Về mặt xã hội: NSNN là công cụ có hiệu lực của Nhà nước để điều tiết trong lĩnh vực thu nhập và góp phần thực hiện công bằng xã hội`.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 94 - 95)

tiết trong lĩnh vực thu nhập và góp phần thực hiện công bằng xã hội`.

Một là, thu NSNN thời gian qua không ngừng tăng lên về mặt quy mô,

đây chính là điều kiện để tăng chi cho nhiều lĩnh vực. Vốn NSNN đã tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế-xã hội bức xúc, tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, như các chương trình kiên cố hoá kênh mương, kiên cố hoá trường lớp học, chương trình tôn nền vượt lũ Đồng bằng sông Cửu Long, chương trình phát triển đội tàu Việt Nam, các công trình giao thông chính như đường Hồ Chí Minh, đường Hà Tĩnh-Ngọc Hồi; cải tạo, mở rộng và xây dựng mới các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân, Nghi Sơn, Cửa Lò, Dung Quất, Liên Chiểu và các cầu lớn như cầu Cần Thơ, cầu Bãi Cháy, cầu Rạch Miếu, các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Phú Bài, Liên Khương…; chú trọng phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như khí điện đạm, xi măng, thép, thuỷ điện…; các vùng kinh tế động lực, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, đồng thời ưu tiên phát triển các vùng sâu, vùng xa và vùng có khó khăn

(khu vực Tây Nguyên, khu vực miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Tây Nam Bộ…).

Đầu tư từ NSNN cho các lĩnh vực phát triển xã hội cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Về mặt này, ngay trong thời kỳ trước đổi mới, trong điều kiện nền kinh tế còn rất kém phát triển và tốc độ tăng trưởng trì trệ, Nhà nước vẫn dành cho các lĩnh vực phát triển xã hội sự quan tâm nhất định. Chế độ bao cấp đã cho phép duy trì được một số thành tựu về giáo dục và y tế tương đối tối so với nhiều nước có cùng trình độ phát triển kinh tế xét theo chỉ tiêu GNP/đầu người. Kết quả này về cơ bản vẫn được tiếp tục duy trì trong suốt thời kỳ đổi mới vừa qua, với quan điểm phát triển xã hội là “tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội ngay từ đầu…, không chờ đợi đến khi đạt tới trình độ phát triển kinh tế cao mới thực hiện tiến bộ và công bẳng xã hội, càng không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để phát triển kinh tế đơn thuần”.

Theo một công trình nghiên cứu của Chính phủ phối hợp với cơ quan Liên Hợp Quốc đánh giá kết quả thực hiện cam kết của Việt Nam đối với sáng kiến 20/20 của Liên Hợp Quốc9 ghi nhận rằng: “… Mặc dù phải trải qua nhiều năm chiến tranh nhưng giáo dục cơ bản và chăm sóc y tế cơ sở rất được chú trọng trong chính sách xã hội và chính phát triển của đất nước…. ở Việt Nam dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được thực hiện từ rất sớm, từ năm 1961…. Với việc đầu tư rất sớm vào các dịch vụ xã hội cơ bản, Việt Nam đã tạo dựng cho mình một cơ sở vững chắc để tiếp tục phát triển, được thể hiện rõ trong các chỉ tiêu về y tế vào giáo dục. So với nhiều nước phát triển hơn, Việt Nam có tỷ lệ người biết chữ cao hơn, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và của sản phụ thấp hơn đáng kể và tuổi thọ trung bình cũng cao hơn”10

.

Chi cho giáo dục đào tạo được ưu tiên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do tăng chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 94 - 95)