Thực trạng đàotạo và bồi dưỡngnhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành y tế hà tĩnh (Trang 67)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

3.2.3. Thực trạng đàotạo và bồi dưỡngnhân lực

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức là công việc có tính chiến lược của ngành Y tế Hà Tĩnh để xây dựng lực lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Ý thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo đối với sự phát triển chung của ngành và đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng cao về bảo đảm

VSATTP, hàng năm Ngành mở các lớp bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trong công tác VSATTP, cập nhật các văn bản, kiến thức về quản lý VSATTP. Năm 2015, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tập huấn được 10 lớp cho 300 học viên là cán bộ làm công tác VSATTP tuyến huyện và tuyến xã về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành VSATTP và giám sát ngộ độc cho. Năm 2016, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng đã tập huấn được 8 lớp cho 245 cán bộ về nghiệp vụ quản lý VSATTP.

Năm 2014, ngành đã cử 01lãnh đạo phòng Nghiệp vụ Y và 01 lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tham gia học cao cấp lý luận chính trị hành chính; cử 10 cán bộ thuộc các đơn vị, cơ quan thực hiện công tác bảo đảm VSATTP đi học quản lý nhà nước ngạch chuyên viên; cử 12 cán bộ tham gia lớp quản lý ATTP do Trường Đại học Y thái Bình phối hợp với Cục An toàn thực phẩm tổ chức; cử 02 cán bộ đi học liên thông từ Y sĩ lên bác sĩ Y học Dự phòng tại Đại học Y dược Huế. Năm 2015, ngành đã cử 01 lãnh đạo chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tham gia học lớp cao cấp chính trị hành chính; cử 6 cán bộ tham gia lớp quản lý nhà nước ngạnh chuyên viên; cử 6 cán bộ tham gia lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ thanh tra chuyên ngành VSATTP tại trường cán bộ thanh tra do Cục An toàn thực phẩm phối hợp với trường Cán bộ thanh tra tổ chức.

Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị luôn cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về điều tra, xử ngộ độc thực phẩm, giám sát mối nguy ATTP, lấy mẫu kiểm nghiệm, sử dụng các trang thiết bị test nhanh, v.v..do Cục an toàn thực phẩm, viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia tổ chức.

Để có thêm căn cứ nhận xét đánh giá về chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, học viên đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 50 người đang làm công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh (theo mẫu phiếu01).Các nội dung trong bảng hỏi lấy ý kiến sẽ lựa chọn để đánh giá theo

mức độ từ thấp tới cao (yếu, hơi yếu, trung bình, tốt và rất tốt) tương ứng với thang điểm từ 1 đến 10, cụ thể theo bảng 3.6.

Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về công tác đào tạo nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh theo 7 nội dung.

Bảng 3.6. Ý kiến đánh giá về công tác đào tạo nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh (*)

TT Nội dung Mức độ đánh giá Điểm bình quân Hơi yếu (3-4 điểm) Trung bình (5-6 điểm) Tốt (7-8 điểm) Số ý kiến Tỷ trọng % Số ý kiến Tỷ trọng % Số ý kiến Tỷ trọng %

1 Quan tâm tới công

tác đào tạo 0 6 12 44 88 7,32

2 Mức độ chuyên sâu

của các khóa đào tạo 0 15 30 35 70 6,8

3

Tác dụng của kiến thức đào tạo đối với công việc đang làm

0 35 70 15 30 6

4

Sự phù hợp của nội dung đào tạo về trình độ chuyên môn

0 31 62 19 38 6,14

5

Sự gắn kết giữa lý luận đào tạo với tình hình thực tế

20 40 22 44 8 16 5,02

6

Cơ hội phát triển trong công việc sau

khi được đào tạo 18 36 30 60 12 24 6,44

7

Đánh giá tổng quan

về công tác đào tạo 0 36 72 14 28 6,16

Trong 7 nội dung khảo sát có 5 nội dung chỉ có ý kiến đánh giá loại trung bình (5-6 điểm) và tốt (7-8 điểm), có 2 nội dung có thêm một số đánh giá hơi yếu (3-4 điểm). Tất cả đều không có ý kiến đánh giá nào là yếu (1-2 điểm) và rất tốt (9-10điểm). Về mức độ quan tâm tới công tác đào tạo, có tới 44 ý kiến (chiếm 88%) cho điểm 7-8, bình quân đạt 7,32 điểm (được loại tốt). Kết quả này là do trong những năm gần đây, Ngành Y tế rất quan tâm tới công tác đào tạo để bồi dưỡng, phát triển nhân lực, bù đắp lượng lớn những người có trình độ chuyên môn tốt đến tuổi về hưu.

Về mức độ chuyên sâu của các khóa đào tạo cũng được đánh giá tương đối cao, với 35 ý kiến cho điểm 7 và 8 (chiếm 70%) và 15 ý kiến cho điểm 5 và 6 (chiếm 30%), bình quân đạt 6,8 điểm (gần được loại tốt). Nội dung giảng dạy của các lớp đào tạo tương đối chuyên sâu, đi vào các lĩnh vực chuyên môn cụ thể như quản lý ATTP, thanh tra, điều tra giám sát NĐTP, sử dụng test nhanh, v.v..

Tác dụng của kiến thức đào tạo đối với công việc đang làm được đánh giá ở mức trung bình với 35 ý kiến (chiếm 70%) cho điểm 5 và 6; 15 ý kiến (chiếm 30%) cho điểm 7 và 8; điểm bình quân đạt 6 điểm (loại trung bình). Do phần lớn các kiến thức đào tạo VSATTP chuyên sâu, áp dụng nhiều quy chuẩn quốc tế nên và mang tính lý thuyết cao nên hiệu quả áp dụng kiến thức vào thực tế chưa cao.

Sự phù hợp của nội dung đào tạo về trình độ chuyên môn có 31 ý kiến (chiếm 62%) cho điểm 5 và 6, 19 ý kiến (chiếm 38%) cho điểm 7 và 8; bình quân đạt 6,14 điểm. Tiêu chí này được cho điểm bình quân ở mức khá vì có nhiều lớp học khác nhau với trình độ khác nhau, học viên được cử đi đều phải đáp ứng yêu cầu của ban tổ chức lớp học.

Sự gắn kết giữa lý luận đào tạo với tính hình thực tế có 20 ý kiến (chiếm 40%) cho điểm 3 và 4, 22 ý kiến (chiếm 44%) cho điểm 5 và 6; 8 ý

kiến (chiếm 16%) cho điểm 7 và 8; bình quân đạt 5,02 điểm (loại trung bình). Nội dung này được cho điểm không cao vì đối với việc quản lý VSATTP thì các quy định, quy chuẩn thường theo quốc tế, trong khi đó tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam chưa theo kịp các nước tiên tiến vì vậy giữa thực tế và lý thuyết có nhiều khác biệt, đặc biệt là ở Việt Nam có nhiều trường hợp đặc thù không thể áp dụng nguyên lý thuyết mà phải có sự linh hoạt trong thực hiện.

Về cơ hội phát triển công việc sau khi đào tạo, có 18 ý kiến (chiếm 36%) cho điểm 3 và 4; 30 ý kiến (chiếm 60%) cho điểm 5 và 6; 12 ý kiến (chiếm 24%) cho điểm 7 và 8; bình quân đạt 6,44 điểm. Các lớp học bồi dưỡng là các lớp ngắn ngày, do đó việc tham gia các lớp đào tạo chưa hẳn là sẽ có thêm cơ hội phát triển công việc.

Đối với đánh giá tổng quan về công tác đào tạo của nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh, có 36 ý kiến (chiếm 72%) cho điểm 5 và 6; 14 ý kiến (chiếm 28%) cho điểm 7 và 8. Điểm bình quân đạt 6,16 điểm (loại trung bình). Qua kết quả trên, có thể thấy ngành Y tế Hà Tĩnh đã có sự quan tâm tới công tác đào tạo nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP, nhưng kết quả vẫn còn hạn chế.

3.2.4. Thực trạng đánh giánhân lực

Hàng năm, các đơn vị, cơ quan tiến hành đánh giá công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị để gửi phòng tổ chức tổng hợp, trình Lãnh đạo làm căn cứ xét duyệt khen thưởng, kỷ luật. Quy trình đánh giá được tiến hành theo đúng hướng dẫn của phòng tổ chức, sở Nội vụ. Mỗi cá nhân sẽ tự nhận xét, đánh giá về kết quả công tác của bản thân trong năm cả về công tác chuyên môn cũng như các công tác khác, cả về phẩm chất cá nhân và cuối cùng là tự đánh giá mức độ hoàn thành công việc theo phiếu đánh giá, công chức, viên chức hàng năm với 4mức quy định: 1) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 2) hoàn thành tốt nhiệm vụ, 3) hoàn thành nhiệm vụ (đối với viên chức),

hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực (đối với cán bộ, công chức), 4) không hoàn thành nhiệmvụ. Kết quả tự nhận xét của mỗi cá nhân sẽ được ban Lãnh đạo của đơn vị xem xét đánh giá và đưara kết luận cuối cùng về kết quả công tác của ngườiđó. Kết quả cuối cùng này sẽ được tổng hợp và gửi cho sở Y tế để làm căn cứ cho việc xét duyệt khen thưởng. Cũng trong kênh thông tin thăm dò ý kiến của 50 cán bộ, công chức, viên chứcthực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh đã thiết kế phiếu 02 với 3 nội dung thu thập thông tin về đánh gía nhân lực. Các nội dung bảng hỏi cũng sẽ lựa chọn một trong những mức độ khác nhau tương ứng với thang điểm từ 1 đến 10.Kết quả thăm dò ý kiến theo các nội dung trên được hệ thống ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Ý kiến đánh giá về công tác đánh giá nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh (*)

TT Nội dung Mức độ đánh giá Điểm bình quân Hơi yếu (3-4 điểm) Trung bình (5-6 điểm) Tốt (7-8 điểm) Số ý kiến Tỷ trọng Số ý kiến Tỷ trọng Số ý kiến Tỷ trọng 1 Mức độ thường xuyên của công tác

đánh giá cán bộ 10 20 32 64 8 16 5,72 2 Tính phù hợp, rõ ràng, dễ hiểu của các tiêu chí đánh giá 5 10 30 60 15 30 6,05 3 Tính khách quan và thiết thực của kết quả đánh giá 10 20 29 58 11 22 5,48

(*) Chú ý: Không có nội dung nào có ý kiến đánh giá là rất yếu (1-2 điểm) và rất tốt (9-10 điểm)(Nguồn: Số liệu điều tra của học viên)

Ý kiến đánh giá theo cả ba tiêu chí đánh giá khá tập trung, từ 3-8 điểm. Cả 3 nội dung đều có số ý kiến đánh giá trung bình (cho điểm 5-6) là nhiềunhất nhất, chiếm tỷ trọng từ 58 đến 64%. Đối với nội dung thứ nhất và thứ ba, các ý kiến đánh giá hơi yếu (cho điểm 3-4) và đánh giá là tốt (cho điểm 7-8) tương đương nhau. Riêng nội dung thứ hai - tính phù hợp, rõ ràng và dễ hiểu của các tiêu chí đánh giá, số ý kiến đánh giá là tốt (điểm từ 7-8) cao nhất so với hai tiêu chí còn lại, chiếm 30% so với 16%, 22% và có điểm bình quân là 6,05 điểm so với 5,72 và 5,48 điểm của hai nội dung 1 và 3.

Hàng năm, ngành Y tế tiến hành đánh giá từng cá nhân kết hợp với ý kiến nhận xét của Lãnh đạo đơn vị, cơ quan. Tuy nhiên việc đánhgiá vẫn mang tính hình thức, cào bằng để không ảnh hưởng tới kết quả chung của đơnvị. Bên cạnh đó, các tiêu chí đánh giá mang tính định tính, chung chung, chưa có tiêu chí cụ thể đánh giá đúng mức kết quả hoàn thành công việc của mỗi cá nhân. Nhìn chung, công tác đánh giá cán bộ mới chỉ đạt mức trung bình về mức độ thường xuyên, tiêu chí đánh giá rõ ràng dễ hiểu cũng như tính khách quan và thiết thực của kết quả đánhgiá.

3.2.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Hằng năm, Sở Y tế xây dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát việc quản lý cán bộ, công chức của ngành Y tế. Tăng cường kiểm tra, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của ng ười đứng đầu cơ quan , đơn vị ; kiểm điểm , xử lý trách nhiệm cán bộ , công chức, viên chức trực tiếp làm nhiệm vụ. Mục đích của việc thanh tra , kiểm tra, giám sát của Sở Y tế là sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan , đơn vị hợp lý , theo đúng quy định , không bị chồng chéo , trùng lặp về chức năng , nhiệm vụ ; đảm bảo tổ chức bộ máy của cơ quan , đơn vị được tinh gọn , hoạt động có hiệu lực , hiệu quả, tiết kiệm, giảm chi thường xuyên cho ngân sách nhà nước . Thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với việc cải tiến lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chính góp phần đổi mới

và từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ , công chức, viên chức ngành y tế.

Ngày 16/8/2017, đoàn giám sát của Ban Văn hóa - xã hội HĐND tỉnh đã làm việc với Sở Y tế về việc thực hiện công tác bảo đảm VSATTP.Qua giám sát cho thấy , tỉnh Hà Tĩnh đã quan tâm đầu tư các nguồn lực để tăng cường các hoạt động VSATTP (năm 2016, 2017 cấp kinh phí cho các hoạt động VSATTP thuộc ngành Y tế lần lượt là 1 tỷ đồng và 1,1 tỷ đồng). Tuy nhiên, nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP còn thiếu về số lượng và chất lượng, do tỉnh không có chủ trương tăng biên chế cho lĩnh vực này và chủ yếu sử dụng nguồn nhân lực hiện tại của ngành Y trong tổng biên chế của ngành.Ghi nhận những kết quả đạt được, đoàn giám sát cũng chỉ rõ , những hạn chế tồn tại do sự phối hợp giữa Sở Y tế và sở ngành liên quan và các địa phương chưa được nhịp nhàng; việc xây dựng kế hoạch chưa sát thực tế , chỉ tiêu giao cho các đơn vị chưa phù hợp với tiêu chí mới. Đoàn giám sát đề nghị Sở Y tế chủ động triển khai bố trí biên chế còn thiếu cho các đơn vị thực hiện công tác bảo đảm VSATTP; tăng cường công tác tuyên truyền , bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại đối với cán bộ làm công tác bảo đảm VSATTP tại trung tâm YTDP, trạm Y tế.

3.3. Đánh giá chung về quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vê ̣ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành Y tế Hà Tĩnh

Trong những năm qua, công tác quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP đã đạt được những kết quả nhất định góp phần xây dựng đội ngũ nhân lực vững mạnh để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

3.3.1. Kết quả đạtđược

- Ngành Y tế Hà Tĩnh luôn ý thức được rằng điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất cho sự tồn tại, phát triển của ngành là nhân lực. Do vậy, trong các thời kỳ từ trước tới nay, lãnh đạo ngành rất quan tâm đến vấn đề phát triển

nhân lực và quản lý nhân lực, trong đó có nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP. Nhờ vậy, nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP được ổn định và phát triển đáp ứng được nhu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị đặt ra ở mỗi thờikỳ.

-Ngành Y tế đã nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách về thu hút nhân lựctrong lĩnh vực Y tế nói chung và lĩnh vực VSATTP nói riêng phù hợp với yêu cầu phát triển và điều kiện thực tế của ngành trong từng thời kỳ. Điều đó đang tạo ra hành lang pháp lý làm cơ sở cho sự phát triển và quản lý hoạt động ngành nói chung, việc tăng cường và quản lý nhân lực nóiriêng.

- Trên cơ sở những quy định, chính sách và điều kiện thực tế nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP ở mỗi thời kỳ, Ngành Y tế Hà Tĩnh đã xây dựng các văn bản hướng dẫn, có những quy chế cụ thể để xác định nhu cầu nhân lực của từng đơn vị, cơ quan trong lĩnh vực VSATTP tiến hành xét tuyển nhân lực; bồi dưỡng nâng cao trình độ đảm bảo kịp thời chế độ nâng lương, thi nâng ngạch cho cán bộ, sử dụng tạo nguồn về nhân lực; thực hiện tổ chức quy hoạch cán bộ thường xuyên đúng quy trình, cân nhắc đề bạt kịp thời cán bộ lãnh đạo các cấp vừa đáp ứng yêu cầu công việc vừa đảm bảo quyền lợi cho công chức, viên chức ở các đơn vị, cơ quan trong lĩnh vực VSATTP thuộc ngành. Nhờ vậy, hàng năm đã đảm bảo đủ số lượng nhân lực, có đủ điều kiện về chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển và phục vụ nhiệm vụ củangành.

- Công tác tuyển dụng ngày càng được hoàn thiện, công khai, minh bạch góp phần tuyển chọn được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chấtlượng.Công tác tuyển dụng được tiến hành tương đối quy củ, nghiêm ngặt. Quy chế xét tuyển được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút được sự tham gia

của nhiều đối tượng khác nhau. Tiêu chuẩn xét tuyển được quy định cụ thể và phù hợp với yêu cầu thực tế về nhân lực của các cơ quan, đơn vị.

- Các đơn vị, cơ quan phân công cho từng cá nhân phụ trách phù hợp với nội dung công việc và khả năng của từng người. Phần lớn những người được phân công công việc làm việc lâu dài (trừ một số ít có thể luân chuyển đi làm việc khác của ngành khi có nhu cầu đề bạt hoặc nhu cầu khác) nên cán bộ có điều kiện nâng cao trình độ, tập trung đi sâu vào công việc chuyênmôn.

- Trong những năm qua, Ngành Y tế Hà Tĩnh luôn bám sát các quy định của Đảng và Nhà nước để thực hiện các công tác điều động, luân chuyển nhân lực thực hiện công tác bảo đảm VSATTP giữa các đơn vị tại các Trạm Y tế, luân chuyển vị trí việc làm trong Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm – Trung tâm YTDP huyện tạo điều kiện để cán bộ, công chức tích lũy thêm kinh nghiệm, có điều kiện nâng cao trình độ và góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý cơ sở.

- Ngành Y tế rất quan tâm và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc ngành y tế hà tĩnh (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)