1.2. Cơ sở lý luận về quản lý chi bảo hiểm xã hội
1.2.3. Nội dung quản lý chi Bảo hiểm xã hội
Quản lý chi BHXH bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1.2.3.1. Lập kế hoạch (dự toán) chi Bảo hiểm xã hội
Kế hoạch chi BHXH đƣợc xây dựng phải sát với nhu cầu chi ở từng địa phƣơng (tỉnh, huyện), đảm bảo đủ nguồn kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho ngƣời đƣợc hƣởng, tránh tồn đọng quá lớn trên các tài khoản ở BHXH tỉnh, huyện sẽ gây lãng phí việc sử dụng vốn. Căn cứ để xây dựng kế hoạch chi hàng năm của BHXH các cấp đó là:
- Căn cứ vào đối tƣợng đang hƣởng lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH.
- Dự báo tăng giảm đối tƣợng hƣởng BHXH trong năm đối với từng loại đối tƣợng cụ thể.
- Dự báo tăng kinh phí chi trả BHXH do Nhà nƣớc điều chỉnh tăng tiền lƣơng tối thiểu hoặc thay đổi chính sách tiền lƣơng cho ngƣời hƣởng trợ cấp BHXH.
- Chính phủ, Bộ Tài Chính hƣớng dẫn quản lý tài chính đối với BHXH. Nhƣ vậy công tác lập kế hoạch chi BHXH chính là lập kế hoạch, xét duyệt dự toán chi BHXH. Các yêu cầu cơ bản ở đây là:
- Dự toán chi BHXH cho đối tƣợng đƣợc hƣởng BHXH đƣợc lập hàng năm theo quy định của BHXH Việt Nam phản ánh đầy đủ nội dung từng khoản chi từ hai nguồn: Nguồn NSNN và Quỹ BHXH.
- Dự toán phải kèm theo thuyết minh về số lƣợng đối tƣợng đang hƣởng, dự kiến đối tƣợng tăng giảm và nhu cầu về chi khác trong năm. Đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH là bản thân ngƣời lao động. Mức hƣởng trợ cấp tùy thuộc vào mức độ đóng góp (Thời gian tham gia BHXH, mức tiền lƣơng làm căn cứ đóng góp BHXH).
- Dự toán chi cho năm sau của BHXH tỉnh đƣợc lập trên cơ sở tổng hợp dự toán chi BHXH đƣợc chuyển của BHXH huyện, thị xã trực thuộc và số chi trực tiếp tại BHXH tỉnh. Dự toán chi hàng năm của BHXH tỉnh đƣợc lập và gửi BHXH Việt Nam. Sau khi đƣợc BHXH Việt Nam và Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam duyệt dự toán mới chính thức có giá trị.
Trên cơ sở xây dựng kế hoạch chi BHXH của các đơn vị dự toán, BHXH Việt Nam kiểm tra và giao kế hoạch chi BHXH cho các cấp triển khai thực hiện.
1.2.3.2. Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chi Bảo hiểm xã hội
Quản lý đối tượng hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội:
Các đối tƣợng hƣởng chế độ BHXH đó là: Đối tƣợng hƣởng lƣơng hƣu hàng tháng (Những ngƣời về hƣu trƣớc 01/01/1995 do NSNN đảm bảo. Hằng năm, NSNN chuyển kinh phí của đối tƣợng này sang quỹ BHXH, BHXH Việt Nam có trách nhiệm chuyển đến tận tay đối tƣợng. Những ngƣời nghỉ hƣu sau 01/01/1995 trở đi do quỹ BHXH đảm bảo). Đối tƣợng hƣởng chế độ tử tuất (Đối tƣợng này hƣởng trợ cấp chính gồm trợ cấp mai táng phí, trợ cấp tiền tuất một lần hoặc hàng tháng cho thân nhân ngƣời chết). Đối tƣợng hƣởng trợ cấp ốm đau – thai sản – dƣỡng sức. Đối tƣợng hƣởng trợ cấp TNLĐ – BNN. Từ năm 2009 trở đi có thêm trợ cấp thất nghiệp.
Quản lý điều kiện hưởng và mức hưởng Bảo hiểm xã hội hàng tháng của các đối tượng được hưởng Bảo hiểm xã hội:
Điều kiện và mức hƣởng các chế độ BHXH đƣợc nhà nƣớc quy định cụ thể trong luật BHXH. Vì vậy, cán bộ BHXH phải căn cứ vào những quy định cụ thể của luật BHXH và các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật BHXH để tính toán mức hƣởng cụ thể cho từng đối tƣợng. Điều kiện hƣởng chế độ BHXH sẽ quyết định tới việc bảo toàn giá trị của quỹ BHXH từ đó quyết định tới việc cân đối quỹ. Điều kiện hƣởng tƣơng đối rộng cũng có nghĩa là sẽ có nhiều đối tƣợng, nhiều trƣờng hợp đƣợc thụ hƣởng các chế độ BHXH, dẫn tới số tiền chi từ quỹ BHXH sẽ nhiều và ngƣợc lại. Mức hƣởng chế độ BHXH cao hay thấp cũng ảnh hƣởng khá nhiều đến việc cân đối quỹ BHXH. Để đánh giá mức hƣởng cao hay thấp cần phải căn cứ vào mức tiền lƣơng, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH.
Quản lý việc chi trả cho từng loại đối tượng hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội:
Theo luật BHXH hiện hành ở Việt Nam có các chế độ BHXH đƣợc chi trả nhƣ sau:
- Chế độ hƣu trí - Chế độ tử tuất
- Chế độ ốm đau, thai sản, dƣỡng sức - Chế độ TNLĐ – BNN
- Chế độ bảo hiểm thất nghiệp
BHXH Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo và điều hành BHXH các tỉnh, thành phố chi trả trợ cấp đến tận tay đối tƣợng đảm bảo kịp thời và đầy đủ.
Lập báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê tình hình chi trả chế độ BHXH theo quy định của chế độ Kế toán và luật Thống kê hiện hành:
- BHXH Tỉnh chỉ đạo BHXH quận, huyện thực hiện: Hàng tháng lập 02 bộ báo cáo chi lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH, danh sách thu hồi kinh phí chi
quản lý BHXH, danh sách đối tƣợng chƣa nhận lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH, danh sách không phải trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH, danh sách báo giảm BHXH. Trong đó, 01 bộ gửi BHXH tỉnh trƣớc ngày 30 hàng tháng, 01 bộ lƣu tại BHXH quận, huyện. Đồng thời, hàng quý căn cứ vào sổ chi trợ cấp ốm đau, thai sản, dƣỡng sức để lập 02 bản báo cáo chi ốm đau, thai sản, dƣỡng sức kèm theo danh sách đối tƣợng nghỉ hƣởng chế độ tính đến tháng cuối quý trên địa bàn quận, huyện quản lý. Trong đó, 01 bản gửi BHXH tỉnh trƣớc ngày 05 tháng đầu quý sau và 01 bản lƣu tại BHXH quận, huyện.
- BHXH tỉnh lập báo cáo quyết toán trên cơ sở tổng hợp quyết toán của các BHXH quận, huyện và việc chi thực tế của BHXH tỉnh. Lập 02 bộ báo cáo chi lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH tách nguồn đảm bảo, kèm theo biểu thuyết minh đối tƣợng tăng (giảm) hƣởng BHXH do 02 nguồn đảm bảo (01 bộ gửi Ban Kế hoạch tài chính của BHXH Việt Nam, 01 bộ lƣu tại BHXH tỉnh); hàng tháng căn cứ vào danh sách không phải trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH của các BHXH quận, huyện lập biểu tổng hợp danh sách không phải trả lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH toàn tỉnh và lƣu tại BHXH tỉnh; hàng quý, tổ chức xét duyệt báo cáo chi ốm đau, thai sản, dƣỡng sức do BHXH quận, huyện duyệt chi và báo cáo chi trả trực tiếp cho đối tƣợng BHXH tỉnh quản lý để lập 02 bản báo cáo tổng hợp chi ốm đau, thai sản, dƣỡng sức và 02 bản báo cáo thu hồi kinh phí (nếu có) và biểu thống kê số chƣa trả trợ cấp ốm đau, thai sản, dƣỡng sức (01 bản lƣu tại BHXH tỉnh, 01 bản gửi Ban Kế hoạch tài chính của BHXH Việt Nam trƣớc ngày 15 của tháng đầu quý sau).
Thanh toán chi phí KCB BHYT với cơ sở KCB: Trong tháng đầu của mỗi quý, cơ sở KCB gửi hồ sơ đề nghị thanh toán kèm theo dữ liệu thống kê chi phí KCB BHYT của quý trƣớc cho cơ quan BHXH, trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị thanh toán, cơ quan BHXH xem xét và thông báo kết quả giám định cho cơ sở KCB. Trong thời gian 15 ngày kể từ
ngày thông báo kết quả giám định chi phí KCB BHYT, cơ quan BHXH hoàn thành việc quyết toán với cơ sở KCB.
1.2.3.3. Thanh tra, kiểm tra thực hiện chi Bảo hiểm xã hội
Mục đích thanh tra kiểm tra chi Bảo hiểm xã hội:
Thanh tra, kiểm tra chi BHXH nhằm rà soát, chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót trong việc thực hiện chi BHXH đảm bảo đúng quy định, phát hiện những bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện chi BHXH. Theo quy định, cơ quan BHXH đƣợc quyền kiểm tra việc chấp hành chi BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động đƣợc phân cấp và UBND các phƣờng, xã (các đại lý chi trả BHXH) trong việc thực hiện chi BHXH. Trên cơ sở đó, cơ quan BHXH đƣa ra những kiến nghị để các đơn vị sử dụng lao động và UBND các phƣờng, xã thực hiện đúng các quy định về chi BHXH và có các biện pháp thích hợp, kịp thời xử lý các bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện chi BHXH. Đối với trƣờng hợp sai phạm lớn, kiến nghị với cơ quan BHXH cấp trên và cơ quan có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh kiểm tra của BHXH cấp trên và kiểm tra nội bộ cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp quận, huyện, còn có kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc (Thanh tra Chính phủ, kiểm toán Nhà nƣớc...), Kiểm tra giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội (Thanh tra nhân dân, kiểm tra của tổ chức công đoàn...)
Các hình thức thanh tra, kiểm tra chi Bảo hiểm xã hội:
Tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu và thời gian kiểm tra để lựa chọn loại hình kiểm tra phù hợp sau:
- Theo đối tƣợng đóng BHXH (các đơn vị sử dụng lao động): Căn cứ vào đặc điểm, tính chất, hình thức hoạt động của các đơn vị sử dụng lao động, các hình thức kiểm tra đƣợc phân theo chủ thể kiểm tra nhƣ: Kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc (Giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, thanh tra Chính phủ, kiểm toán Nhà nƣớc, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc chuyên ngành); Kiểm tra của các tổ chức chính trị - xã hội (Thanh tra nhân dân, kiểm
tra của các tổ chức Đảng, đoàn thể...); Kiểm tra của các cơ quan thông tin (Đài, báo trí..); Kiểm tra của cấp trên.
- Theo thời gian: Kiểm tra thƣờng xuyên; kiểm tra định kỳ; kiểm tra đột xuất. - Theo quá trình: Kiểm tra trƣớc, trong và sau hoạt động.
- Theo phạm vi trách nhiệm: Kiểm tra nội bộ; kiểm tra của các cơ quan ngoài hệ thống theo quy định của pháp luật.
Nội dung thanh tra, kiểm tra chi Bảo hiểm xã hội:
- Kiểm tra việc giải quyết, thanh toán, chi trả các chế độ BHXH cho ngƣời đƣợc thụ hƣởng. Quá trình này liên quan trực tiếp đến ngƣời đƣợc thụ hƣởng, đến cơ quan BHXH và các cơ quan có liên quan nhƣ chủ sử dụng lao động, cơ quan giám định sức khoẻ
- Kiểm tra việc quản lý đối tƣợng hƣởng lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH thƣờng xuyên, tình hình biến đông tăng giảm đối tƣợng.
- Kiểm tra việc chấp hành công tác quyết toán, chấp hành công tác kế toán - thống kê.