Môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực bác sĩ tại bệnh viện đa khoa đan phượng (Trang 68 - 72)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực bác sĩ tại Bệnh viện

3.3.1. Môi trường bên ngoài

3.3.1.1. Yếu tố kinh tế

Hiện nay, mức lƣơng tối thiểu tăng giúp cho đời sống ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, ngƣời dân quan tâm nhiều hơn tới tình trạng sức khỏe. Giá cả thị trƣờng ngày càng tăng kéo theo giá thuốc, vật tƣ, điện, nƣớc cũng tăng lên không ngừng. Trong khi đó, nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp cho đầu giƣờng bệnh là 40 triệu/giƣờng bệnh/năm thì ổn định trong 5 năm. Ngân sách y tế ngày càng tăng, nhà nƣớc đã chú trọng đầu tƣ cho y tế nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế. Do đó, hàng năm bệnh viện chỉ đƣợc cấp một phần nhỏ kinh phí, còn lại bệnh viện phải chi từ nguồn viện phí để trang trải chi tiêu.

Với việc nền kinh tế đi lên, đời sống ngƣời dân cũng tăng lên dẫn tới nhu cầu y tế cũng nhƣ yêu cầu về chất lƣợng công tác khám chữa bệnh ngày càng tăng , công tác PTNNL bệnh viện nói chung và PTNNL bác sĩ nói riêng là hết sức cần thiết để bệnh viện có thể cạnh tranh với các bệnh viện khác.

3.3.1.2. Yếu tố chính trị - xã hội:

Chính trị trong nƣớc ổn định qua các năm, Đảng và nhà nƣớc ta đã có nhiều Nghị quyết, Quyết định thể hiện sự quan tâm đến lĩnh vực y tế nhƣ Chỉ thị số 06- CT/TW ngày 22 - 01 - 2002 của Ban Bí thƣ (Khoá IX) về “Củng cố và hoàn thiện mạng lƣới y tế cơ sở”, Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị (Khóa IX) về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới” đã chỉ rõ cần ''Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hƣớng công bằng, hiệu quả và phát triển''. Đây là quan điểm chỉ đạo và đƣờng lối phát triển của ngành y tế trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta trong những năm qua cũng nhƣ thời gian tới. Để thực hiện chủ trƣơng đó, toàn ngành y tế đã, đang và sẽ tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp để tạo điều

kiện cho mọi ngƣời dân ở các vùng miền khác nhau trên cả nƣớc, có mức thu nhập khác nhau, đều có khả năng tiếp cận và hƣởng các dịch vụ y tế cơ bản nhƣ nhau, từng bƣớc nâng cao năng lực cho y tế cơ sở, giúp cho ngƣời dân có thể tiếp cận và hƣởng thụ dịch vụ y tế cơ bản ngay tại nơi sinh sống. Nghị quyết số 93/2014/NQ- CP ngày 15/12/2014 ban hàng một số cơ chế, chính sách phát triển y tế nhằm đẩy mạnh triển khai các cơ chế, chính sách thúc đẩy hợp tác phát triển của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đẩy nhanh xã hội hóa ngành y tế. Quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày 17/07/2015 của Bộ Y tế đã phê duyệt kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh chữa bệnh giai đoạn 2015 – 2020.

Bên cạnh đó, ngành y tế còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong nhiều năm liền, chính phủ dùng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tƣ nâng cấp, mở rộng và xây mới một số bệnh viện tuyến huyện nhƣng do khó khăn, nên nguồn vốn không đƣợc cấp đầy đủ so với nhu cầu, phải giãn tiến độ thực hiện. Do đó, số giƣờng bệnh hiện nay thấp hơn nhiều so với các nƣớc (đạt 22,5 giƣờng bệnh/10 nghìn dân, trong khi đó theo quy định cần 39 giƣờng bệnh/10 nghìn dân). Cùng với chính sách phân tuyến khám chữa bệnh đối với các bệnh nhân BHYT chƣa tốt, hiện tƣợng bệnh nhân vƣợt tuyến dẫn đến tình trạng quá tải đối với các bệnh viện lớn vẫn còn gây ra nhiều bức xúc cho chính cán bộ y tế cũng nhƣ ngƣời dân dẫn đến tình trạng quá tải trầm trọng ở bệnh viện tuyến trung ƣơng, tuyến tỉnh. Lƣơng và phụ cấp cho cán bộ y tế quá thấp, đứng thứ 17 trong tổng số 18 bộ, ngành. Giá dịch vụ thấp, và không đƣợc điều chỉnh trong thời gian dài (17 năm), hiện nay dù đã điều chỉnh 3/7 yếu tố cấu thành giá nhƣng vẫn chƣa đƣợc tính đúng, tính đủ. Ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ cho y tế không đủ nên phải thực hiện xã hội hóa, điều này dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng việc sử dụng kỹ thuật cao không cần thiết, ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của ngƣời dân.

Với nền chính trị ổn định, Đảng và Nhà nƣớc tạo điều kiện phát triển ngành y tế nói chung, bệnh viện cần sử dụng các ƣu đãi một cách hiệu quả để đem lại lợi ích lớn hơn. Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh quá trình xã hội hóa để phục vụ bệnh nhân một cách tốt nhất nhằm theo kịp các bệnh viện khác cũng nhƣ theo kịp thời đại.

3.3.1.3. Yếu tố tự nhiên - văn hóa

Là một huyện ngoại thành thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố 20 km về phía Tây, hệ thống giao thông thuận tiện giúp cho kinh tế phát triển đồng thời cũng giúp cho ngƣời dân dễ dàng đến các bệnh viện lớn hay bệnh viện tƣ nhân để thăm khám và điều trị. Trình độ dân trí ngày càng cao, ngƣời dân quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe, từ việc tìm hiểu, lựa chọn bệnh viện chăm sóc sức khỏe cho ngƣời thân, gia đình cho đến nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của thẻ BHYT. Ngoài ra, các cá nhân và đơn vị còn có chế độ kiểm tra sức khỏe toàn diện theo định kỳ để phát hiện sớm và chữa trị sớm bệnh nếu có. Một sô yếu tố khác gây ảnh hƣởng đến công tác điều trị nhƣ: nguồn nƣớc sạch chƣa đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng, còn có hiện tƣợng mất điện, nạn kẹt xe… Trong những năm gần đây, ngành Y tế đã và đang phải đối mặt với hàng loạt dịch bệnh nhƣ Sởi, sốt xuất huyết, Mers-CoV, dịch cúm gà… gây ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác khám chữa bệnh cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện..

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, mức dân trí cao và áp lực cạnh tranh lớn, để tồn tại và phát triển,việc bệnh viện cần làm là đầu tƣ đổi mới, áp dụng công nghệ hiện đại cũng nhƣ cải thiện môi trƣờng làm việc.

3.3.1.4. Yếu tố kỹ thuật - công nghệ

Những năm qua, ngành y tế đã luôn quan tâm đầu tƣ, phát triển mạnh công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận và ứng dụng thành tựu về khoa học và công nghệ hiện đại, từng bƣớc đƣa nền y học nƣớc ta đạt trình độ cao trong khu vực và thế giới. Việc định hƣớng, phát triển và nâng cao chất lƣợng khám, chữa bệnh đƣợc ngành y tế xác định theo hƣớng: công bằng, hiệu quả, phát triển; kết hợp phát triển dịch vụ khám, chữa bệnh phổ cập với phát triển kỹ thuật cao, y tế chuyên sâu; bảo đảm mọi ngƣời dân đƣợc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Trên cơ sở đó, lựa chọn các thành tựu, thế mạnh về mũi nhọn y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao trong khám, chữa bệnh của mỗi bệnh viện, mỗi chuyên khoa để đầu tƣ thêm một bƣớc, nhằm thực hiện đƣợc các kỹ thuật khó, chuyên khoa sâu các đơn vị đã lựa

chọn, xây dựng trong thời gian ngắn nhất. Mặc dù thành công trong việc thực hiện điều trị bằng dịch vụ kỹ thuật cao song chi phí là khá đắt và quy định thanh toán BHYT cho bệnh nhân là chƣa đủ bù chi, càng thực hiện nhiều dịch vụ kỹ thuật cao, kinh phí càng thiếu.

Là một bệnh viện hạng II, bệnh viện Đan Phƣợng đã thực hiện đƣợc nhiều thủ thuật – phẫu thuật phức tạp. Tuy nhiên, bệnh viện cần đầu tƣ hơn nữa cho việc PTNNL nói chung và PTNNL bác sĩ nói riêng để tiếp cận công nghệ kỹ thuật cao, phƣơng pháp mới để tồn tại và phát triển.

3.3.1.5. Yếu tố khách hàng

Đối với ngành y tế, khách hàng ở đây là ngƣời bệnh và gia đình ngƣời bệnh. Trên thực tế, ở Việt Nam gần 10% ngƣời bệnh lựa chọn điều trị ở bệnh viện tƣ hàng năm, giá dịch vụ và chăm sóc của một bệnh viện có cơ sở vật chất khang trang, cung cách phục vụ đƣợc đào tạo tốt có giá dịch vụ cho một ca điều trị gấp 3 đến 4 lần bệnh viện khác. Trong khi đó, những bác sĩ điều trị ở nhiều bệnh viện khác đã đƣợc mời đến đây để làm công tác điều trị. Có thể nói, nếu không thay đổi tác phong và thái độ làm việc, nhiều bệnh viện công lập sẽ khó tồn tại và phát triển. Hiện nay, bệnh viện đang thực hiện chiến dịch “Xây dựng văn hóa giao tiếp trong môi trƣờng bệnh viện” để thấy rằng thực sự vấn đề chăm sóc khách hàng của bệnh viện đã đƣợc quan tâm một cách đúng hƣớng.

3.3.1.6. Đối thủ cạnh tranh:

Nhƣ đã nói, với hệ thống giao thông thuận tiện, các bệnh viện nói chung và các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng có xu hƣớng cạnh tranh ngày càng gay gắt. Với xu hƣớng xã hội hóa ngành Y tế, các bệnh viện tƣ nhân đƣợc thành lập ngày càng nhiều với chất lƣợng ngày càng đƣợc cải thiện. Tính đến năm 2014, cả nƣớc có 170 bệnh viện tƣ nhân với tổng vốn đầu tƣ khoảng trên 300.000 tỉ đồng. Sự ra đời của bệnh viện tƣ là đòi hỏi tất yếu của cuộc sống, nhằm đa dạng hóa các dịch vụ y tế để phục vụ nhân dân tốt hơn. Đa số bệnh viện tƣ đã tiến hành xây dựng thƣơng hiệu bằng việc đầu tƣ cơ sở vật chất, phƣơng tiện kỹ thuật tốt, chuyên môn cao, mô hình quản lý hiện đại… tạo áp lực cạnh tranh lớn đối với các bệnh

viện công. Các bệnh viện ở khu vực lân cận cũng đang không ngừng đổi mới công nghệ và cung cách chăm sóc bệnh nhân khiến cho bệnh viện Đan Phƣợng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh. Việc bệnh viện cần làm ngay lúc này cũng là đổi mới tác phong làm việc, tiếp thu công nghệ mới và đào tạo PTNNL bệnh viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực bác sĩ tại bệnh viện đa khoa đan phượng (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)