Chức năng phân phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 30 - 31)

b. Tổ chức cân đối Ngân sách Nhà nước

1.2.1.1. Chức năng phân phố

Phân phối của NSNN không chỉ dừng lại ở khâu phân phối thu nhập (kết quả kinh doanh) mà bao gồm cả phân phối các yếu tố đầu vào, cụ thể là phân bổ các nguồn lực tài chính. Đối tượng phân phối của NSNN là nguồn lực tài chính, thu nhập mới sáng tạo ra có liên quan đến Nhà nước, phần do Nhà nước làm chủ sở hữu, gắn với khả năng thu, chi, vay, mượn của Chính phủ, gắn với việc hình thành, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước(quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính…) và có quan hệ chặt chẽ với các chủ thể khác của nền kinh tế trong quá trình thực hiện chức năng phân phối.

Phạm vi phân phối của NSNN được giới hạn ở các nghiệp vụ có liên quan đến quyền chủ sở hữu và quyền lực chính trị của Nhà nước, cụ thể như sau: - Phân phối nguồn lực tài chính khi cung cấp, tài trợ vốn cho các doanh nghiệp, thường là các doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu toàn bộ hay bộ phận hoặc chi cho dầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội bằng nguồn vốn tập trung từ NSNN.

- Phân phối thu nhập được thực hiện khi phát sinh các nghiệp vụ thu, chi NSNN. Phân phối NSNN có mặt trong các khâu phân phối lần đầu (Nhà nước tham gia vào quá trình phân chia kết quả sản xuất kinh doanh với tư cách là chủ sở hữu vốn và tài sản trong các doanh nghiệp có vốn của Nhà nước…) và phân phối lại kết quản sản xuất kinh doanh thông qua thuế và chi tiêu công.

Khác với chức năng phân phối của các phạm trù giá trị khác, chức năng phân phối của NSNN mang những đặc trưng cơ bản sau:

- Phân phối của NSNN luôn gắn chặt với chủ thể phân phối là Nhà nước. Nhà nước sử dụng NSNN làm công cụ phân phối giá trị tổng sản phẩm xã hội, cùng các nguồn tài chính khác nhằm hình thành quỹ tích luỹ và tiêu dùng trong phạm vi toàn xã hội.

- Phân phối của NSNN máng tính chất không hoàn trả trực tiếp và dựa trên quyền lực kinh tế và chính trị của Nhà nước.

- Phân phối của NSNN diễn ra trên phạm vi toàn xã hội và lấy lợi ích toàn cục làm mục đích của phân phối.

- Đối tượng phân phối của NSNN không chỉ là tổng sản phẩm xã hội mà là toàn bộ giá trị tài sản quốc gia.

- Phân phối của NSNN vừa có thể gắn với việc sử dụng trực tiếp liên ngay sau quá trình phân phối một bộ phận giá trị tài sản quốc gia, vừa có thể hình thành các quỹ tiền tệ với những mục đích sử dụng khác nhau trong nền kinh tế.

Về mục đích, suy cho cùng, phân phối của NSNN hướng vào việc giải quyết một cách thỏa đáng mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng xã hội, cơ sở thực hiện tái sản xuất mở rộng, xác lập cơ cấu kinh tế-xã hội hợp lý, làm nền tảng cho quá trình phát triển, phù hợp với các quy luật khách quan.

Xuất phát từ những đặc điểm đó, sự tham gia phân phối của NSNN vào giá trị tài sản quốc gia được thực hiện bằng những phương pháp khác nhau. Phân phối của NSNN có thể được thực hiện bằng phương pháp cưỡng chế, cũng có thể được tiến hành bằng phương pháp tự nguyện. Dù sử dụng bất cứ phương pháp nào, phân phối của NSNN cũng có tác dụng to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội. ở đây cần nhận thức ró tính hai mặt phân phối của NSNN. Nếu phân phối đúng đắn, phù hợp với tính quy luật sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nếu phân phối trái với quy luật phát triển sẽ dẫn đến những hậu quả to lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế, gây nên sự rối ren trong lĩnh vực phân phối và lưu thông, làm biến dạng sự vận động đúng đắn các phạm trù giá trị, tạo nên sự bất công trong xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 30 - 31)