4.2.4 .Giải pháp về đánhgiá nhânlực
4.2.5. Giải pháp về kiểm tra, giám sát
- Tăng cường hiệu lực của hoạt động kiểm tra , giám sát đối với việc thực hiện các chính sách về nhân lực y tế nói chung và lĩnh vực VSATTP nói riêng để kịp thời điều chỉnh , sửa đổi những bất cập trong chính sách hiện hành.
- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý nhân lực. Chuẩn hóa hệ thống thông tin quản lý để hỗ trợ công tác quản lý tài chính , nhân lực cũng như công tác lập kế hoạch phát triển , theo dõi, giám sát công tác tổ chức triển khai kế hoạch/chính sách phát triển nhân lực.
KẾT LUẬN
Nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định chất lượng hoạt động của mọi tổ chức, nhất là đối với các cơ quan hành chính Nhà nước. Là một tế bào trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước, với nhiệm vụ chính trị bảo đảm VSATTP trong tình hình mới ngày càng phức tạp, nặng nề, Ngành Y tế cần có một đội ngũ nhân lực đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng để có thể đảm đương tốt công việc của ngành về VSATTP. Điều này đòi hỏi công tác quản lý nhân lực của Ngành Y tế, đặc biệt đối với nhân lực của các đơn vị thuộc mạng lưới VSATTP phải có những biện pháp để nhằm thu hút và giữ chân được người tài, góp phần vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và sự phát triển của ngành.
Từ kết quả nghiên cứu đề tài “Quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh”, học viên rút ra một số kết luận sau:
Một là, quản lý nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước là sự tác động có mục đích, có tổ chức của người quản lý lên người lao động nhằmthực hiện mục tiêu chung của cơ quan, đơn vị. Quản lý nhân lực bao gồm các nội dung chủ yếu như: Xây dựng bộ máy quản lý, xác định nhu cầu, tuyển dụng và sử dụng, đào tạo và đánh giá nhân lực, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý. Quản lý nhân lực là một trong những công tác quan trọng nhất đối với việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước.
Hai là, Ngành Y tế là một ngành có chuyên môn với vị trí, chức năng đặc thù. Nhân lực là yếu tố cơ bản nhất quyết định sự thành công của ngành. Là một trong 3 ngành (Công thương, Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, Y tế) được UBND tỉnh Hà Tĩnh giao nhiệm vụ bảo đảm VSATTP, Ngành Y tế là một bộ phận quan trọng là bộ phận đầu mối, là cơ quan thường trực về
VSATTP của hệ thống bảo đảm VSATTP. Để ngành Y tế thực hiện được nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao cho thì công tác quản lý nhân lực cần phải đạt hiệu quả cao để xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng và đạt chất lượng cao.
Ba là, công tác quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP của Ngành Y tế Hà Tĩnh trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định như đã xác định nhu cầu nhân lực, tổ chức thi tuyển, xét tuyển công khai để tuyển dụng để bù đắp đủ số lượng nhân lực bị thiếu hụt do một lượng lớn các cán bộ lớn tuổi nghỉ hưu, tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tin học và ngoại ngữ, v.v.. Tuy nhiên, công tác quản lý nhân sự của cơ quan vẫn còn nhiều hạn chế do các nguyên chủ quan và khách quan như: kết quả xác định nhu cầu nhân lực chưa phản ánh toàn bộ nhu cầu thực tế về nhân lực của các đơn vị, công tác tuyển dụng chưa linh hoạt, công tác đào tạo chưa thật bài bản, công tác đánh giá vẫn còn mang tính chung chung chưa khuyến khích được sự nỗ lực phấn đấu của các cán bộ, công chức.
Bốn là, với nhiệm vụ chính trị ngày càng nặng nề, công tác bảo đảm VSATTP ngày càng phức tạp trong tình hình mới thì Ngành Y tế cần có một lực lượng nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP mạnh cả về số lượng và chất lượng. Để có được điều này đòi hỏi công tác quản lý nhân lực phải thực sự hiệu quả thông qua thực hiện đồng thời các giải pháp từ xác định nhu cầu nhân lực, tuyển dụng, đào tạo cho tới đánh giá cán bộ công chức.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, 2015. Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT- BNV ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và phòng Y tế thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Hà Nội.
2. Bùi Thị Như Hoa, 2013. Quản lý nhà nước về Phát triển nguồn nhân lực
trong ngành Du lịch tỉnh Quảng Bình. Luận văn Thạc sĩ quản lý hành chính công. Học viện Hànhchính.
3. Chính phủ, 2006. Nghị định 43/2006/NĐ-CPngày 25 tháng 4 năm 2006 củaChính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính,tổ chức bộ máy, nhân sự. Hà Nội.
4. Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, 2002. An toàn thực phẩm sức khỏe đời sống và kinh tế xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học.
5. Christian Batal, 2002. Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực Nhà nước. Hà Nội: Nhà Xuất bản Chính trị Quốcgia.
6. Chính phủ nước cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Nghị định
24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010. HàNội.
7. Chính phủ nước cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Nghị định
số 93/2010/NĐ-CPngày 31/8/2010. HàNội.
8. Đàm Viết Cường và cộng sự, 2010. Đổi mới quản lý điều hành nhà nước
đốivới hệ thống y tế theo định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển.
Hà Nội: Nhà xuất bản Y học.
9. Học viện Hành chính, 2012. Hành chính Nhà nước và công nghệ hành chính. Hà Nội: Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹthuật.
10. Học viện Hành chính, 2011. Nhân sự hành chính Nhà nước. Giáo trình Học viện Hànhchính.
11. Lê Minh Thông và Nguyễn Danh Châu, 2009. Kinh nghiệm công tác nhân
sự của một số nước”. Hà Nội: Nhà Xuất bản Chính trị Quốcgia.
12. Lê Thanh Hà, 2011. Quản trị nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản Trường Đại học Lao động – xãhội.
13. Lê Thị Hường, 2008. Nguồn lực con người – Yếu tố quyết định sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Tạp chí Lao động và Xã hội, số 329, trang 27-28.
14. Lê Thúy Hường, 2015.Nguồn nhân lực y tế vùng đồng bằng sông
Hồng.Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
15. Ngô Thị Xuân, 2015. Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên
địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế,
Trường Đại học Thương mại.
16. Nguyễn Duy Luật, 2006. Giáo trình quản lý tổ chức và chính sách y tế.
Hà Nội: Nhà xuất bản Y học.
17. Nguyễn Hoàng Thanh, 2011. Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế Quảng
Nam. Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
18. Nguyễn Hữu Dũng, 2009. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực hiện nay ở Việt Nam, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 353 trang 24-25.
19. Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2004. Giáo trình Quản trị nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
20. Nguyễn Thu Phương, 2014. Quản lý nhân lực tại Cokyvina. Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
21. Nhóm tác giả Trường cao đẳng y tế Hà Đông, 2011. Giáo trình Quản lý và tổ chức y tế. Hà Nội: NXB Thống kê.
22. Nhóm nghiên cứu Viện Chiến lược và chính sách y t ế, 2006. Quản lý nguồn nhân lực y tế trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đ ất nước. Đề tài nghiên cứu, Viện Chiến lược và chính sách y tế.
23. Nhóm nghiên cứu Đai học Y tế Công cộng, 2012. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác giáo d ục nhân lực y tế tại Việt Nam. Dự án nghiên cứu, Đại học Y tế Công cộng.
24. Phan Huy Đường, 2012. Giáo trìnhQuản lý Nhà nước về kinh tế. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia HàNội.
25. Phạm Ngọc Khái, 2011. Bài giảng Quản lý an toàn thực phẩm. Trường Đại học Y Thái Bình.
26. Phạm Đức Toàn, 2007. “Đổi mới công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực hành chính công”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 6, trang 22-26.
27. Quốc hội, 2010. Luật an toàn thực phẩm. Hà Nội 28. Quốc hội, 2008. Luật Cán bộ, công chức. Hà Nội 29. Quốc hội, 2010. Luật viên chức. Hà Nội.
30. Sở Y tế Hà Tĩnh, 2014. Quyết định số 553/QĐ-SYT về việc Quy định phân
cấp nhiệm vụ quản lý và tham gia quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong ngành Y tế. Hà Tĩnh.
31. Trần Thị Khúc, 2014. Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế. Học viện nông nghiệp Viêt Nam.
32. Trần Thị Thu và Vũ Hoàng Ngân, 2011. Quản lý nguồn nhân lực trong tổ
chức công. Giáo trình Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
33. Trần Anh Tuấn, 2007. “Về công tác đánh giá trong quản lý đội ngũ công chức”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 11, trang 20-24.
34. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, 2013. Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND của
UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.Hà Tĩnh.
35. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, 2016. Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 tại Hà Tĩnh.
36. Ứng Thị Thanh Nga, 2012. Quản lý Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành kế hoạch và đầu tư ở nước hiện nay. Luận văn thạc sĩ quản lý
hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, HàNội
37. Vĩnh Nguyên, 2007. “Nhân lực – Nhân tố hàng đầu của phát triển”, Tạp
chí Thương Mại, số 20, trang 2.
38. Viện Khoa học tổ chức Nhà nước, 2013. Những vấn đề cơ bản về hành chính nhà nước và chế độ công vụ, công chức. Hà Nội: Nhà Xuất bản Văn
hóa Thôngtin.
Website
39. Nguyễn Thanh Long, 2017. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo đảm an toàn thực phẩm. Tạp chí tuyên giáo
<http://www.tuyengiao.vn/Home/MagazineContent?ID=1921>
40. Thạch Thọ Mộc, 2013. Tiếp tục đổi mới công tác tuyển dụng và đánh giá
đội ngũ công chức ở nước hiện nay.<http://tuyencongchuc.vn/tin-tuc-
tong-hop/tiep-tuc-doi-moi-cong-tac-tuyen-dung-va-danh-gia-doi-ngu- cong-chuc-o-nuoc-ta-hien-nay/>
41. Trần Việt Nga, 2017. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm: thực trạng và giải pháp. <http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/174-7650-cong-tac-dam-bao- an-toan-thuc-pham--thuc-trang-va-giai-phap-.html>
PHỤ LỤC
Mẫu 01: Phiếu điều tra ý kiến đánh giá của công chức về công tác đào tạo cho cán bộ thực hiện công tác bảo đảm VSATTP của ngành Y tế Hà Tĩnh
Họ và tên:……… ……… Đơn vị:……… ………
Anh/ chị vui lòng cho biết ý kiến về suy nghĩ của mình đối với công tác đào tạo cho cán bộ thực hiện công tác bảo đảm VSATTP của ngành Y tế Hà Tĩnh theo mức độ từ thấp đến cao với tương ứng với thang điểm từ 1 đến 10 (Cho
điểm bằng cách khoanh tròn vào ô ghi điểm).
TT Nội dung câu
hỏi Mức độ đạt đƣợc
1 Quan tâm tới
công tác đào tạo
Rất ít quan
tâm
Ít quan tâm Bình
thường Quan tâm
Rất quan tâm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2 Mức độ chuyên sâu của các khóa đào tạo
Rất ít chuyên sâu Ít chuyên sâu Bình
thường chuyên sâu
Rất chuyên sâu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 3 Tác dụng của kiến thức đào tạo đối với công
việc đang làm Rất ít tác dụng Ít tác dụng Bình thường Tác dụng Rất tác dụng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 4 Sự phù hợp của nội dung đào tạo về trình độ chuyên môn Rất không phù hợp Không phù hợp Bình thường Phù hợp Rất phù hợp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
5
Sự gắn kết giữa lý luận đào tạo
với tình hình thực tế Rất không gắn kết Không gắn kết Bình thường Gắn kết Rất gắn kết 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 6 Cơ hội phát triển trong công
việc sau khi được đào tạo
Không có cơ hội gì Có ít cơ hội Bình
thường Cơ hội tốt
Cơ hội rất tốt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 7 Đánh giá tổng quan về công tác đào tạo Rất ít tác dụng Ít tác dụng Bình thường Tác dụng tốt Tác dụng rất tốt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Mẫu 02: Phiếu điều tra ý kiến về công tác đánh giá cán bộ thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh
Họ và tên:……… Đơn vị:………
Anh/ chị vui lòng cho biết ý kiến của mình về công tác đánh giá cán bộ bộ thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh theo mức độ hài lòng từ thấp đến cao tương ứng với thang điểm từ 1 đến 10
(Cho điểm bằng cách khoanh tròn vào ô ghi điểm)
TT Nội dung câu
hỏi Mức độ đạt đƣợc 1 Mức độ thường xuyên của công tác đánh giá cán bộ Rất không thường xuyên Không thường xuyên Bình thường Thường xuyên Rất thường xuyên 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2 Tính phù hợp, rõ ràng, dễ hiểu của các tiêu chí đánh giá Rất không phù hợp rõ ràng, dễ hiểu Không phù hợp rõ ràng, dễ hiểu Bình thường Phù hợp rõ ràng, dễ hiểu Rất phù hợp rõ ràng, dễ hiểu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 3 Tính khách quan và thiết thực của kết quả đánh giá Rất không khách quan Không khách quan Bình thường Khách quan Rất khách quan 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10