Khái quát sự phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn hà tĩnh (Trang 50 - 55)

2.1.1. Quy môvà cơ cấu doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh

2.1.1. 1. Quy mô doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh

Từ khi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 có hiệu lực thi hành thay thế Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 09/2003/QH11 (năm 2009) đến nay, doanh nghiệp trên địa bàn Tĩnh tăng nhanh cả về số lượng và qui mô. (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1. Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh giai đoạn 2009 - 2012

Chỉ tiêu Năm Số lƣợng Quy mô Số lƣợng doanh nghiệp ( DN) % Tăng so với năm trƣớc (%) Quy mô vốn

(Tỷ đồng) với năm trƣớc % Tăng so

(%) 2009 1.557 105 2.321 115 2010 1.790 115 20.274 874 2011 2.327 130 80.157 395 2012 3.281 141 113.447 142 Nguồn: Cục thuế Hà Tĩnh

Qua bảng 2.1 ta có thể dễ dàng nhận thấy, trên địa bàn Hà Tĩnh từ năm 2009 đến năm 2012 số lượng và quy mô doanh nghiệp đã đạt mức tăng trưởng đột biến qua các năm. Đặc biệt là về quy mô vốn, tốc độ tăng trưởng lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng về số lượng đoanh nghiệp , điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã phát triển về cả lượng và chất, đồng thời qua các năm tốc độ tăng trưởng cũng khá đồng đều, năm sau đều lớn hơn năm trước.

Biểu đồ 2.1. Số lƣợng doanh nghiệp từ năm 2009 đến năm 2012

Năm 2009, toàn tỉnh Hà Tĩnh chỉ có 1.557 doanh nghiệp, tổng số vốn kinh doanh khoảng 2.321 tỷ đồng. Nhưng đến 31/12/2012 đã có 3.281 doanh nghiệp ĐKKD với tổng số vốn kinh doanh là 113.447 tỷ đồng. Như vậy, từ năm 2009 đến năm 2012 quy mô vốn của doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng 4887,9% và số lượng doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng 210,7 %.

Tuy nhiên, trên địa bàn Hà Tĩnh doanh nghiệp phát triển không đồng đều giữa các khu vực, huyện thị trong tỉnh; các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở Thành phố Hà Tĩnh và Huyện Kỳ Anh. Đây hai trung tâm kinh tế lớn nhất và có tiềm năng nhất của tỉnh Hà Tĩnh hiện nay. Nguồn vốn đầu tư kinh doanh ở hai khu vực kinh tế trọng điểm này đã chiếm đến 95,21 % tổng lượng vốn đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh. Riêng địa bàn huyện Kỳ Anh, mặc dù số doanh nghiệp có trên địa bàn là 483 doanh nghiệp, chưa bằng một nửa so với số doanh nghiệp có trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Tuy nhiên, lượng vốn đầu tư kinh doanh ở đây lại xấp xỉ với địa bàn thành phố Hà Tĩnh, do ở đây tập trung hai khu kinh tế trọng điểm của tỉnh là: Cảng biển nước sâu Vũng Áng, Nhà mày nhiệt điện và khu kinh tế Fomusa do tập đoàn Fomusa (Đài Loan) đầu tư.

2.1.1. 2. Cơ cấu doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh

Theo số liệu thống kê, cơ cấu theo loại hình doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh tính đến 31/12/2012 như sau: 27 doanh nghiệp nhà nước, 69 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, 1.100 công ty trách nhiệm hữu hạn, 1.059 công ty cổ phần, 450 doanh nghiệp tư nhân, 1công ty hợp danh, 40 tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, 301 hợp tác xã, 234 loại hình DN khác (trường học, chi nhánh, văn phòng đại diện…)

Các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh tuy số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng sản xuất nhỏ lẻ chỉ tập trung vào những ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ là chính (chiếm đến 70% tổng số doanh nghiệp) và các doanh

nghiệp phân bố phân tán chứ không tập trung ở khu công nghiệp như ở các tỉnh, thành phố lớn. Ở hai địa bàn tập trung nhiều doanh nghiệp là thành phố Hà Tĩnh và huyện Kỳ Anh thì chỉ có huyện Kỳ Anh phát triển đồng điều về cá doanh nghiệp thương mại, sản xuất, xây dựng và dịch vu còn ở địa bàn thành phố chỉ tập trung chủ yếu là ngành thương mại, xây dựng và dịch vụ còn ngành sản xuất lại rất ít.

Chính vì vậy, cơ cấu loại hình doanh nghiệp và cơ cấu ngành nghề khá mất cân đối, Các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất còn ít, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm dùng cho phục vụ sản xuất và xuất khẩu chưa nhiều, chưa có sản phẩm mũi nhọn để chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh và cạnh tranh với tỉnh bạn.

Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đăng ký nhưng thực chất không kinh doanh hoặc kinh doanh không liên tục, số doanh nghiệp không kê khai nộp thuế lên tới 583 doanh nghiệp chiếm khoảng 17,8% tổng số doanh nghiệp có ĐKKD.

2.1.2. Một số kết quả kinh doanh chủ yếu

Hà Tĩnh xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông, nền kinh tế đi lên từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mặc dù đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hướng sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó tỉnh Hà tĩnh cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ thiên nhiên như lũ lụt hạn hán nên rất khó tránh khỏi những hạn chế trong việc phát triển doanh nghiệp của Tỉnh. Tuy nhiên xét về tổng thể kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ( Bảng 2.2) là rất đáng khích lệ.

Bảng 2.2. Tình hình hoạt động của DN giai đoạn 2009 - 2012

ĐVT: Tỷ đồng

TT

Chỉ tiêu

Năm Doanh thu Lợi nhuận Nộp Ngân sách Nợ phải thu Nợ phải trả

1 2 3 4 5 6 7 1 2009 11.010 329 356 6.991 8.579 2 2010 16.515 645 625 10.486 12.870 3 2011 21.469 839 812 13.632 16.731 4 2012 30.272 1.182 1.145 19.221 23.590 Nguồn: Cục thuế Hà Tĩnh

(Số liệu về DN đến thời điểm 31/12 theo Báo cáo Tài chính năm 2009, năm

2010, năm 2011, năm 2012)

Qua bảng 2.2 ta nhận thấy, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, cùng với sự tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp thì chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp cũng nâng lên một cách rõ rệt. Cụ thể là doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước đều tăng lên qua các năm, từ năm 2009 đến năm 2012 doanh thu của các doanh nghiệp tăng: 275%, lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng: 359% và nộp ngân sách nhà nước tăng: 322%.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được thì tình hình tài chính của các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, điều đó thể hiện ở nợ phải thu và nợ phải trả vẫn ở mức cao, năm 2012 tỷ lệ nợ phải thu cao hơn nợ phải trả đến 122,7%, chứng tỏ nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp dựa vào nguồn vốn vay như vậy nếu càng mở rộng hoạt động bằng nguồn vốn vay thì nguy cơ mất tính thanh khoản của các doanh nghiệp càng cao. Hơn nữa, nguồn vốn bị chiếm dụng của các doanh nghiệp cũng ở mức cao (19.221 tỷ đồng vào năm 2012) điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đổi mới trong chiến lược và tư duy hoạt động, đồng thời chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cũng phải có những biện pháp cụ thể để hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp của tỉnh.

Biểu đồ 2.3. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2009 đến năm 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn hà tĩnh (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)