CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý chi Bảo hiểm xã hội tạ
4.3.6. Các giải pháp khác
Nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ, viên chức:
Mỗi cán bộ, viên chức trong cơ quan BHXH quận Đống Đa không chỉ cần các nghiệp vụ chuyên môn sâu mà còn là những ngƣời hiểu về chế độ chính sách xã hội, có lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao. Vì vậy cần chú trọng đến công tác bồi dƣỡng bố trí cán bộ làm công tác BHXH sao cho phù hợp với năng lực, sở trƣờng và chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. BHXH quận Đống Đa đã thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong việc tiếp nhận, giải quyết chế độ chính sách BHXH theo quy định của ngành, nên cán bộ, viên chức tại BHXH quận Đống Đa cần chuyển đổi tác phong làm việc hành chính sang tác phong phục vụ đối tƣợng tham gia BHXH. Tăng cƣờng đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn để cán bộ, viên chức đều có trình độ chính trị vững vàng, có thái độ tận tụy với công việc, có ý thức phục vụ tốt. Thƣờng xuyên đề nghị và cử các cán bộ viên chức tham gia các lớp tập huấn về quản lý, chuyên môn. Nâng cao trình độ lý luận chính trị và quản lý Nhà nƣớc, tin học, ngoại ngữ cho cán bộ, viên chức trong cơ quan.
Tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan chức năng:
BHXH quận Đống Đa cần tăng cƣờng sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong địa bàn quận trong việc quản lý chi BHXH cụ thể nhƣ phối hợp với chi cục thuế quận quản lý chặt chẽ theo dõi biến động tăng giảm
đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc theo luật BHXH nhằm đảm bảo giải quyết kịp thời quyền lợi cho ngƣời lao động, nhận thông tin về đơn vị đƣợc cung cấp mã số thuế, những đơn vị mới kinh doanh từ bên chi cục thuế và ban kế hoạch và đầu tƣ quận để có kế hoạch triển khai vận động tham gia BHXH. Phối hợp với phòng Lao động, thƣơng binh và xã hội quận cùng Liên đoàn lao động quận trong việc tăng cƣờng giám sát thực hiện đăng ký, xây dựng thang bảng lƣơng, thỏa ƣớc lao động cho ngƣời lao động có quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, vận động thành lập công đoàn ở các đơn vị ngoài quốc doanh nhằm đại diện hợp pháp, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động. Phối hợp với trung tâm y tế, các bệnh viện trên địa bàn quận thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho ngƣời tham gia BHXH, BHYT và chất lƣợng phục vụ của cơ sở KCB. Phối hợp với UBND quận, phƣờng, các cơ quan truyền thông, truyền hình, phát thanh trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH, BHYT để ngƣời lao động và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của BHXH, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội và quyền lợi khi tham gia BHXH.
Đẩy mạnh cải cách hành chính:
Bám sát các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc để buộc các đơn vị sử dụng lao động thực hiện nghiêm túc chế độ BHXH, BHYT, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động. Đẩy mạnh cải cách về thủ tục hành chính, triển khai đảm bảo tiến độ và chất lƣợng việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 – 2008 vào hoạt động của cơ quan BHXH quận, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng lao động, ngƣời lao động, ngƣời tham gia, ngƣời thụ hƣởng các chế độ BHXH, BHYT đúng luật định. Mạnh dạn đề nghị sửa đổi những điều còn chƣa hợp lý của luật BHXH, BHYT với thực tế cuộc sống nhƣ tăng hƣởng chế độ hƣởng trợ cấp TNLĐ, BNN cho những thƣơng tật có tỷ lệ suy giảm sức khỏe lớn từ 81% trở lên và trợ cấp tuất nuôi dƣỡng. Trợ cấp tuất có thể lựa chọn giữa tuất một lần và tuất thƣờng xuyên phù hợp với gia đình của thân
nhân ngƣời hƣởng chế độ BHXH sau khi chết, phối hợp với bên Lao động, thƣơng binh – xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho những đối tƣợng hƣởng tuất diện già cả, cô đơn không nơi nƣơng tựa có thể vẫn hƣởng hai loại chế độ trợ cấp của hai ngành. Cần thêm có sự ƣu đãi cho những đối tƣợng đã tham gia BHXH trên 10 năm đến dƣới 15 năm bị cắt mất sức khi hết hạn hƣởng mất sức mà cho đến giờ vẫn chƣa có chế độ trợ cấp gì nhƣ là có thể cho họ tham gia thêm BHXH tự nguyện để đủ 15 năm đóng BHXH đƣợc hƣởng trợ cấp theo QĐ 613/TTg…
KẾT LUẬN
BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta, đã và đang phát huy vai trò hết sức to lớn, chính sách này thể hiện trình độ văn minh, tiềm lực và sức mạnh kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý nhà nƣớc, từ đó góp phần ổn định đời sống của hàng triệu ngƣời lao động và gia đình họ khi gặp phải những trƣờng hợp ốm đau, bệnh tật, mất mát trong cuộc sống.
Bảo hiểm xã hội là một nhu cầu khách quan của ngƣời lao động. Vì vậy nó trở thành quyền về con ngƣời. Quản lý chi bảo hiểm xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của BHXH quận Đống Đa nói riêng và bảo hiểm xã hội Việt Nam nói chung. Công tác quản lý chi có tác dụng ổn định và phát triển quỹ bảo hiểm xã hội, đảm bảo cho việc chi trả các chế độ BHXH, góp phần ổn định kinh tế xã hội, trật tự và an toàn xã hội.
Trong những năm gần đây, công tác quản lý chi BHXH tại BHXH quận Đống Đa đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, đảm bảo các nguyên tắc chi BHXH (Chi đúng, chi đủ, chi kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động). Tuy nhiên hoạt động chi BHXH tại BHXH quận Đống Đa còn những hạn chế và bất cập. Để công tác chi BHXH tại BHXH quận Đống Đa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, BHXH quận Đống Đa cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này. Đó là các giải pháp: Hoàn thiện hệ thống và quy trình chi trả BHXH; quản lý chặt chẽ đối tƣợng đƣợc hƣởng chế độ BHXH, kinh phí chi trả, cân đối quỹ BHXH và ổn định lâu dài; tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát công tác chi BHXH; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chi trả BHXH; nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ, viên chức; tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan chức năng; đẩy mạnh cải cách hành chính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Huy Ban, 1999. Chiến lược phát triển BHXH phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 2. Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015. Báo
cáo chi BHXH. Hà Nội.
3. Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015. Báo cáo công tác kiểm tra BHXH. Hà Nội.
4. Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015. Báo cáo tổng kết công tác năm BHXH. Hà Nội.
5. Báo cáo công tác đảng, 2015. Đảng bộ quận Đống Đa. Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Chính, 2010. Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế. trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân.
7. Đỗ Minh Cƣơng và Mạc Văn Tiến, 1996. Góp phần đổi mới và hoàn thiện chính sách bảo đảm xã hội ở nước ta hiện nay. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
8. Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Tú, 1999. Khung chính sách xã hội trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường (Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam). Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
9. Phạm Văn Đức, 2010. Vấn đề dân sinh và xã hội hài hòa. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
10. Đào Thế Khoa, 2012. Thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chi tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân.
11. Ngô Võ Lƣợc, 2014. Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi quỹ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc tại Bảo
hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình. Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh. Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội.
12. Phạm Xuân Nam, 2001. Quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
13. Vũ Văn Phúc, 2012. An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
14. Quốc hội nƣớc CHXHCH Việt Nam, 2006. Luật Bảo hiểm xã hội. Quốc hội khoá 11. Hà Nội.
15. Quốc hội nƣớc CHXHCH Việt Nam, 2008. Luật Bảo hiểm xã hội. Quốc hội khoá 12. Hà Nội.
16. Quốc hội nƣớc CHXHCH Việt Nam, 2014. Luật Bảo hiểm xã hội, luật số 58/2014/QH13. Quốc hội khoá 13. Hà Nội.
17. Đỗ Văn Sinh, 2005. Quản lý tài chính trong Bảo hiểm xã hội Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. Luận án tiến sỹ kinh tế. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
18. Ulrich Dornberg, Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn và Trần Văn Đoàn, 2008.
Công bằng xã hội, trách nhiệm và đoàn kết xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.