Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành y tế hà tĩnh (Trang 47)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm thực hiện nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu vấn đề quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế tại tỉnh Hà Tĩnh bao gồm nhân lực thực hiện

công tác bảo đảm VSATTP tại Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, 13 trung tâm YTDP huyện/thành phố/thị xã, 262 trạm Y tế xã/phường/thị trấn.

2.2.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu đánh giá thực trạng về nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP của ngành Y tế Hà Tĩnh trong giai đoạn 2012 - 2016 và đưa ra giải pháp để sở Y tế Hà Tĩnh quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP của ngành đến năm 2020.

2.3. Những phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đề tài

2.3.1. Phương pháp luận:

Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, nhân lực và phát triển nhân lực; Quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về nhân lực và quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Trên cơ sở tập hợp các tư liệu đã được công bố liên quan đến đề tài, đề tài kế thừa chọn lọc, phân tích và rút ra những nội dung cần được phát triển phù hợp với thực tiễn tại ngành Y tế Hà Tĩnh hiện nay để nâng cao chất lượng thực tiễn của đề tài.

2.3.3. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp:

Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp được sử dụng để thẩm định, giải quyết những vấn đề còn tranh cãi, chưa có sự thống nhất giữa các nhà khoa học. Phân tích và tổng hợp giúp ta tìm ra những lỗ hổng của các nghiên cứu trước, những lĩnh vực nào cần phải nghiên cứu hoặc chứng minh thêm.

Thông thường phân tích và tổng hợp là hai quá trình của một vấn đề, chúng không thể tách rời nhau mà hợp lại để bổ trợ cho nhau. Phân tích là giai

đoạn cần thiết của bất kì một quá trình nghiên cứu nào. Tổng hợp là việc xác định những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cũng như những quy luật tác động qua lại giữa các yếu tố tác động đến nguồn nhân lực. Tổng hợp có được nhờ những kết quả nghiên cứu phân tích, sau đó kết hợp chúng lại với nhau thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, thống nhất.

Áp dụng cả 02 phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp trong luận văn để xem xét xem có các nghiên cứu nào liên quan đến quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP đã được nghiên cứu, các nghiên cứu đó đã được thực hiện như thế nào, kết quả của các nghiên cứu là gì?... Phân tích, tổng hợp để phát hiện những “khoảng trống” trong các nghiên cứu trước, làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung của đề tài.

Trên cơ sở mối quan hệ biện chứng của các phương pháp nghiên cứu trong khoa học kinh tế - xã hội, luận văn phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản về quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh thông qua việc thực hiện các nội dung về quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế; phân tích và làm rõ các nội dung liên quan đến quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh…

Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp được thực hiện qua các bước sau: Tìm Kiếm nguồn tài liệu  Thu thập và xử lý số liệu  thực hiện phân tích tổng hợp

Bước 1: Tìm kiếm nguồn tài liệu

Đối với các số liệu thứ cấp, luận văn sử dụng năm nguồn số liệu chính đó là: hệ thống thư viện; số liệu từ các Bộ, ngành; số liệu từ các cơ quan, viện nghiên cứu; số liệu từ các buổi hội thảo khoa học và số liệu từ các website.

Hệ thống Thư viện: Thư viện quốc gia, thư viện của các trường Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Quốc Gia Hà Nội… để tìm kiếm các công trình có

liên quan đến đề tài nghiên cứu như: luận văn, luận án, các đề tài nghiên cứu, các bài báo trong và ngoài nước v.v...

Số liệu từ các Bộ, Ngành: Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Tổng cục Thống kê... để tìm kiếm các báo cáo có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: tìm kiếm các văn bản quy phạm pháp luật về nguồn nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP, chiến lược phát triển ngành Y tế, kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực Y tế…

Số liệu thống kê từ các cơ quan, viện nghiên cứu có liên quan đến nguồn nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP như: Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Tĩnh, Sở Nội vụ tỉnh Hà Tĩnh,... để tìm kiếm các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

Số liệu từ các website của các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực VSATTP ở Việt Nam như: Bộ Y tế (http://moh.gov.vn), Bộ Nội vụ (https://www.moha.gov.vn), Sở Y tế Hà Tĩnh (soyte.hatinh.gov.vn) và một số trang website khác để tìm kiếm các báo cáo, các số liệu thống kê liên quan đến quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế.

Bước 2: Thu thập và xử lý số liệu

Từ các nguồn tài liệu trên, sử dụng phương pháp tổng hợp tác giả thu thập được các số liệu gốc trong các nguồn tài liệu. Kết quả của quá trình xử lý là các số liệu, các bảng biểu phân tích và các biểu đồ được sử dụng trong đề tài nghiên cứu.

Bước 3: Thực hiện phân tích và tổng hợp

Từ các số liệu, các bảng biểu và biểu đồ đã được xử lý, đề tài tập trung phân tích thực trạng quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế tại tỉnh Hà Tĩnh, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong việc quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế trong giai đoạn hiện nay; trên cơ sở tổng hợp các kết quả phân tích, đánh giá

để đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế.

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi được thu thập sẽ được tổng hợp, phân tích, đánh giá nhằm đưa ra giải pháp nhằm cải thiện quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh. Tác giả sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu theo yêu cầu của mục đích và phương pháp nghiên cứu của để tài.

2.3.5. Phương pháp so sánh

Luận văn so sánh số liệu 5 năm (2012 – 2016): số tương đối, số tuyệt đối để thấy được số lượng lao động, độ tuổi, trình độ đào tạo, cơ cấu, … nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế tại tỉnh Hà Tĩnh. Sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, đồ thị để làm tăng thêm ta trực quan và sức thuyết phục của luận văn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

THUỘC NGÀNH Y TẾ HÀ TĨNH

3.1. Bô ̣ máy quản lý, thực tra ̣ng nhân lực và yêu cầu về nhân lực thực hiện

công tác bảo đảm vệsinh an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh

3.1.1. Bộ máy quản lý vàthực trạng nhân lực thực hiê ̣n công tác bảo đảm vê ̣ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh

3.1.1.1. Bộ máy quản lý nhân lực thực hiê ̣n công tác bảo đảm vê ̣ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế được quy định tại quyết định số 1884/2008 /QĐ-UBND ngày 08/7/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Vị trí, chức năng của Sở y tế Hà Tĩnh có những nét chính như sau: Sở Y tế Hà Tĩnh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Hà Tĩnh, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh Hà Tĩnh; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

Quy chế làm việc: Chế độ làm việc của Lãnh đạo Sở thực hiện theo Quy chế của Sở Y tế do Giám đốc Sở quyết định ban hành. Giám đốc và các Phó Giám đốc hoạt động theo nguyên tắc chế độ của thủ trưởng, với nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân trực tiếp phụ trách điều hành công việc theo chế độ thủ trưởng. Giúp lãnh đạo sở có các phòng chuyên môn sở, các đơn vị trực thuộc; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước lãnh đạo Sở mọi hoạt động của đơn vị mình; khi có vấn đề vượt thẩm quyền của đơn vị theo Quy chế hiện hành, xin ý kiến của lãnh đạo Sở để chỉ đạo giải quyết. Hàng ngày tại cơ quan văn phòng Sở phải có ít nhất 01 đồng

chí lãnh đạo Sở thường trực giải quyết công việc; nếu có vấn đề khó khăn phải thông báo cho Giám đốc hoặc Phó Giám giám đốc có liên quan khác bằng điện thoại để cùng nhau thống nhất giải quyết.

Các phòng, chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở:

- Văn phòng; - Phòng Thanh tra; - Phòng Tổ chức cán bộ; - Phòng Kế hoạch - Tài chính; - Phòng Nghiệp vụ y; - Phòng Nghiệp vụ dược. Chi cục trực thuộc Sở:

- Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở:

- Tuyến tỉnh:

+ Bệnh viện Đa khoa tỉnh; + Bệnh viện Y học cổ truyền; + Bệnh viện Phục hồi chức năng; + Bệnh viện Phổi;

+ Bệnh viện Tâm thần; + Bệnh viện Mắt;

+ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh;

+ Trung tâm Phòng, chống HIV/AISD;

+ Trung tâm Phòng, chống sốt rét - Ký sinh trùng, Côn trùng; + Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản;

+ Trung tâm Kiểm nghiệm dược - Mỹ phẩm; + Trung tâm Truyền thông- Giáo dục sức khỏe;

+ Trung tâm Giám định y khoa; + Trung tâm Da liễu;

- Tuyến huyện, thị xã, thành phố:

+ 12 Bệnh viện Đa khoa huyện, thị xã, thành phố;

+ 13 Trung tâm Y tế Dự phòng huyện, thị xã, thành phố (Trực thuộc UBND huyện)

+ 12 Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện, thị xã, thành phố (Trực thuộc UBND huyện)

+ 262 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn trực thuộc Trung tâm Y tế dự phòng huyện, thị xã, thành phố.

Biên chế:Biên chế của Sở Y tế do UBND tỉnh phân bổ hàng năm , trong

đó: Biên chế hành chính, bao gồm: lãnh đạo Sở, cán bộ, công chức các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, các chi cục trực thuộc Sở ; Biên chế sự nghiệp , bao gồm: viên chức và nhân viên làm việc tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.

Lĩnh vực VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh được tổ chức, phân công từ tuyến tỉnh đến tuyến xã gồm các cơ quan, đơn vị:

- Tuyến tỉnh: Sở Y tế (Phòng Nghiệp vụ Y, Thanh tra Sở), Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tuyến huyện: 13 Trung tâm Y tế dự phòng (Khoa ATVSTP) của 13 huyện, thành phố, thị xã.

- Tuyến xã: 262 Trạm Y tế (Chuyên trách) của 262 xã, phường, thị trấn. Theo tính chất quản lý, các cơ quan, đơn vị được hình thành 2 khối: Khối các đơn vị hành chính và khối các đơn vị sự nghiệp.Khối hành chính gồm có: Sở Y tế (phòng Nghiệp vụ Y, Thanh tra sở), Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; khối các đơn vị sự nghiệp gồm có: Trung tâm Y tế dự phòng huyện/thành phố, thị xã, Trạm Y tế.

Trách nhiệm trong quản lý VSATTP của ngành Y tế Hà Tĩnh

Theo Quyết định số 21/2017/QĐ-UBND ngày 15/5/2017 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phân công trách nhiệm quản lý ATTP trên địa bản tỉnh Hà Tĩnh thìSở Y tế là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về VSATTP; đầu mối thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP tỉnh, có nhiệm vụ:

- Tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn tỉnh; đầu mối tổng hợp, báo cáo tình hình VSATTP trên địa bàn tỉnh cho UBND tỉnh, Bộ Y tế. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về ATTP;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thanh tra liên ngành, kiểm tra, xử lý vi phạm về ATTP, các khiếu nại, các sự cố gây mất ATTP trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông và trong quá tình sử dụng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra tình hình VSATTP trên địa bàn tỉnh, tổ chức hoạt động phối hợp liên ngành trong quản lý về VSATTP, đặc biệt ở các khâu đan xen giữa các công đoạn của chuỗi thực phẩm;

Sở Y tế Chi cục An toàn

vệ sinh thực phẩm Khoa ATVSTP-Trung tâm

YTDP các huyện Trạm Y tế xã

Sơ đồ 3.1. Mạng lƣới về VSATTP trong ngành ytế Hà Tĩnh

- Chỉ đạo điều tra, xử lý, khắc phục sự cố khi có ngộ độc thực phẩm, dịch, bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn.

- Hàng năm chỉ đạo công tác sơ kết, tổng kết thi đua khen thưởng trong lĩnh vực VSATTP.

3.1.1.2. Thực trạng nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh

Quy mô nhân lực:

Từ năm 2012 đến năm 2013 thì nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế không thay đổi nhiều, chỉ tăng 01 biên chế (từ 338 người lên 339 người). Từ năm 2014 đến năm 2016, do sự phát triển, mở rộng của các khu kinh tế nên hình thành nhiều các cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc ngành quản lý. Do yêu cầu quản lý, triển khai các hoạt động bảo đảm VSATTP nên số nhân lực VSATTP được tăng lên 342 năm 2014 (tăng 03 người so với năm 2013, trong đó tuyển dụng mới thêm 05 người, nghỉ hưu 02 người) và 345 người năm 2015 (tăng 03 người so với năm 2014, trong đó tuyển dụng mới thêm 04 người, nghỉ hưu 01 người). Sang năm 2016, con số này vẫn giữ nguyên 345 người, cụ thể xem bảng 3.1.

Bảng 3.1. Nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh 2012-2016

Năm

Cơ quan Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016

Sở Y tế (Thanh tra, phòng nghiệp vụ y) 7 7 7 7 7

Chi cục ATVSTP 13 13 14 15 14

Khoa ATVSTP- Trung tâm YTDP 56 57 59 61 62

Trạm Y tế(chuyên trách VSATTP) 262 262 262 262 262 Tổng số nhân lực thực hiện công tác

bảo đảm VSATTP 338 339 342 345 345

Cơ cấu nhân lực:

- Nhân lực theo độ tuổi:Nhìn chung, nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh trong những năm qua đều được trẻ hóa, với nhân lực ở độ tuổi từ 41 trở xuống luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 65% mỗi năm) (xem bảng 3.2). Đó là do trong một số năm gần đây, Ngành Y tế, UBND tổ chức thi tuyển, xét tuyển và luân chuyển thêm các cán bộ, công chức, viên chức trẻ tuổi để bổ sung số người đến tuổi nghỉ hưu.

Bảng 3.2. Nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế theo nhóm tuổi năm 2012-2016

Năm Số nhân lực(ngƣời) 2012 2013 2014 2015 2016 1. Số nhân lực Tổng số 338 339 342 345 345 Dưới 30 tuổi 50 51 56 60 61 Từ 30 đến 40 179 179 182 180 188 Từ 41đến 50 78 78 75 77 69 Trên50 tuổi 31 31 29 28 27

2. Cơ cấu nhân lực %

Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 Dưới 30 tuổi 14,79 15.04 16.37 17.39 17.68 Từ 30 đến 40 52,96 52.80 53.22 52.17 54.49 Từ 40 đến 50 23,08 23.01 21.93 22.32 20 Trên 50 tuổi 9,17 9.15 8.48 8.12 7.83 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Sở Y tế Hà Tĩnh)

- Nhân lực theo giới tính: Do đặc thù chuyên ngành VSATTP luôn phải thường xuyên kiểm tra, giám sát thực tế tại các cơ sở nên tỷ lệ cán bộ là nam luôn cao hơn nữ và tỷ lệ này có xu hướng thay đổi theo hướng tăng lên (Xem bảng 3.3).

Bảng 3.3. Nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế theogiới tính năm 2012-2016

Năm

Tổng số (ngƣời) Chia ra Cơ cấu (%)

Nam Nữ Nam Nữ 2012 338 197 141 58.28 41.72 2013 339 198 141 58.41 41.59 2014 342 200 132 58.48 41.52 2015 345 207 138 60.00 40.00 2016 345 209 136 60.58 39.42 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Sở Y tế Hà Tĩnh)

Số liệu trên cho thấy trong các năm, tỉ lệ nam luôn chiếm trên 50% trong tổng số nhân lực, cao hơn tỷ lệ nữ khoảng gần 10%, riêng năm 2015, tỷ lệ nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành y tế hà tĩnh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)