Các phƣơng pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Quận Đống Đa thành phố Hà Nội (Trang 43 - 44)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Các phƣơng pháp cụ thể

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu, số liệu

Luận văn sử dụng các thông tin, dữ liệu, số liệu thứ cấp. Các thông tin, dữ liệu, số liệu này đƣợc thu thập từ các văn bản quản lý các cấp có liên quan đến chi BHXH, từ các công trình nghiên cứu có liên quan, từ các báo cáo hoạt động của BHXH thành phố Hà Nội, BHXH quận Đống Đa.

2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp kết hợp thống kê mô tả

Ở Chƣơng 1, trên cơ sở phân tích một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, luận văn dùng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra nhận xét về những kết quả nghiên cứu chủ yếu và khoảng trống trong nghiên cứu.

Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quản lý chi BHXH tại BHXH một số quận, thị xã, luận văn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để rút ra bài học có thể áp dụng cho BHXH quận Đống Đa.

Ở Chƣơng 3, trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý chi BHXH tại BHXH quận Đống Đa, luận văn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra

những nhận xét, đánh giá về những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý chi BHXH tại BHXH quận Đống Đa.

Những nội dung để có thể mang tính thuyết phục, thực tiễn cao thì không thể thiếu những nguồn số liệu trích dẫn cụ thể, gắn liền với thực tiễn. Lúc này, phƣơng pháp thống kê đƣợc phát huy tác dụng, bằng việc lấy mẫu số liệu tập hợp từ các năm từ BHXH quận Đống Đa, thành phố Hà Nội trong năm 2010- 2014 và ghi chép lại một cách có hệ thống để làm cơ sở phân tích khoa học.

2.2.3. Phương pháp so sánh

Luận văn không chỉ xoay quanh vấn đề quản lý chi BHXH tại quận Đống Đa- Hà Nội mà còn đi sâu thêm vào thực tế tại một số địa bàn khác có những đặc điểm tƣơng đồng hay gần kề với quận. Tại đó, tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh để so sánh sự quản lý chi BHXH giữa hai địa phƣơng, thấy đƣợc những cái độc đáo, sáng tạo, quản lý khoa học của các địa phƣơng khác để làm cơ sở học hỏi, áp dụng vào quận Đống Đa. Từ đó sẽ giúp cho quận khắc phục đƣợc những hạn chế cũng nhƣ nâng cao hiệu quả quản lý chi BHXH trong hiện tại và tƣơng lai.

Trong luận văn, tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp này để so sánh tình hình quản lý chi BHXH tại BHXH quận Đống Đa giai đoạn 2010 – 2014 với giai đoạn 2005 – 2009.

2.2.4. Các phương pháp khác

Ngoài những phƣơng pháp chính nêu trên, trong luận văn tác giả còn kết hợp thêm những phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp kết hợp lôgíc với lịch sử, phƣơng pháp hệ thống… để thực hiện có kết quả mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Quận Đống Đa thành phố Hà Nội (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)