạo điều kiện cho người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế.

3. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý thuế TNDN tại

Hà Tĩnh hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế chính là: cơ cấu tổ chức quản lý còn cồng kềnh, kém hiệu quả; đội ngũ cán bộ thuế trình độ thấp, thậm chí một số xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp; quy trình - thủ tục quản lý thuế còn rườm rà, gây khó khăn cho người nộp thuế. Những hạn chế này đã làm cho Luật thuế chưa được tuân thủ nghiêm ngặt, tình trạng thất thu thuế, nợ đọng thuế còn phổ biến, ảnh hưởng lớn đến việc phát huy được tác dụng của công cụ thuế trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế và nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch thu Ngân sách Nhà nước.

4. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó là do: một số quy định của Luật thuế TNDN chưa kịp thời điều chỉnh nên chưa bao quát các hoạt động kinh tế mới phát sinh; thủ tục hành chính trong quản lý thuế còn nhiều phức tạp; vẫn còn một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp và người dân chưa có ý thức làm theo Luật; còn thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương đến công tác quản lý thuế trên địa bàn; do nhận thức của một số lãnh đạo, cán bộ quản lý thu thuế chưa thực sự quyết liệt; hệ thống quy trình nghiệp vụ còn đồ sộ, phức tạp, cơ cấu tổ chức hiện tại chưa phát huy hết những lợi ích của

mô hình tổ chức mới, Năng lực, trình độ của cán bộ thuế còn hạn chế...

5. Để khắc phục tình trạng trên, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý

thuế TNDN trên địa bàn, tỉnh cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu là: Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người nộp thuế về pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Hiện đại hóa công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp; Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối tượng chịu thuế và nộp thuế; Đẩy mạnh công tác đốc thu và quản lý nợ thuế; Đổi mới tổ chức và bộ máy quản lý thuế; Nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức đội ngũ cán bộ thuế...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trầm Thiện Ân (2004), “Giải pháp hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp

ở Việt Nam đến năm 2020 ”, Luận văn thạc sỹ , Trường Đại học kinh tế

thành phố Hồ Chí Minh.

2. Angghen (1962), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà nước,

Nxb sự thật Hà nội.

3. Nguyễn Thị Bất-Vũ Duy Hào (2002), Giáo trình quản lý thuế, Nxb thống kê.

4. Đỗ Hữu Bình, Bùi Anh Tuấn (2002), Kinh tế học quốc tế, Nxb Thống kê,

Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2005), Nhập môn thuế đại cương và lý thuyết thuế, Nxb

chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2006-2007), Luật quản lý thuế của Hungary

7. Bộ Tài chính (2006-2007), Luật thuế chung Croatia

8. Bộ tài chính (2007), Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18 tháng 7 năm

2007 về việc hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế về việc đăng ký thuế.

9. Bộ Tài chính (2010), Đổi mới Quản lý thuế 2010, Nxb Tài chính.

10. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ.

11. Bộ tài chính (2012), Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

12. Bộ tài chính (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.

13. Ngô Thế Chi, Trương Thị Thủy (2008), Giáo trình Kế toán tài chính,

NxbTài Chính.

14. Chính phủ (2008), Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

15. Chính phủ (2011), Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 về

việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

16. Chính phủ (2013), Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 quy định

chi tiết thi hành một số điều cùa Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.

17. Chính phủ (2013), Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13/8/2013 quy định

chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.

18. Chương trình hỗ trợ Châu Âu cho Việt Nam (2009), Các văn bản pháp

luật về thuế, Nxb Hà Nội, Hà Nội

19. Cục thuế Hà Tĩnh (2009), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2009.

20. Cục thuế Hà Tĩnh (2010), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2010.

21. Cục thuế Hà Tĩnh (2011), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2011.

22. Cục thuế Hà Tĩnh (2012), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2012.

23. Cục thuế Hà Tĩnh (2013), Báo cáo tổng kết công tác thuế 6 tháng đầu

24. Cục thuế Hà Tĩnh (2010), Kỷ yếu Cục thuế Hà Tĩnh.

25. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý

hành chính Nhà nước, Nxb Khoa học và kỹ thuật.

26. Hội tư vấn thuế Việt Nam (2010), Hướng dẫn kê khai, xác định chi phí, nộp

và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà thầu, Nxb. Tài chính

27. Mác – Angghen tuyển tập - tập 2 (1961), NXB Sự thật Hà nội.

28. Mai Đình Lâm (2006), “Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của Việt

Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế" , Luận văn thạc sỹ, Trường

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

29. Lênin toàn tập – tập 15 (1961), Nxb Sự thật Hà nội.

30. Nguyễn Thị Liên- Nguyễn Văn Hiệu (2008), Giáo trình Thuế, Nxb Tài chính.

31. Nguyễn Thị Liên (2007), “ Hoàn thiện chính sách thuế thu nhập góp phần

phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO”, Luận văn Thạc

sỹ , Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

32. Ngô Thắng Lợi (2008), Hoạch định phát triển kinh tế - Xã hội: Lý luận và

thực tiễn Việt Nam, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

33. Trần Thị Minh Phượng (2003), Tăng cường kiểm soát nguồn thu thuế TNDN, luận văn thạc sỹ.

34. Quốc hội (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11

35. Quốc hội (2008), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12.

36. Quốc hội (2013), Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

Thuế thu nhập doanh nghiệp trình UBTVQH tại phiên họp thứ 17 ngày 15/4/2013.

37. Quốc hội (2013), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thuế thu

nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13.

38. Thủ tướng chính phủ (2013), Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày

đoạn 2011 - 2020”.

39. Lê Quang Thuận (2013), Bài báo "Xu hướng cải cách thuế thu nhập doanh

nghiệp trên thế giới" , tạp chí Tài chính số 4/2013.

40. Trần Thị Ánh Tuyết (2010), “Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế thu nhập

doanh nghiệp ở Việt Nam (qua nghiên cứu thực tiễn Cục Thuế tỉnh Nghệ

An)”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế Quốc Dân.

41. Tổng cục thuế (2010), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức kế toán cho công chức

thuế, Nxb. Chính trị - Hành chính.

42. Tổng cục thuế (2011), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức kế toán nâng cao cho

cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế, Nxb. Chính trị - Hành chính.

43. Tổng cục Thuế (2010), Chiến lược hoàn thiện hệ thống chính sách thuế

giai đoạn 2011-2020.

44. Tổng cục Thuế (2010), Chiến lược phát triển ngành thuế giai đoạn

2010- 2015. 45. Các trang Website: www.hatinh.gov.vn www.tapchitaichinh.vn www.mof.gov.vn www.gdt.gov.vn/wps/portal/hatinh http://www.hatinh.gov.vn http://www.gdt.gov.vn http://www.nghean.gov.vn http://www.thanhhoa.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn hà tĩnh (Trang 105 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)