CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu của đề tài
Công tác quản lý chi BHXH tại BHXH quận Đống Đa bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố, trong đó đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Đống Đa là một yếu tố quan trọng. Trong phần này luận văn tập trung phân tích đặc
điểm kinh tế - xã hội của quận Đống Đa trong giai đoạn 2010 – 2014 đã có những thay đổi nhƣ thế nào từ đó làm tiền đề cho việc phân tích tình hình quản lý chi BHXH tại BHXH quận Đống Đa, thành phố Hà Nội ở phần tiếp theo.
- Về kinh tế:
Đống Đa là một trong bốn quận trung tâm của thành phố Hà Nội, với diện tích 9,96 km2, trên 40 vạn dân, 5 năm qua (2010 – 2014) mặc dù bối cảnh kinh tế trong nƣớc còn gặp nhiều khó khăn, song kinh tế quận Đống Đa luôn giữ vững ổn định, mức tăng trƣởng năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Kinh tế quận liên tục phát triển, đạt mức tăng trƣởng cao. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng hƣớng tăng dần tỷ lệ thƣơng mại – dịch vụ so với công nghiệp – xây dựng, đúng với đặc trƣng phát triển của quận đô thị trung tâm. Tỷ lệ thƣơng mại dịch vụ chiếm 60%, công nghiệp – xây dựng chiếm 40%. Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế tăng bình quân 11,13%/năm. Các thành phần kinh tế đƣợc khuyến khích đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi phát triển, trên địa bàn quận có trên 12.000 doanh nghiệp hoạt động với tổng vốn đầu tƣ 138.432 tỷ đồng (vốn đầu tƣ khu vực ngoài Nhà nƣớc chiếm 32,8%). Thu chi ngân sách trên địa bàn đạt kết quả tốt, tổng thu trong 5 năm hoàn thành vƣợt chỉ tiêu thành phố giao, bình quân hàng năm đạt 125,3% kế hoạch/năm. Năm 2013 tổng thu ngân sách Nhà nƣớc toàn quận Đống Đa đƣợc trên 3.866 tỷ đồng, đạt 101,71% so kế hoạch và bằng 108,66% so cùng kỳ năm 2012. Năm 2014 thu ngân sách đƣợc trên 3.037 tỷ đồng, đạt 158,35% so kế hoạch và 110% so cùng kỳ năm 2013.
- Về xây dựng và quản lý đô thị:
Công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội đƣợc chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm nhất là các công trình giao thông quan trọng. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tăng cƣờng văn minh đô thị... làm cho diện mạo đô thị có nhiều thay đổi và chuyển biến tích cực.
Nhiều dự án của Trung ƣơng, thành phố Hà Nội đã đƣợc hoàn thành đúng tiến độ, phục vụ thiết thực cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân nhƣ: Xây dựng các cầu vƣợt nhẹ, cầu cho ngƣời đi bộ, hầm đi bộ tại các ngã tƣ, nút giao thông lớn; hoàn thành tuyến đƣờng vành đai I đoạn Kim Liên – Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu, tuyến đƣờng Cát Linh – La Thành – Thái Hà – Yên Lãng, cống hóa các mƣơng thoát nƣớc; hoàn thành xây dựng 04 trƣờng mầm non công lập tại các phƣờng; xây dựng trạm sử lý chất thải và cải tạo sửa chữa bệnh viện; đang tích cực triển khai dự án đƣờng vành đai II và dự án đƣờng sắt đô thị trên cao Cát Linh – Hà Đông. Trong năm năm qua quận đã đầu tƣ trên 1.285 tỷ đồng để xây dựng, cải tạo các công trình phục vụ đời sống dân sinh, giải quyết và tiếp nhận 78.618 hồ sơ có liên quan đến các thủ tục hành chính về công tác quản lý đất đai. Giải phóng mặt bằng trên 40 dự án, tổng số diện tích đất đã thu hồi 280.568m2 của 1.750 hộ dân và 150 cơ quan, đơn vị.
- Về văn hóa – xã hội:
+ Lao động và việc làm: Hằng năm quận tạo điều kiện và hỗ trợ giải quyết việc làm cho từ 9,3 – 9,5 nghìn lao động/năm. Tạo điều kiện hỗ trợ vốn sản xuất - kinh doanh với tổng vốn vay trên 10 tỷ đồng, tăng thu nhập cho các hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm bền vững từ 1,41% năm 2011 xuống còn 0,66% năm 2014.
+ Công tác ngƣời có công và xã hôi đƣợc quan tâm thƣờng xuyên. Năm 2014 xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đạt trên 8 tỷ đồng, xây dựng “Quỹ vì ngƣời nghèo” trên 10 tỷ đồng, xây dựng 11 nhà tình nghĩa, hỗ trợ trên 500 triệu đồng cho học sinh nghèo vƣợt khó học giỏi và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn..
+ Giáo dục và đào tạo phát triển cả quy mô và chất lƣợng, xây dựng mạng lƣới các trƣờng học, triển khai hiệu quả các chƣơng trình, đề án gắn với
thực hiện các nội dung đổi mới giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đƣợc chuẩn hóa, trình độ nâng lên. Áp dụng công nghệ thông tin vào các chƣơng trình giảng dạy. Cuối năm 2013 quận đƣợc thành phố Hà Nội quyết định công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi và có 31/62 trƣờng đạt trƣờng chuẩn quốc gia.
+ Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe và đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội đƣợc cấp ủy, chính quyền tập trung chỉ đạo và phối hợp với nhân dân thực hiện tích cực, có nhiều tiến bộ.
+ Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều loại hình phong phú gắn với các phong trào thi đua yêu nƣớc. Duy trì vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Hằng năm, trung bình có trên 88% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, toàn quận có 76.701 gia đình văn hóa, và 59% tổ dân phố đạt tổ dân phố văn hóa.
+ Hiện nay, toàn quận có 106 tổ chức cơ sở đảng và 26.156 đảng viên. Xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, bên cạnh việc thƣờng xuyên quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, triển khai sâu rộng hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” quận cũng xác định công tác tổ chức cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá. Trong nhiệm kỳ qua đã điều động, luân chuyển, bổ nhiệm 167 đồng chí, mở 272 lớp đào tạo bồi dƣỡng cho 61.410 cán bộ các cấp, 02 lớp đào tạo trung cấp hệ tại chức, 01 lớp cử nhân chính trị, cử nhiều cán bộ chủ chốt theo học cao cấp chính trị và trên đại học. Tiến hành kiểm tra 2.263 lƣợt tổ chức đảng, giám sát 1.108 lƣợt tổ chức cơ sở đảng và 27 đảng viên, xử lý kỷ luật 48 đảng viên có sai phạm.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Khái quát về bảo hiểm xã hội quận Đống Đa
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa,Thành phố Hà Nội.
BHXH quận Đống Đa đƣợc thành lập ngày 12/07/1995 theo quyết định 01/QĐ – TCCB, ngày 12/07/1995 của Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội. BHXH quận Đống Đa là đơn vị cấp ba trực thuộc hệ thống BHXH Việt Nam, có chức năng giúp BHXH thành phố Hà Nội quản lý thu và tổ chức thực hiện chi trả các chế độ chính sách BHXH trên địa bàn quận Đống Đa.
BHXH quận Đống Đa chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp toàn diện của BHXH thành phố Hà Nội. Chịu sự quản lý về mặt hành chính Nhà nƣớc của UBND quận Đống Đa. Có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng, hệ thống tổ chức bộ máy gọn nhẹ là một trong những cơ sở để công việc đạt đƣợc hiệu quả.
BHXH quận Đống Đa hoạt động với sự phối hợp chặt chẽ của 21 phƣờng thuộc quận Đống Đa và các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ viên chức công chức là những ngƣời có bằng cấp, nhanh nhạy, sáng tạo, đồng thời luôn đƣợc trau dồi kiến thức về BHXH và luôn nỗ lực hết mình trong công việc để đạt hiệu quả cao nhất.
Song hiện tại trụ sở của BHXH quận Đống Đa vẫn đang mƣợn tạm tại 106 Tô Hiến Thành thuộc địa bàn quận Hai Bà Trƣng. (Trong tƣơng lai gần, cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016 trụ sở BHXH quận Đống Đa sẽ đƣợc di rời đến đƣờng Hồ Đắc Di, Nam Đồng, Đống Đa trong khuôn viên 900m2). Trụ sở nằm trên địa bàn quận khác nên việc phối kết hợp công tác với các ban ngành trong quận cũng nhƣ giao dịch của đối tƣợng đến giải quyết công việc
gặp không ít khó khăn và phiền phức. Khối lƣợng công việc lớn cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội đòi hỏi độ chính xác cao và áp dụng khoa học công nghệ thông tin vào quản lý đối tƣợng, BHXH quận Đống Đa hiện tại có 78 viên chức song lƣợng công việc vẫn còn áp lực quá lớn và nặng nề.
3.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa.
- Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch công tác năm trình Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội phê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Hƣớng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHXH; đôn đốc, theo dõi việc thu nộp BHXH của các đơn vị trên địa bàn quận hoặc trực tiếp thu BHXH theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH thành phố Hà Nội;
- Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tƣợng hƣởng các chế độ BHXH do BHXH thành phố Hà Nội chuyển đến theo phân cấp. Theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng, giảm đối tƣợng hƣởng chế độ trong quá trình chi trả;
- Tiếp nhận đơn thƣ khiếu nại, tố cáo về chế độ, chính sách BHXH để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với BHXH thành phố Hà Nội xem xét, giải quyết;
- Tổ chức ký kết hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lƣới chi trả BHXH ở xã, phƣờng, thị trấn;
- Quản lý các loại đối tƣợng khám chữa bệnh bắt buộc và tự nguyện theo quy định của BHXH thành phố Hà Nội trên địa bàn phụ trách; hƣớng dẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện các thủ tục phục vụ cho việc khai thác phát hành hoặc gia hạn thẻ khám chữa bệnh theo phân cấp của BHXH thành phố Hà Nội;
- Thực hiện công tác giám định chi phí khám chữa bệnh của ngƣời có sổ, thẻ BHXH tại các cơ sở khám chữa bệnh. Tiếp nhận và hƣớng dẫn ngƣời bệnh trong quá trình đến khám chữa bệnh, giải quyết những vƣớng mắc và đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân có sổ, thẻ BHXH;
- Thực hiện việc thông tin, tuyên truyền, giải thích chính sách, chế độ BHXH trên địa bàn quận Đống Đa;
- Quản lý công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH quận theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH thành phố Hà Nội;
Để thực hiện các nhiệm vụ đƣợc thành phố Hà Nội giao cho, cơ quan BHXH quận Đống Đa phân chia thành 06 bộ phận nghiệp vụ để triển khai công việc một cách chi tiết, cụ thể. (Tại BHXH quận, huyện, thị trấn khi phân cấp hoạt động sẽ không đƣợc phân chia thành phòng ban mà chỉ đƣợc gọi là bộ phận, chịu sự quản lý trực tiếp của lãnh đạo cơ quan BHXH quận, huyện, thị trấn và chịu sự quản lý chuyên môn nghiệp vụ tại mỗi phòng ban trên BHXH cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng). Mỗi bộ phận có một chức năng và nhiệm vụ riêng, làm tốt các nhiệm vụ đó có nghĩa là toàn bộ hệ thống BHXH quận Đống Đa đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà BHXH thành phố Hà Nội đề ra.
3.1.3. Hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động của Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa
Bộ máy hoạt động của BHXH quận Đống Đa đƣợc khái quát qua sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức BHXH quận Đống Đa gồm 01 Giám đốc, 03 phó Giám đốc và 06 bộ phận nghiệp vụ (đƣợc chia thành 07 tổ).
- Giám đốc: Là ngƣời đứng đầu cơ quan BHXH quận, phụ trách chung
và chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động công tác BHXH trên địa bàn quận Đống Đa. Quản lý, phụ trách trực tiếp bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ kiêm Bí thƣ Đảng.
- Phó Giám đốc: Là ngƣời có nhiệm vụ thƣờng trực, giúp việc cho Giám đốc. Phó Giám đốc thay thế cho Giám đốc điều hành cơ quan khi Giám đốc vắng mặt. BHXH quận Đống Đa có 03 Phó Giám đốc, 01 Phó Giám đốc trực tiếp phụ trách bộ phận Thu và bộ phận sổ - thẻ, 01 Phó Giám đốc trực tiếp phụ trách kế toán – tài vụ và bộ phận chính sách kiêm phó Bí thƣ Đảng,
01 Phó Giám đốc phụ trách trực tiếp bộ phận Giám định BHYT kiêm Chủ tịch Công đoàn.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Nguồn: BHXH quận Đống Đa - Bộ phận Thu: Bộ phận này chia thành 02 tổ Thu, bao gồm những cán bộ, viên chức làm nghiệp vụ thu BHXH. Bộ phận Thu có các nhiệm vụ chủ yếu nhƣ lập kế hoạch thu BHXH hàng tháng, quý, năm; hƣớng dẫn các đơn vị sử dụng lao động lập danh sách lao động, quỹ tiền lƣơng đóng BHXH, BHYT
Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Tiếp nhận (một cửa) và quản lý hồ sơ Giám đốc Bộ phận Giám định BHYT Bộ phận Thu BHXH Bộ phận cấp Sổ - thẻ Bộ phận kế toán – tài vụ Bộ phận Chính sách
hàng tháng, theo dõi, đôn đốc đơn vị nộp BHXH đúng, đủ, kịp thời, đồng thời xác nhận để thanh toán các chế độ ngắn hạn cho ngƣời lao động trong đơn vị ; báo cáo kết quả thu BHXH về BHXH thành phố Hà Nội.
- Bộ phận cấp Sổ - Thẻ: Là bộ phận có trách nhiệm cấp sổ BHXH và
thẻ BHYT cho các đối tƣợng tham gia BHXH theo phân cấp một cách kịp thời; hƣớng dẫn đơn vị viết tờ khai cấp sổ BHXH, đối chiếu tờ khai cấp sổ với giấy tờ gốc để thực hiện việc cấp sổ BHXH.
- Bộ phận Chế độ chính sách: Gồm những cán bộ, viên chức quản lý
chế độ chính sách. Nhiệm vụ của bộ phận này là xét duyệt hồ sơ để gửi lên BHXH thành phố Hà Nội giải quyết các chế độ hƣu trí, tử tuất, mai táng phí cho đối tƣợng; giải quyết các đơn từ chuyển đến, chuyển đi, thắc mắc chế độ hƣởng BHXH, điều chỉnh lại các chế độ BHXH của đối tƣợng đã và đang hƣởng BHXH do hết tuổi lao động nhƣ hƣu trí, hƣu quân đội, mất sức, TNLĐ, BNN, tử tuất hàng tháng; điều chỉnh hƣởng chế độ theo thẻ ATM...
- Bộ phận Kế toán – Tài vụ: Gồm những cán bộ, viên chức làm nghiệp vụ chi BHXH. Bộ phận này có nhiệm vụ chi lƣơng hƣu và các chế độ cho đối tƣợng hƣởng BHXH hàng tháng hay một lần. Chi các chế độ ốm đau – thai sản – dƣỡng sức cho ngƣời lao động đang làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động đủ điều kiện hƣởng; giao dịch với kho bạc và ngân hàng về số tiền hàng tháng, quý, năm BHXH nhận đến hoặc chuyển đi; quyết toán với BHXH thành phố Hà Nội.
- Bộ phận Giám định: Là các cán bộ, viên chức theo dõi bệnh viện về việc khám chữa bệnh tại các trung tâm y tế và bệnh viện trên địa bàn đƣợc phân cấp; kiểm tra thủ tục, giấy tờ phiếu khám chữa bệnh BHYT và khám, chữa bệnh tại bệnh viện...
- Bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ:
+ Tiếp nhận hồ sơ (một cửa): Là các cán bộ, viên chức làm nhiệm vụ trực tiếp với đối tƣợng hƣởng chế độ BHXH và các cán bộ của đơn vị sử dụng
lao động đƣợc cử lên làm việc với BHXH quận Đống Đa; tiếp nhận toàn bộ hồ sơ, giấy tờ, chứng từ và các thắc mắc của đối tƣợng cũng nhƣ của các đơn vị sử dụng lao động lên làm việc; giải quyết tại chỗ những thắc mắc yêu cầu của đối tƣợng và hƣớng dẫn đối tƣợng lập hồ sơ giải quyết chế độ của mình và chuyển kết quả nhận đƣợc vào các bộ phận chuyên môn của BHXH quận