Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn hà tĩnh (Trang 75 - 82)

2.3. Đánh giá chung

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Một là, công tác tổ chức bộ máy tuy đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn còn

nhiều hạn chế, cụ thể là:

Hiện nay, ngành thuế còn thiếu chức năng khởi tố, điều tra các vi phạm pháp luật về thuế nên rất khó khăn trong công tác chấn chỉnh những sai phạm của người nộp thuế. Ngoài việc xử lý vi phạm của người nộp thuế bằng phạt hành chính theo các khung chế tài đã định sẵn thì cơ quan thuế nếu muốn điều tra sâu hơn đều phải chuyển hồ sơ sang các cơ quan công an, tư pháp... mà không thể tiến hành trực tiếp nên rất dễ để lọt lưới các loại tội phạm về thuế.

Ngoài ra, việc phân bổ nguồn lực còn nhiều điểm chưa hợp lý: cán bộ tại các bộ phận thực hiện các chức năng quản lý thuế chính còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng trước yêu cầu quản lý thuế mới. Đặc biệt là số lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra (chiếm khoảng 20% trên tổng số công chức toàn ngành) do kinh tế ngày càng phát triển, số lượng người nộp thuế ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải tăng cường

việc giám sát, kiểm tra, thanh tra người nộp thuế. Bên cạnh đó, việc phân bố rải rác các đội thuế phường xã dẫn đến khó khăn cho việc áp dụng phương thức quản lý hiện đại.

Hai là, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền và hỗ

trợ người nộp thuế còn hạn chế; các hình thức tuyên truyền chưa phong phú, trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền, hỗ trợ chưa đầy đủ, cán bộ được bố trí làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ chưa được chú trọng về năng lực chuyên môn và kỹ năng phục vụ. Trong khi chính sách thuế thường xuyên thay đổi, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

Ba là, trong công tác kê khai kế toán thuế chưa được thực hiện kịp thời,

đặc biệt là việc rà soát mã số thuế của các doanh nghiệp. Vì vậy, đến nay vẫn còn tồn tại hiện tượng doanh nghiệp có ĐKKD và cấp mã số thuế nhưng không hoạt động; hoặc các doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng kinh doanh nhưng vẫn chưa đóng mã số thuế, dẫn đến số lượng mã số thuế trong hệ thống nhiều hơn số thực tế.

Bốn là, chất lượng công tác thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu công

tác quản lý thuế mới.

Công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế tại trụ sở người nộp thuế đã được chú trọng nhưng chất lượng chưa cao. Triển khai công tác kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế còn chậm, số lượng đơn vị được kiểm tra thực tế đạt tỷ lệ thấp so với số đợn vị quản lý; một số cuộc kiểm tra còn kéo dài nhưng chưa có lý do chính đáng tại hồ sơ, việc xử lý kết quả sau khi kết thúc kiểm tra còn chậm so với thời gian quy định; công tác xác định chứng cứ vi phạm chưa được củng cố đảm bảo tính pháp lý cao. Vì vậy hiệu quả của việc kiểm tra, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi. Từ đó việc phúc tra của nội bộ ngành hoặc thanh tra của các ngành khác phải kết

luận tăng thêm về vi phạm của doanh nghiệp có cùng thời kỳ kiểm tra thanh tra thuế từ đó làm giảm uy tín cuả lực lượng kiểm tra, thanh tra.

Năm là, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, nợ đọng thuế vẫn

còn nhiều, có xu hướng tăng và không đạt chỉ tiêu thu nợ phát sinh đã đề ra; xử phạt nộp chậm tiền thuế thực hiện chưa triệt để chưa áp dụng các biện pháp để cưỡng chế nợ thuế; việc phối hợp giữa các phòng, các Chi cục và các cơ quan có liên quan trong việc xử lý các hồ sơ miễn, giảm, khoanh, xoá nợ thuế,... chưa kịp thời đã làm tăng đáng kể số nợ đọng về thuế. Chưa xây dựng và áp dụng hệ thống các tiêu chí đánh giá rủi ro trong quản lý nợ để từ đó tập trung nhân lực vào quản lý thu nợ đối với những đối tượng có mức độ rủi ro lớn. Chưa thực hiện được kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan, tổ chức có liên quan để theo dõi tình trạng tài sản, nguồn vốn phục vụ cho công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Sáu là, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hoá trong quản

lý thuế chưa cao. Mặt khác, do chưa có mô hình Chính phủ chung nên việc kết nối, trao đổi thông tin còn khó khăn trong việc xây dựng cơ chế và ứng dụng công nghệ thông tin giữa các ngành. Trình độ, khả năng sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của doanh nghiệp còn thiếu sự thống nhất và không đồng đều dẫn đến khó khăn trong việc thu thập, khai thác thông tin, dữ liệu người nộp thuế.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân khách quan

Một là, một số quy định của Luật thuế TNDN chưa kịp thời điều chỉnh

nên chưa bao quát các hoạt động kinh tế mới phát sinh, như: bán hàng đa cấp, dịch vụ thương mại điện tử, cơ chế thuế điều chỉnh cho các tập đoàn kinh tế; quy định tỷ lệ khống chế chi phí được trừ đối với hoạt động quảng cáo; quy định thu nhập khác không thuộc diện ưu đãi thuế; quy định về ưu đãi đầu tư

đối với các dự án đầu tư mở rộng dưới hình thức lập cơ sở sản xuất kinh doanh mới nhưng không lập pháp nhân mới, chính sách ưu đãi thuế đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên, công nhân làm việc trong các khu công nghiệp và người có thu nhập thấp, quy định về chính sách thuế áp dụng đối với các tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

Các văn bản hướng dẫn có sự chồng chéo, không cụ thể, rõ ràng, chưa sát với thực tế nên công tác thu thuế xẩy ra tình trạng chồng chéo, trái thẩm quyền dẫn đến một số lợi dụng để trốn thuế, chiếm dụng tiền thuế. Ví dụ như: Luật thuế TNDN và Chế độ kế toán doanh nghiệp có rất nhiều điểm không trùng khớp với nhau, ví dụ như những khoán mục chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN, hay cách thức và thời điểm ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp... vì vậy gây khó khăn rất lớn cho cả người nộp thuế lẫn cơ quan thuế khi làm việc.

Hai là, thủ tục hành chính trong quản lý thuế còn nhiều phức tạp, làm

tăng chi phí, thời gian và công sức đối với người nộp thuế và ngay cả với cơ quan thuế. Ví dụ như: khi nhà nước có những chính sách hổ trợ doanh nghiệp như miễn, giảm, gia hạn thuế TNDN thì ngoài việc kê khai trên tờ khai chính, doanh nghiệp phải làm kèm theo vài mẫu phụ lục, mà những mẫu này không có trong hệ thống hỗ trợ kê khai nên doanh nghiệp phải làm riêng và phải mất công đến cơ quan thuế để nộp những mẫu phụ lục đi kèm. Còn cơ quan thuế thì phải mất công kiểm tra và rà soát lại những mẫu phụ lục đi kèm mà người nộp thuế đã nộp thì mời có thể cho doanh nghiệp áp dụng những chính sách hỗ trợ đó.

Ba là, Luật Doanh nghiệp không quy định những điều kiện ràng buộc về

lý lịch người sáng lập hoặc điều hành doanh nghiệp, không quy định cụ thể số lượng doanh nghiệp hoặc số người được tham gia với tư cách là thành viên sáng lập hoặc người điều hành; không quy định cụ thể việc thẩm định vốn

kinh doanh, địa điểm kinh doanh... nên việc quản lý doanh nghiệp sau khi thành lập cũng đang bị buông lỏng. Sở Kế hoạch và Đầu tư thực chất mới chỉ thực hiện việc cấp ĐKKD nhưng chưa quản lý được doanh nghiệp sau khi thành lập. Nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động nhưng các cơ quan quản lý không nắm được, gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý thuế.

Bốn là, việc thanh toán không dùng tiền mặt về bản chất là tốt, nhưng do

quản lý kém, cộng thêm nhận thức của người dân chưa đầy đủ đã dẫn đến nhiều tiêu cực trong thanh toán, như: mua hàng không lấy hoá đơn, hoá đơn khống, khai tăng chi phí,... gây khó khăn cho công tác quản lý thuế.

Năm là, vẫn còn một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp và người dân

chưa có ý thức làm theo Luật, tuân thủ luật một cách tự nguyện dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật nói chung và Luật thuế nói riêng do thiếu hiểu biết hoặc cố ý không tuân thủ đúng pháp luật..

Sáu là, còn thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương đến công tác

quản lý thuế trên địa bàn. Một số ban ngành liên quan như Công an, Viện kiểm sát,... ở một số địa phương thiếu sự phối hợp với cơ quan thuế nên khả năng thực thi luật thuế chưa nghiêm.

b) Nguyên nhân chủ quan

Một là, do nhận thức của một số lãnh đạo, cán bộ quản lý thu thuế chưa

thực sự quyết liệt, bởi họ cho rằng thuế TNDN chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu ngân sách, nên việc thất thu thuế ở lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng không lớn đến nguồn thu. Đây là nhận thức sai lầm của một bộ phận lãnh đạo và cán bộ quản lý thuế.

Công tác chỉ đạo việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ và biện pháp quản lý thuế chưa thật nghiêm túc. Các Chi cục Thuế chưa chủ động trong quản lý thu thuế, chưa tham mưu tích cực cho chính quyền các cấp và chưa phối hợp tích cực để cùng chỉ đạo làm tốt quản lý thu trên địa bàn.

Hai là, hệ thống quy trình nghiệp vụ còn đồ sộ, phúc tạp, các thao tác chủ yếu thủ công, năng suất lao động thấp làm mất nhiều nguồn lực của ngành thuế. Hệ thống công nghệ thông tin hiện tại còn nhiều hạn chế như các ứng dụng quản lý thuế thiếu tính tích hợp cả về quy trình, công nghệ và khả năng tự động hoá do quá trình phát triển nhiều giai đoạn, hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán tại cơ quan thuế các cấp.

Ba là, cơ cấu tổ chức hiện tại chưa phát huy hết những lợi ích của mô

hình tổ chức mới và còn những hạn chế như: lượng phân bổ số lượng cán bộ vào các chức năng chưa phù hợp; thiếu sự gắn kết, tập trung trong việc tổ chức hoạt động quản lý thuế giữa các cấp; vai trò của Cục Thuế trong việc giám sát và quản lý hoạt động của cơ quan thuế cấp chi cục còn hạn chế; và thiếu nguồn nhân lực là chuyên gia hầu hết trong các lĩnh vực quản lý thuế.

Bốn là, Năng lực, trình độ của cán bộ thuế còn hạn chế và phương pháp

làm việc chưa khoa học, hiện đại, thiếu tính chuyên nghiệp là cản trở lớn nhất đối với khả năng cải thiện hiệu quả hoạt động của ngành thuế. Sự cạnh tranh của khu vực khu vực tư nhân, khu vực đầu tư nước ngoài thu hút nguồn lực có chất lượng từ ngành thuế chuển sang, đồng thời với chính sách quản lý nhân lực của ngành còn nhiều bất cập sẽ tiếp tục hạn chế khả năng nâng cao năng lực của ngành thuế. Việc đào tạo cán bộ thuế còn thiếu chiến lược dài hạn để hình thành đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có kỹ năng quản lý tiên tiến và có trình độ chuyên môn hoá cao dẫn đến quá trình đào tạo manh mún, kém hiệu quả.

Số công chức hiện đang bố trí và sử dụng tại Chi cục thuế đã lớn tuổi, không đủ sức khoẻ và kết quả công tác không đáp ứng được yêu cầu thực hiện Luật Quản lý thuế do năng lực, trình độ (số này chủ yếu đã là bộ đội, thanh niên xung phong đang được bố trí sử dụng tại cấp Chi cục thuế, có công lao trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước không có khả năng cập nhật, đào tạo bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ)

Một số cán bộ lãnh đạo còn yếu về kiến thức quản lý kinh tế, quản lý vĩ mô do đó cách chỉ đạo điều hành công tác quản lý thuế chưa đạt hiệu quả cao.

Vẫn còn tồn tại một bộ phận cán bộ quản lý, giải quyết công việc theo kinh nghiệm mang tính chất công quyền, chưa thực sự tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi nhà nước với quyền lợi của người nộp thuế. Chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của người nộp thuế.

Năm là, việc chuyển đổi từ cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới

(tự khai, tự nộp) đòi hỏi thay đổi phương thức quản lý, trình độ quản lý và sự chuẩn bị về nhiều mặt như tái cấu trúc lại tổ chức, thay đổi quy trình nghiệp vụ, kỹ năng quản lý... nhưng trên thực tế vẫn còn một nhóm cán bộ không sẵn sàng, thậm chí cản trở do vấn đề về xung đột lợi ích cả nhân hoặc tư tưởng bảo thủ, không chịu trau dồi kiến thức, ngại thay đổi thói quen làm việc... Một bộ phận công chức thuế (chủ yếu tập trung cấp Chi cục) không theo kịp yêu cầu cải cách hiện đại hoá, năng lực trình độ yếu nhưng không tự nguyện thôi việc; một số ít cán bộ không chịu rèn luyện, vi phạm đạo đức công chức thuế, ảnh hưởng đến hình ảnh ngành thuế.

Sáu là, các chức năng của cơ quan quản lý thuế như: thanh tra, kiểm tra,

thu nợ và cưỡng chế còn nhiều hạn chế, hiệu lực, hiệu quả chưa cao do thiếu cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế, các kỹ thuật, biện pháp thanh tra, kiểm tra còn yếu, kế hoạch, chương trình thanh tra, kiểm tra còn thiếu tập trung vào nhóm người nộp thuế, lĩnh vực, địa bàn có rủi ro cao, đội ngũ cán bộ thanh tra chưa đảm bảo yêu cầu cả số lượng và chất lượng; hiệu lực cưỡng chế còn thấp do thiếu sự phối hợp giữa các ngành và chính quyền địa phương.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn hà tĩnh (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)