Chi thường xuyên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 70 - 78)

Chi thường xuyên là khoản chi bao gồm nhiều loại chi khác nhau, có phạm vi tác động rộng lớn, từ giải quyết chế độ xã hội đến chi sự nghiệp phát triển kinh tế. Do đó, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi NSNN.

Bảng 2.5: Quy mô chi thƣờng xuyên giai đoạn 1996-2005

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 1996- 2000 Tổng chi NSNN 70.539 78.057 81.995 95.972 108.961 87.105 Chi thƣờng xuyên 42.924 49.270 49.998 52.507 61.823 51.304 1.Chi GD-ĐT 6.768 8.719 9.723 10.335 12.677 9.644 2.Chi Y tế 2.761 3.303 3.064 3.117 3.453 3.086

4.Chi khoa học công nghệ 604 708 830 859 1.243 849

5.Chi lương hưu và đảm bảo xã hội

8.191 9.179 9.006 9.002 10.739 9.223

6.Chi sự nghiệp kinh tế 3.992 4.473 4.849 4.772 5.796 4.776

7.Chi quản lý hành chính 6.354 7.138 6.741 6.793 8.089 7.023 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2001- 2005 Tổng chi NSNN 129.773 148.208 181.183 248.615 264.860 194.528 Chi thƣờng xuyên 71.562 78.039 95.608 107.979 135.953 97.828 1.Chi GD-ĐT 15.432 17.844 22.881 25.343 36.400 23.580 2.Chi Y tế 4.211 4.656 5.372 6.009 10.749 6.199

4.Chi khoa học công nghệ 1.625 1.852 1.853 2.362 2.620 2.062

6.Chi sự nghiệp kinh tế 6.288 7.987 8.164 10.301 12.843 9.117

7.Chi quản lý hành chính 8.734 8.599 11.359 15.901 16.770 12.273

Nguồn: Niên giám Thống kê tài chính năm 2005

Trong thời gian qua, phục vụ cho chủ trương cải cách kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước (đổi mới chính sách tiền lương, tăng chi cho giáo dục đào tạo, chi cho khoa học công nghệ…) nên quy mô của chi thường xuyên đã gia tăng đáng kể, từ mức 42.924 tỷ đồng năm 1996 lên 61.823 tỷ đồng năm 2000, 71.562 tỷ đồng năm 2001 lên 135.953 tỷ đồng năm 2005. Theo đó, hầu hết các khoản mục của chi thường xuyên cũng tăng về quy mô và tỷ trọng.

*Chi cho giáo dục-đào tạo:

Nhờ tác động của cải cách kinh tế, Việt Nam đã có tiến bộ nhanh chóng trong tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Khi bắt đầu quá trình đổi mới, Việt Nam có tỷ lệ dân số biết chữ cao, cũng như trình độ giáo dục trung học và đại học cao hơn hầu hết các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người tương đương. Để duy trì tốc độ phát triển kinh tế nhanh như hiện nay, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo phải thực sự là quốc sách hàng đầu, với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia. Theo tinh thần đó, chi cho giáo dục-đào tạo tăng nhanh cả về quy mô và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng chi NSNN và chi thường xuyên.

Nếu năm 1996, chi cho giáo dục-đào tạo là 6.768 tỷ đồng (chiếm 15,6% chi thường xuyên và chiếm 9,6% tổng chi NSNN) thì đến 2000 con số này đã tăng lên 12.677 tỷ đồng (tăng gần gấp đôi so với 1996, bằng 20,5% chi thường xuyên và 11,6% tổng chi NSNN); 15.432 tỷ đồng năm 2001 và 36.400 tỷ đồng năm 2005 (chiếm 26,8% chi thường xuyên và 13,7% tổng chi NSNN).

Theo số liệu thống kê, đến năm 2004 vốn NSNN dành cho giáo dục-đào tạo đã đạt 4,7% GDP, năm 2005 đạt 5,1% GDP, cao hơn trước đây và một số nước trong khu vực như Indonêsia, Ấn Độ, Pa-kis-tan, nhưng lại thấp hơn Thái Lan và Malaysia. Với mục tiêu tiếp tục tăng chi cho giáo dục đến trước năm 2010, tỷ trọng chi cho giáo dục trong chi ngân sách đạt 20% sẽ cho phép tiếp tục

tăng cường chất lượng và hiệu quả giáo dục, qua đó đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu quốc gia.

Bảng 2.6: Chi tiêu cho giáo dục tại một số quốc gia giai đoạn 1991-2001 Quốc gia % chi cho GD trong GDP % chi cho GD trong tổng chi NSNN

Nhật Bản 3,6 10,5 Singapore 3,6 17,4 Ấn §é 4,1 12,7 Indonesia 1,3 9,8 Malaysia 7,9 20,0 Pakistan 1,8 7,8 Thailand 5,0 31,0 ViÖt Nam (1999-2001) 3,4 14,8 ViÖt Nam 2004 4,6 17,1

Nguồn: Các nước khác: UNDP, Báo cáo phát triển con người, Việt Nam: Vụ NSNN, Bộ Tài chính

Việc gia tăng quy mô và tỷ trọng của nhưng quy mô này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế trong tương lai

Liên quan đến chi ngoài lương cho giảng dạy, còn nhiều thiếu nhiều kinh phí cho loại hình chi tiêu này ở nhiều vùng trong cả nước. Khi khoản chi tiêu cho loại hình này được nâng lên bởi đóng góp của cha mẹ học sinh tại các vùng giàu hơn thì chúng mới đạt đủ mức để các trường hoạt động bình thường. Trong quá khứ còn thiếu mốc để đánh giá mức độ chi ngoài lương trong một trường hợp như thế nào là đủ. Vấn đề hiện đã được giải quyết ở Việt Nam, với việc Chính phủ đã đưa ra mức chất lượng trường học tối thiểu. Tuy hiện nay mức chuẩn này mới chỉ đang được sử dụng làm cơ sở thực hiện một dự án được quốc tế tài trợ tại một số ít trường học, nó có tiềm năng trở thành mốc so sánh cho tất cả các trường. Đến nay chuẩn này vẫn chưa được chuyển thành chi phí đơn vị trên mỗi đầu học sinh và chúng ta cần phải thực hiện việc này càng sớm càng tốt.

Xuất phát từ những cơ hội và khó khăn nêu trên, Bộ giáo dục-đào tạo cần căn cứ vào mục tiêu quốc gia để xây dựng kế hoạch nguồn lực toàn ngành và tác động lên hoạt động quản lý ở cấp địa phương trong việc thực hiện các cải thiện trong khuôn khổ chiến lược quốc gia và cấp địa phương cần tuy duy linh hoạt hơn trong việc huy động các nguồn lực, xây dựng các kỹ năng cần thiết và thực thi các biện pháp thay đổi và cải thiện.

*Chi y tế:

Chi ngân sách cho y tế đã tăng lên đáng kể từ 2.761 tỷ đồng năm 1996 lên 10.749 tỷ đồng năm 2005. Theo chỉ số cố định (1994), chi y tế theo đầu người của ngân sách đã tăng từ 20.000 đồng năm 1991 lên khoảng 64.000 đồng năm 2002. Theo nguồn số liệu có thể so sánh được năm 2001, các mức chi tiêu công và tổng chi y tế so với GDP ở Việt Nam tương đương với hầu hết các nước phát triển có thu nhập thấp. Điều này được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.7: Chi NSNN và chi y tế/GDP ở một số nƣớc châu Á đang phát triển năm 2001

Nƣớc

GDP đầu ngƣời theo sức mua tƣơng đƣơng

(hiện tại)

Tỷ lệ chi NSNN cho y tế so với GDP

Tỷ lệ chi y tế của toàn xã hội so với GDP Bangladesh 1.650 1,5 3,5 Campuchia 1.899 1,7 11,8 Trung Quốc 4.237 2,0 5,5 Ấn §é 2.567 0,9 5,1 Indonesia 3.089 0,6 2,4 Lµo 1.679 1,7 3,1 Malaysia 8.918 2,0 3,8 M«ng Cæ 1.674 4,6 6,4 Nepal 1.398 1,5 5,2 Philipines 4.098 1,5 3,3 Sri Lan ka 3.441 1,8 3,6 Th¸i Lan 6.620 2,1 3,7 ViÖt Nam 2.182 1,75 5,1 Thu nhËp thÊp 2.000 1,22 4,78

Thu nhËp thÊp vµ võa 3.950 2,73 5,75

Nguồn: Chỉ số phát triển Thế giới

Bảng trên cho thấy, chi y tế công so với GDP năm 2001 là khá thấp so với chuẩn quốc tế là 1,75% GDP năm 2001 và 1,61% GDP năm 2002, mức này cũng thấp hơn cả mức chi trung bình ở Đông Á (1,86%).

Viện phí là một nguồn thu quan trọng bổ sung cho ngân sách các bệnh viện Nhà nước. Nguồn thu bổ sung này đã tạo điều kiện cho rất nhiều bệnh viện Nhà nước nâng cao chất lượng và mở rộng các loại hình dịch vụ. Tuy nhiên, việc nâng cấp chất lượng của các bệnh viện nhờ nguồn thu viện phí lại không được phân phối công bằng. Các bệnh viện ở những khu vực có điều kiện kinh tế- xã hội phát triển thu được nhiều viện phí hơn những bệnh viện của các vùng nghèo. Tỷ lệ phần trăm nguồn thu từ viện phí trong tổng thu-chi bệnh viện ở các bệnh viện đa khoa trung ương và cấp tỉnh cũng cao hơn một cách đáng kể so với các bệnh viện tuyến huyện hay một số bệnh viện chuyên khoa (bệnh viện nhi hoặc bệnh viện lao). Với việc thực hiện Luật NSNN năm 2002 (có hiệu lực từ năm ngân sách 2004), Bộ Y tế có đầy đủ thẩm quyền trong việc quyết định các mức có thể áp dụng để phân bổ nguồn lực giữa các bệnh viện trung ương. Quy trình được Bộ Y tế sử dụng như sau: tất cả các bệnh viện trung ương là bệnh viện đa khoa; bệnh viện chuyên khoa hoặc bệnh viện các bệnh xã hội như lao, phong, tâm thần. Đối với từng loại bệnh viện áp dụng các định mức ngân sách khác nhau như: bệnh viện đa khoa 30-40 triệu đồng/giường và các bệnh viện xã hội 25-30 triệu đồng/giường. Tuy nhiên, quy trình ngân sách hiện nay không phản ánh mục đích của các khoản hỗ trợ của NSNN cho các bệnh viện trung ương (đào tạo, nghiên cứu hoặc thanh toán cho người nghèo, người cận nghèo và trẻ em dưới sáu tuổi). Theo đó, không có cơ sở để giám sát các khoản ngân sách cấp cho các bệnh viện trung ương có được sử dụng đúng mục đích, có đủ để thực hiện các mục đích đề ra và có đạt được kết quả mong muốn hay không2

Ngay trong phương thức quản lý bảo hiểm y tế hiện nay cũng có những bất bình đẳng. Vì ở vùng núi, vùng xa xôi, giá viện phí được quyết định rất thấp nên cả bệnh viện và người bệnh bảo hiểm y tế đều hưởng lợi thấp trong khi mức

đóng bảo hiểm y tế là như nhau giữa các vùng. Mặt khác, do phí đóng góp hàng năm thấp và có sự khác biệt lớn giữa đối tượng bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguỵên nhưng quy định các quỹ được hạch toán độc lập nên gây khó khăn trong việc mở rộng và phát triển bảo hiểm y tế.

Qua sự phân tích cho thấy, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận thì ngành y tế vẫn còn nhiều hạn chế cần sớm khắc phục. Mặc dù quy mô ngân sách dành cho y tế có tăng nhưng vẫn còn ở mức eo hẹp, phải dàn trải cho quá nhiều hoạt động khác nhau, làm cho không có hoạt động nào được thực hiện có hiệu quả. Chúng ta cần phải sớm khắc phục tình trạng này.

*Chi khoa học công nghệ:

Với mục tiêu tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì khoản chi cho khoa học công nghệ còn chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù chi ngân sách cho lĩnh vực này có tăng lên cả về số tuyệt đối và tương đối trong 10 năm qua nhưng quy mô còn quá nhỏ so với yêu cầu phát triển kinh tế nên tác động của lĩnh vực này còn rất hạn chế. Chi ngân sách cho khoa học công nghệ năm 1996 là 604 tỷ đồng (chiếm 1,4% chi thường xuyên, 0,9% tổng chi ngân sách) năm 2000 tăng gấp hai lần là 1.243 tỷ đồng (chiếm 2,0% chi thường xuyên, 0,9% tổng chi ngân sách) và 2.620 tỷ đồng năm 2005 (chiếm 1,9% chi thường xuyên và 1,0% tổng chi ngân sách). Trong khi đó, ở Nhật Bản-một nước có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến song hàng năm ngân sách chi cho lĩnh vực này vẫn ở mức cao, chiếm 6,9% GDP (năm 1996); Hàn Quốc, từ 1994-1998 tỷ lệ bình quân về quy mô chi khoa học công nghệ đạt 3-4% GDP, đến năm 2000 đạt 5%GDP. Hiện nay, tỷ lệ chi cho khoa học công nghệ/GDP ở nước ta chỉ ở mức 0,2-0,5%, chưa kể quy mô GDP của nước ta thấp hơn so với các nước khác.

Trong thời đại mà cách mạng khoa học công nghệ đang được tận dụng triệt để nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, do vậy phát triển khoa học công nghệ là một giải pháp tối ưu để chúng ta có thể rút ngắn khoảng cách tụt hậu với các

nước nước một cách nhanh nhất. Do đó, tăng chi cho khoa học-công nghệ là một thực tế khách quan cần được giải quyết.

*Chi lương hưu và bảo đảm xã hội:

Chi lương hưu và bảo đảm xã hội giảm nhẹ về tỷ lệ tương đối, từ 19,1% chi thường xuyên và 11,6% tổng chi NSNN năm 1996 xuống 17,2% chi thường xuyên và 8,9% tổng chi NSNN. Tuy nhiên, con số tuyệt đối tăng mạnh, chứng tỏ Chính phủ đã chú ý hơn tới cải thiện mức sống và việc cấp bảo hiểm cho những người không có khả năng đi làm, cho người cao tuổi và tất cả trẻ em dưới 6 tuổi hiện nay đều được cấp bảo hiểm khám chữa bệnh không mất tiền. Đối với những trường hợp hưởng lương hưu từ NSNN, số tiền được hưởng tăng cùng tỷ lệ của công chức, thậm chí nhanh hơn một số trường hợp.

*Chi quản lý hành chính:

Đây là khoản chi tất yếu, tồn tại trong ngân sách của mọi quốc gia hiện nay. Thông qua khoản chi này, các hoạt động của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến địa phương mới được duy trì và phát huy tác dụng.

Quy mô của khoản chi này phụ thuộc vào quy mô của bộ máy Nhà nước. Vì vậy, cải cách bộ máy hành chính tinh gọn, tăng hiệu quả hoạt động của nó là vấn đề bức xúc, thu hút nhiều sự quan tâm, chú ý của nhiều người và nhiều nước trên thế giới.

Chi quản lý hành chính chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi thường xuyên. Hiện tại, bộ máy quản lý cồng kềnh, chức năng quản lý chồng chéo, hoạt động kém hiệu quả, có nhiều mâu thuẫn nảy sinh như: trách nhiệm công chức thấp kém do đời sống thấp nhưng chi tiêu của Nhà nước lại lãng phí…

Trong tổng chi hành chính Nhà nước thì chi quỹ tiền lương chiếm tỷ trọng lớn nhất. Để phù hợp với biến động của cơ chế thị trường, đồng thời bảo đảm chính sách tiền lương, tiền thưởng phải là động lực nâng cao chất lượng dịch vục công, do đó từ tháng 12-1993, Nhà nước đã bắt đầu thực hiện chương trình cải cách tiền lương. Mỗi đợt cải cách tiền lương, khoản chi lương tăng trung bình 4.000-5.000 tỷ đồng, cho thấy áp lực không nhỏ đối với ngân sách.

Tỷ lệ tiền lương và tiền công (kể cả lương hưu chính phủ) trong tổng chi tiêu dao động từ 27 đến 33% (43 đến 48% chi thường xuyên) trong giai đoạn 1997- 2002. Đối với năm 2003, số liệu ngân sách cho thấy tiền công và tiền lương đã tăng lên, chiếm 36,5% ngân sách, chủ yếu do tăng mạnh lương cơ bản. Trong năm 2003, Quốc hội đã quyết định tăng 38% lương cơ bản trong toàn xã hội.

Rõ ràng có nhiều tồn tại trong cơ cấu lương công chức. Hệ thống lương hiện nay ở nước ta hết sức phức tạp, với 20 thang lương, 200 mức lương và hơn 2.000 bậc lương. Bên cạnh đó, còn có sự thiếu công bằng với khu vực tư nhân trong một số loại hình tuyển dụng, không thừa nhận đầy đủ thành tích học tập, lương dựa trên chức vụ hơn là mức độ đóng góp thực tế và một hệ thống phục lợi không rõ ràng, không được tiền tệ hoá. Đợt tăng lương năm 2003 không phân biệt thứ bậc cán bộ, không có trợ cấp riêng cho những nhóm có kỹ năng đặc biệt, không có sự phân biệt giữa người về hưu và chưa về hưu. Việc đối xử như nhau giữa các công chức, nhìn từ lăng kính bình quân chủ nghĩa thì có vẻ hấp dẫn những lại có thể cản trở việc tăng năng suất lao động, bởi không có liên hệ rõ ràng giữa tăng lương với chất lượng công việc.

Do đó, chủ trương cải cách hành chính thông qua khoán chi và cần phải phối hợp cải cách về lương, chế độ tuyển dụng trong toàn bộ đội ngũ công chức là giải pháp tích cực để thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực hành chính, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho NSNN.

*Chi chương trình mục tiêu quốc gia:

Do đặc điểm tình hình nước ta đang xuất hiện nhiều vấn đề kinh tế-xã hội bức xúc, đòi hỏi Nhà nước phải giải quyết. Vì vậy, chi chương trình mục tiêu quốc gia ở nước ta xuất hiện và chiếm tỷ trọng đáng kể trong chi thường xuyên.

Các CTMTQG đã trở thành một công cụ quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Chi NSNN cho các CTMTQG đã tăng lên nhanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở việt nam (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)