6. Bố cục của Luận văn
2.3.2. Những hạn chế
Công tác quản lý chi đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Hoa Lƣ ngày càng đƣợc hoàn thiện và đã có những tiến bộ rõ rệt nhƣng vẫn chƣa thực sự chặt chẽ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế, do còn tồn tại ở hầu hết các khâu trong quá trình quản lý chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN.
2.3.2.1. Bộ máy quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Hạn chế trong tổ chức bộ máy quản lý chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN: Bộ máy quản lý chi ngân sách ở cấp huyện có thể nói chủ yếu là bộ máy của cơ quan tài chính, KBNN huyện và các Ban quản lý dự án (Chủ đầu tƣ). Trong thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế sau:
- Bộ máy nhân sự ở Phòng tài chính - Kế hoạch huyện quá mỏng (cả phòng chỉ có 9 cán bộ), trong khi đó chƣa bố trí đƣợc một cán bộ chuyên quản về cấp phát chi đầu tƣ XDCB và thẩm tra quyết toán.
- Chủ đầu tƣ, Ban quản lý dự án chƣa đƣợc tiêu chuẩn hoá, các Ban quản lý dự án ở huyện đều là kiêm nhiệm, chƣa mang tính chuyên nghiệp nên rất lúng túng trong thủ tục đầu tƣ và xây dựng, gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoàn thiện thủ tục tạm ứng, thanh toán, quyết toán công trình. Ảnh hƣởng đến việc đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ chống thất thoát, lãng phí các công trình. Mô hình Ban quản lý dự án hiện nay vẫn còn mang nặng tính bao cấp, chƣa có cơ chế khuyến khích lợi ích vật chất để cho tổ chức này hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.
2.3.2.2. Về kế hoạch
Kế hoạch VĐT XDCB vẫn còn phải điều chỉnh trong năm gây khó khăn cho việc theo dõi, quản lý, cấp phát thanh toán vốn, làm giảm tính pháp lý của kế hoạch dẫn đến sự không nghiêm túc của các Chủ đầu tƣ trong việc thực hiện kế hoạch. Nhiều dự án chƣa đủ điều kiện ghi kế hoạch vốn theo quy chế quản lý đầu tƣ XDCB vẫn đƣợc ghi vào kế hoạch, nhiều dự án kế hoạch vốn hàng năm bố trí không phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.
2.3.2.3. Cấp phát và thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồnNSNN
Những tồn tại trong khâu kiểm soát, thanh toán VĐT: Việc triển khai thực hiện dự án đầu tƣ vẫn rất chậm và thƣờng thực hiện vào cuối năm kế hoạch dẫn đến việc ứ đọng vốn ở cơ quan cấp phát thanh toán và tập trung
vào thanh toán ở những tháng cuối của năm gây khó khăn cho cơ quan thanh toán trong việc kiểm soát thanh toán VĐT XDCB. Công tác cấp phát, thanh toán VĐT XDCB vẫn chƣa đƣợc kịp thời và dứt điểm trong năm kế hoạch (thƣờng phải kéo dài thời hạn thanh toán sang quý I của năm sau).
Thực tế tại Hoa Lƣ trong những năm vừa qua chủ yếu chỉ mới kiểm tra sự đầy đủ tính hợp lý của hồ sơ, thấy đủ điều kiện là giải quyết cho thanh toán. Còn việc kiểm tra dự toán hầu nhƣ là chƣa thực hiện đƣợc. Cho đến nay trong các báo cáo của KBNN huyện chƣa thấy có số liệu nào cho thấy kết quả của việc kiểm tra dự toán. Chƣa chỉ ra đƣợc những thiếu sót trong khâu lập dự toán, việc áp dụng định mức đơn giá, cũng nhƣ phát hiện lỗi số học.
2.3.2.4. Công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Những tồn tại trong khâu quyết toán VĐT: Công tác quyết toán VĐT XDCB hoàn thành ở huyện Hoa Lƣ còn có những hạn chế cơ bản sau:
- Quyết toán VĐT nói chung và ở Hoa Lƣ thời gian vừa qua thƣờng rất chậm so với quy định. Hầu hết các dự án hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng có thời gian quyết toán chậm nhiều tháng, thậm chí nhiều công trình, dự án chậm nhiều năm nhƣng vẫn chƣa đƣợc Chủ đầu tƣ lập báo cáo quyết toán hoàn thành gửi cơ quan thẩm tra.
- Chƣa có chế tài để buộc các Nhà thầu, Chủ đầu tƣ phải quyết toán đúng giá trị khối lƣợng. Nhà thầu cố tình đƣa tăng giá trị quyết toán lên, Chủ đầu tƣ, cơ quan thẩm tra quyết toán, cơ quan kiểm toán, thanh tra phát hiện ra thì chỉ bị cắt giảm phần khai khống mà không bị xử phạt. Việc phát hiện ra sai phạm là hết sức khó khăn, nhƣng hiện nay chƣa có cơ chế xử phạt cụ thể, đồng thời khuyến khích lợi ích thoả đáng cho những ngƣời phát hiện, nên VĐT XDCB vẫn còn thất thoát, lãng phí.
- Không đủ cán bộ để làm công việc quyết toán VĐT XDCB. Theo phân cấp hiện nay thì UBND huyện phê duyệt quyết toán các công trình do
huyện quyết định đầu tƣ. Ở Hoa Lƣ hàng năm số lƣợng công trình cũng nhƣ giá trị quyết toán ngày một lớn. Tuy nhiên, số cán bộ làm công việc quyết toán lại ít và kiêm nhiệm. Do đó, khó có thể đảm đƣơng đƣợc khối lƣợng công việc này, dẫn đến nhiều khi thẩm tra một cách qua loa, hình thức. Chỉ căn cứ trên hồ sơ chứ chƣa kiểm tra khối lƣợng thực hiện thực tế, trở thành bình phong, hợp thức hoá cho việc quyết toán sai của Chủ đầu tƣ và Nhà thầu.
2.3.2.5. Các hạn chế khác
Hạn chế trong khâu kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng:
- Chƣa có cơ chế giám sát tình hình chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN đối với tất cả các chƣơng trình, dự án một cách toàn diện, thƣờng xuyên và có hệ thống. Các cơ quan kiểm tra, giám sát chồng chéo, trùng lắp trong chức năng quyền hạn và trách nhiệm. Còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nƣớc trong kiểm tra việc quản lý VĐT XDCB. Các quy trình kiểm tra, giám sát chƣa đƣợc xây dựng và ban hành một cách khoa học, đầy đủ, kịp thời. Trách nhiệm và quyền lợi cá nhân đối với ngƣời giám sát chƣa đƣợc thiết lập.
- Đã có cơ chế công khai trong quản lý sử dụng VĐT nhƣng hầu nhƣ chƣa thực hiện đƣợc nhƣ trong chi thƣờng xuyên. Cụ thể nhƣ phải công khai kế hoạch vốn phân bổ hàng năm cho từng dự án, công khai dự toán, quyết toán công trình nhằm tạo điều kiện nâng cao dân chủ, để toàn thể nhân dân tham gia giám sát quá trình chi NSNN cho các công trình, dự án đầu tƣ.