Nguyên tắc cân đối:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 25 - 27)

b. Tổ chức cân đối Ngân sách Nhà nước

b.2. Nguyên tắc cân đối:

Tuỳ theo mục tiêu hoạt động mà NSNN mang đặc trưng là NSNN tích luỹ hay NSNN tiêu dùng, từ đó, nguyên tắc để thực hiện cân đối NSNN cũng mang những nội dung khác nhau.

Từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường, quá trình cân đối NSNN cũng có những thay đổi căn bản. Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, NSNN hầu như đảm bảo toàn bộ những khoản cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng như cải tạo cho tất cả những công trình kinh tế-xã hội. Nói cách khác, để thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước, vai trò đầu tư phát triển của NSNN rất quan trọng. Vì thế, NSNN trong giai đoạn này mang đặc trưng là NSNN tích luỹ. Theo đó, việc cân đối NSNN được thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên cho các khoản chi tích luỹ, sau đó mới thực hiện cho chi tiêu dùng. Trong tực tế, do nhiều nguyên nhân có thể làm cho số thu của NSNN bị giảm nên việc cân đối NSNN luôn rơi vào tình trạng bị động. Ngoài ra, nhu cầu chi tiêu của Nhà nước nhiều khi lại cấp bách. Để xử lý

cân đối, Chính phủ thường phải dùng biên pháp phát hành tiền của Ngân hàng trung ương. Qua đó, có thể thấy NSNN ưu tiên tích luỹ trong cân đối NSNN, những khoản chi ngân sách ngoài dự kiến và nguồn thu không ổn định là những nguyên nhân gây nên trạng thái bị động cho hoạt động của NSNN.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Nhà nước phát huy vai trò quản lý điều tiết vĩ mô, nhằm tạo thế ổn định phát triển kinh tế-xã hội, cũng như điều chỉnh để đảm bảo công bằng xã hội…. Từ đó, cần hạn chế cả về nội dung và quy mô cho những khoản chi tích luỹ, đầu tư phát triển kinh tế của NSNN, thay vào đó là khuyến khích các thành phần kinh tế thực hiện đầu tư, cũng như có chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Vì vậy, trong xu hướng phát triển kinh tế thị trường, NSNN sẽ mang đặc tính là NSNN tiêu dùng và việc cân đối NSNN được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

Một là, NSNN được cân đối theo nguyên tắc tổng thu từ thuế, phí và lệ

phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và có phần tích luỹ ngày càng tăng cao cho chi đầu tư phát triển, trường hợp có bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu chi NSNN.

Hai là, khi vay để bù đắp bội chi NSNN phải tuân thủ nguyên tắc chỉ sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi tiêu dùng, phải có kế hoạch thu hồi vốn vay và bảo đảm cân đối NSNN để chủ động trả nợ khi đến hạn.

Ba là, NSNN địa phương được cân đối theo nguyên tắc tổng thu bằng với tổng chi, trường hợp NSNN cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình thuộc kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi của NSNN cấp tỉnh tài trợ nhưng vượt quá khả năng cân đối của NSNN cấp mình thì được huy động vốn đầu tư trong nước. Mức dư nợ vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của NSNN cấp tỉnh và phải tính toán cân đối NSNN hàng năm để chủ động trả nợ khi đến hạn.

Hiện nay, trong điều kiện nguồn vốn đầu tư được động viên từ khu vực tư nhân hay vốn nước ngoài, các nước đã có những quy định lại nguyên tắc cân

đối NSNN theo xu hướng chung là: tổng chi tiêu dùng nhỏ hơn hay bằng tổng thu cơ bản của NSNN (bao gồm: thuế, phí, thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, không bao gồm các khoản nợ vay), phần chênh lệch còn lại (nếu có) sẽ dành cho chi đầu tư và không đủ thì sẽ đi vay hoặc cắt giảm bớt chương trình đầu tư để đảm bảo cân đối NSNN trong năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)