Quản lý lĩnh vực nợ và cưỡng chế nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn hà tĩnh (Trang 70 - 72)

2.2. Phân tích thực trạng hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại tỉnh

2.2.5. Quản lý lĩnh vực nợ và cưỡng chế nợ thuế

Từ ngày 01/7/2007 Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành, đồng thời ngành thuế chuyển sang mô hình quản lý theo chức năng, hệ thống quản lý nợ thuế chuyên trách được thành lập, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được chỉ đạo triệt để và tiến hành quyết liệt, đúng quy định của pháp luật.

Cục Thuế đã tổ chức tập huấn, triển khai công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo Luật Quản lý thuế, Quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế của Tổng cục thuế cho lãnh đạo các phòng, các chi cục và các cán bộ chuyên trách công tác quản lý nợ thuế.

Hàng tháng, bộ phận quản lý nợ thuế tiến hành rà soát, phân công cho từng cán bộ các khoản nợ mới phát sinh. Các cán bộ sau khi được phân công quản lý các khoản nợ mới phát sinh thực hiện phân loại, theo dõi đôn đốc thu nợ, đối chiếu để xác định chính xác cụ thể nợ đọng của từng doanh nghiệp. Các khoản nợ thuế đã được phân theo địa bàn giao cho từng cán bộ chịu trách nhiệm quản lý; gắn trách nhiệm thủ trưởng cơ quan thuế, bộ phận quản lý nợ, cán bộ thuế đối với các khoản nợ thuế có khả năng thu; xử phạt đối với các khoản nợ thuế quá hạn.

Lãnh đạo Cục thuế đã chỉ đạo thực hiện kiên quyết các biện pháp cưỡng chế, thu hồi nợ đọng đối với các khoản nợ khó đòi, chây ỳ; đôn đốc và kịp thời thu những khoản nợ mới phát sinh; tập trung xử lý nợ thuế đối với các truờng hợp nghỉ, bỏ kinh doanh, giải thể, phá sản...

Hiện nay, Cục thuế Hà Tĩnh đã triển khai thành công và đưa vào sử dụng ứng dụng Quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp cho Văn phòng Cục và 12 chi cục. Đây là một việc làm rất thiết thực, giúp nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế vì nó đảm bảo tính chính xác về mặt số liệu, cũng như đảm bảo tính công bằng, khách quan khi tính các khoản tiền phạt nộp chậm khi các doanh nghiệp chậm nộp tiền thuế.

Bảng 2.12. Tình hình nợ thuế TNDN từ 2009-2012

Năm

Tổng số tiền nợ

(tỷ đồng)

Nợ khó thu Nợ chờ xử lý Nợ có khả năng thu Số tiền(tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền(tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2009 4,70 0,90 19,14 0,48 10,21 3,32 70,65 2010 5,70 0,70 12,28 0,50 8,77 4,50 78,95 2011 12,00 0,89 7,41 0,67 5,58 10,44 87,01 2012 19,70 0,74 3,75 0,68 3,45 18,28 92,8 Nguồn: Cục Thuế Hà Tĩnh

Qua phân tích bảng 2.12 ta thấy, tổng số nợ thuế TNDN từ năm 2009 đến năm 2012 năm sau đều cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2009: 4,7 tỷ; năm 2010: 5,7 tỷ; năm 2011: 12 tỷ; năm 2012: 19,7 tỷ như vậy kể từ năm 2009 đến năm 2012 số nợ thuế thu nhập doanh nghiệp đã tăng lên 4,2 lần. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng của các khoản nợ, ta thấy nợ có khả năng thu là cao nhất, tiếp đến là nợ chờ xử lý, nợ khó thu chiếm tỷ trọng thấp nhất. Tỷ trọng nợ khó thu có xu hướng ngày càng giảm xuống từ 19,14% năm 2009 giảm xuống còn 3,75% năm 2012 . Điều đó chứng tỏ công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã có nhiều cố gắng để không làm tăng nợ khó thu.

Nguyên nhân nợ mới phát sinh tăng lên là do khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; do thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP; Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ; Nghị quyết số 29/NQ-QH của Quốc hội về những giải pháp chủ yếu điều hành kinh tế - xã hội và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường của Chính phủ như miễm, giảm, gia hạn thuế TNDN, thuế GTGT của Chính phủ nhằm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, vì vậy công tác thu nợ chưa thực sự quyết liệt.

Nhìn chung, công tác quản lý thu nợ trong nững năm qua đã đạt được những kết quả đáng kể, đã phân tích, phân loại chi tiết được từng khoản nợ, lịch sử nợ thuế theo từng đối tượng nộp thuế và đã có những giải pháp cụ thể để làm giảm tình trạng nợ thuế cũng như xử lý những khoản nợ không có khả năng thu từ đó làm giảm bớt tình trạng nợ thuế dây dưa kéo dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn hà tĩnh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)