Kiến nghị đối với Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình chính trị (Trang 99 - 101)

6. Bố cục của Luận văn

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc

Về cơ chế chính sách cần có tính ổn định thống nhất: Hiện nay cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản nói chung và quản lý chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nƣớc nói riêng của chúng ta không có tính ổn định lâu dài, thƣờng xuyên thay đổi, đây là điều gây ra những khó khăn và bất cập cho những ngƣời làm công tác quản lý chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nƣớc. Khi các Nghị định của Chính phủ thay đổi kéo theo các Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Tài chính cũng phải thay đổi theo cho phù hợp. Vì vây, trong thời gian tới đề nghị Chính phủ xây dựng các Nghị định làm sao đƣợc ổn định lâu dài để các cấp chính quyền không bị lúng túng mỗi khi thay đổi các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn. Làm cho quá trình quản lý chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nƣớc đạt hiệu quả cao hơn.

Để quản lý tốt chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nƣớc thì một khâu quan trong là phải chọn tƣ vấn giám sát thi công tốt, đây là “những ngƣời cảnh sát canh giữ chống sự thất thoát, lãng phí trong quá trình chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nƣớc”. Tƣ vấn giám sát thi công phải đủ năng lực kinh nghiệm, phải đƣợc trang bị những thiết bị công cụ cần thiết phục vụ cho kiểm tra, nghiệm thu, từng công đoạn và họ phải

chịu trách nhiệm về vật chất khi phạm sai sót. Các công trình có tƣ vấn nƣớc ngoài giám sát là rất yên tâm bởi họ có đủ các trang thiết bị, lƣơng của họ cao, chẳng bên thi công nào đủ tiền mua chuộc đƣợc họ. Còn giám sát thi công của ta thì sao? Không đủ phƣơng tiện, lƣơng lại thấp, thì khó có thể nghiêm khắc với bên B. Để tƣ vấn giám sát thi công của ta làm đƣợc nhƣ nƣớc ngoài thì đề nghị Chính phủ “cần xem xét quy định lại chi phí giám sát” sao cho thích hợp, để họ không nhận “phong bì” của bên B mỗi khi nghiệm thu.

Thành lập Hội đồng độc lập trong thẩm định phê duyệt dự toán: Dự toán là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tƣ xây dựng công trình đƣợc tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công. Dự toán là căn cứ pháp lý cho việc chi trả thanh toán khi khối lƣợng công việc thực hiện hoàn thành, chính vì vậy nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, chất lƣợng dự toán của các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc ở Việt Nam hiện nay là đáng lo ngại, vẫn còn có những trƣờng hợp áp sai định mức đơn giá và nhiều những sai sót khác mà nguyên nhân chủ yếu nằm ở công tác thẩm định và phê duyệt dự toán. Theo quy định hiện nay, việc thẩm định và phê duyệt dự toán do các cơ quan quản lý nhà nƣớc tiến hành nhƣ ở Hoa Lƣ thì việc thẩm định do Phòng tài chính kế hoạch chủ trì và Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt dự toán dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Bên cạnh đó chƣa có một chế tài chặt chẽ về trách nhiệm đối với những sai phạm trong việc thẩm định và phê duyệt dự toán.

Để có thể nâng cao chất lƣợng công tác dự toán phục vụ một cách tốt nhất cho chi đầu tƣ xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc, Chính phủ nên nhanh chóng hình thành một Hội đồng độc lập trực thuộc Chính phủ có bộ máy từ trung ƣơng đến địa phƣơng để thực hiện nhiệm vụ thẩm định và phê duyệt dự toán. Với tổ chức này sẽ tránh đƣợc tình trạng đã nêu trên đó là “vừa đá bóng vừa thổi còi”, và với một đội ngũ chuyên sâu chỉ thực hiện

chuyên môn hoá mỗi công việc thẩm định và phê duyệt dự toán sẽ làm cho chất lƣợng dự toán đƣợc đảm bảo một cách tốt nhất. Bên cạnh đó phải có một chế tài rõ ràng trong việc thƣởng phạt đối với những ngƣời có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ thẩm định và phê duyệt dự toán.

Đề nghị Chính phủ xem xét tạo cơ chế để chính quyền địa phƣơng có thể đƣợc linh hoạt trong việc đƣợc điều chỉnh đơn giá trong đầu tƣ xây dựng cơ bản để các địa phƣơng có thể thích ứng nhanh mỗi khi có sự biến động lớn về giá cả trên thị trƣờng. Làm đƣợc điều này sẽ tăng tính chủ động của chính quyền địa phƣơng, tránh đƣợc việc các địa phƣơng ngồi chờ Chính phủ có những điều chỉnh mỗi khi có những biến động về giá, làm chậm tiến độ đầu tƣ xây dựng các công trình xây dựng cơ bản. Muốn vậy cũng cần phải có lộ trình nâng cao năng lực của chính quyền địa phƣơng trong việc xây dựng dựng các đơn giá trong đầu tƣ xây dựng cơ bản.

Đề nghị với Chính phủ xem xét không nên bố trí nguồn vốn dân góp bên cạnh vốn từ ngân sách nhà nƣớc. Mà nên bỏ nguồn này chỉ nên xây dựng dự toán từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc cấp. Bởi vì, tuy nguồn dân góp chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng mức đầu tƣ của công trình, dự án song đối với những ngƣời dân nghèo thì lại là một khoản tiền không nhỏ. Vì vây, công tác thu nộp nguồn vốn này trở nên hết sức khó khăn. Có nhiều nơi không thể thu đƣợc. Mặt khác, do việc chậm thu nguồn vốn từ dân góp hoặc không thu hồi đƣợc lại chính là một trong những nguyên nhân làm cho quá trình quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn chậm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình chính trị (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)