Cơ sở thực tiễnvề quảnlýnhânlực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành y tế hà tĩnh (Trang 41 - 45)

1.3.1. Kinh nghiệm ở quản lý nhân lực ở Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương

Cục Quản lý thị trường là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và

tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp, VSATTP và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật ở thị trường trong nước. Để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng này, Cục Quản lý thị trườngkhông thể thiếu được đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Vì thế, Lãnh đạo Cục rất quan tâm tới công tác quản lý nhân lực. Trên cơ sở các văn bản quản lý nhà nước cấp trên về lập quy hoạch phát triển nhân lực và dự báo nhu cầu nhân lực, Cục Quản lý thị trường đã xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực thông qua việc xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm để tuyển dụng, sử dụng đào tạo nhân lực cho ngành. Công tác thi tuyển được tổ chức kịp thời, đúng theo kế hoạch đề ra nên thu hút được nhiều đối tượng tham gia dự tuyển và chọn được nhiều người đủ tiêu chuẩn vào làm việc tại cơ quan.

Cục Quản lý thị trường rất quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Ngày 06 tháng 3 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 02/2015/TT-BNV quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức Quản lý thị trường. Bộ Nội vụ cũng đã có văn bản chấp thuận ủy quyền để Bộ Công Thương xây dựng và ban hành chương trình đào tạo bồi dưỡng theo tiêu chuẩn các ngạch công chức Quản lý thị trường. Trên cơ sở đó, Cục Quản lý thị trường đã phối hợp với các đơn vị có liên quan của Bộ Công Thương xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo các ngạch công chức Quản lý thị trường để phối hợp với Trường bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương mở các lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ theo tiêu chuẩn các ngạch công chức Quản lý thị trường. Nội dung các lớp đào tạo đa dạng, với cách giảng dạy nâng cao tính chủ động, sáng tạo của học viên, tăng cường trao đổi, tranh luận giữa học viên và giảng viên, giữa bài tập và lý thuyết. Cùng với việc giảng dạy lý thuyết, các học viên được tổ chức đi thực tế tại các địa phương,

các doanh nghiệp nhằm giúp họ nâng cao được kiến thức cả lý thuyết và thực tiễn. Giảng viên của các lớp đào tạo bao gồm cả cán bộ lâu năm trong Cục và các công tác viên hiện đang công tác tại các cơ quan khác. Hầu hết các giảng viên đều là những chuyên gia giỏi, có uy tín, giàu kinh nghiệm thực tế. Bên cạnh việc mở các lớp đào tạo tại cơ quan, Cục luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ học tập và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác quy hoạch, luân chuyển được tiến hành theo các quy định của cơ quan cấp trên và đáp ứng nhu cầu công việc. Đặc biệt công tác luân chuyển cán bộ được thực hiện thường xuyên, đảm bảo đúng quy trình, vị trí, việc làm góp phần vào việc kiểm tra, kiểm soát thị trường được công khai, minh bạch chống các dấu hiệu tham nhũng. Ngoài ra, Cục tiến hành bổ nhiệm được nhiều cán bộ trẻ đủ tiêu chuẩn vào các chức vụ lãnh đạo, khuyến khích cán bộ trẻ tích cực tham gia các công việc của

cơ quan. Hàng năm, Cục đều tiến hành

nghiêmtúckiểmtrahoạtđộngquảnlýnhânlựccủacácđơnvịtrongngành. Công tác đánh giá nhân lực được tổ chức hàng năm theo sự hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, làm căn cứ cho công tác quy hoạch, bổ nhiệm và đào tạo cán bộ.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý nhân lực

Từ kinh nghiệm về quản lý nhân lực của Cục Quản lý thị trường nói trên và tình hình quản lý nhân lực hành chính nói chung, tác giả có thể rút ra một số bài học về quản lý nhân lực như sau:

-Cần phải xác định nhu cầu nhân lực sát với tình hình thực tế. Để làm được điều đó cần phải xây dựng kếhoạch,quy hoạch nhân lực, lập được bản mô tả chi tiết các vị trí việc làm, kèm theo đó là nhu cầu về nhân lực tương ứngvới các vị trí đó. Để làm được điều này đòi hỏi sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo cơ quan, sự đóng góp của tất cả các đơn vị trong mỗi cơ quan.

- Cần có sự linh hoạt trong công tác tuyển dụng nhân lực, có như vậy mới tạo được nhiều cơ hội thuận lợi để tuyển chọn được đúng đối tượng vào

các vị trí việc làm phù hợp. Công tác tuyển dụng cần phải căn cứ vào các quy định của Nhà nước về tuyển dụng nhân lực, đồng thời phải lưu ý tới tính đặc thù của cơ quan để có thể đề xuất lên cấp trên cho phép tiến hành tuyển dụng theo cách thức phù hợp nhằm chọn được những đối tượng đáp ứng yêu cầu công tác thực tế của mình.

- Tăng cường vào công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo chuyên sâu về công việc chuyên môn. Đào tạo lý thuyết phải gắn liền với thực tế, giúp nhân lực có thể lĩnh hội kiến thức dễ dàng hơn và dễ tiếp cận với công việc. Nội dung đào tạo phải chuyên sâu, sát với thực tiễn và các giảng viên phải là những người có kinh nghiệm thực tiễn cũng như nắm vững lý thuyết.

- Tăng cường công tác đánh giá nhân lực. Kết quả đánh giá nhân lực gắn liền và là cơ sở để thực hiện các nội dung khác của quản lý nhân lực như quy hoạch, luân chuyển cán bộ và chế độ đãi ngộ cán bộ tạo động lực làm việc cho mỗi cá nhân.

Tóm lại, từ kinh nghiệm của các cơ quan, tổ chức cho thấy để xây dựng được đội ngũ nhân lực đảm bảo cả về số lượng và chất lượng cần phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp gắn với các nội dung của quản lý nhân lực như tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, quy hoạch và đánh giá nhân lực. Qua kinh nghiệm học hỏi từ các cơ quan nói trên, có thể học hỏi và lựa chọn giải phù hợp để tăng cường quản lý nhânlực thực hiện công tác bảo đảm VSTTP thuộc ngành Y tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành y tế hà tĩnh (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)