1.2. Cơ sở lý luận về quản lý chi bảo hiểm xã hội
1.2.4. Tiêu chí đánh giá quản lý chi Bảo hiểm xã hội
- Với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động, tiêu chí đánh giá công tác quản lý chi BHXH trƣớc hết là phải đảm bảo quyền lợi của ngƣời lao động tƣơng ứng với nghĩa vụ đóng góp của họ. Trong nền kinh tế thị trƣờng, ngƣời lao động thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng hƣởng chế độ BHXH. Quyền lợi đƣợc hƣởng phù hợp với mức đóng góp và thời gian đóng góp BHXH của từng ngƣời lao động theo quy định của pháp luật. Ngoài ra để tạo nguồn tài chính ổn định cho quỹ BHXH, cân đối đƣợc trong những trƣờng hợp Nhà nƣớc thay đổi chính sách kinh tế - xã hội hoặc các rủi ro bất khả kháng thì Nhà nƣớc cũng phải đóng góp để hỗ trợ quỹ, số tiền đóng góp đƣợc tính trên cơ sở tiền lƣơng hoặc thu nhập và đƣợc hạch toán vào giá thành sản phẩm và có chế tài sử lý thật nghiêm minh
những đơn vị sử dụng lao động trốn tránh nghĩa vụ đóng góp BHXH. Đảm bảo quyền lợi của ngƣời tham gia BHXH đƣợc đánh giá theo các tiêu chí sau:
+ Chi đúng đối tƣợng đƣợc quy định bởi pháp luật. + Chi đủ số lƣợng theo quy định của pháp luật. + Chi kịp thời theo thời gian quy định.
- Quản lý chi BHXH còn phải đảm bảo đƣợc cân đối thu với chi. Hoạt động BHXH không mang tính chất kinh doanh mà mang tính chất của quỹ tƣơng hỗ bảo hiểm. Mục đích hoạt động trƣớc hết nhằm bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động khi gặp rủi ro, sau nữa đảm bảo an toàn cho xã hội và nền kinh tế. Hoạt động BHXH chủ yếu dựa trên nguyên tắc “lấy số đông bù số ít” mang tính chất cộng đồng, tính chất xã hội giữa những ngƣời lao động, trừ chế độ bảo hiểm hƣu trí và tử tuất dựa chủ yếu trên nguyên tắc hoàn trả trực tiếp. Các khoản đóng góp vào quỹ BHXH phụ thuộc vào mức độ sử dụng chi trả của các chế độ BHXH, nếu quỹ không đủ bù đắp thì phải nâng mức đóng góp hoặc hạ thấp mức chi trả để đảm bảo luôn luôn cân đối giữa thu và chi. Vì vậy, trong quản lý chi BHXH phải tổ chức công tác kế toán, kiểm tra sử dụng một cách chặt chẽ, đúng pháp luật, sử dụng tiền nhàn rỗi đầu tƣ sinh lời có hiệu quả, quỹ đƣợc bảo toàn và phát triển để có điều kiện bảo đảm quyền lợi cho ngƣời lao động hoặc giảm đƣợc sự tài trợ của Nhà nƣớc.
Quản lý chi BHXH phải là một hoạt động độc lập thống nhất trong phạm vi toàn quốc trên cơ sở pháp luật của Nhà nƣớc đã ban hành và chịu sự kiểm tra, giám sát, quản lý của Nhà nƣớc về chấp hành pháp luật BHXH đối với các bên tham gia BHXH. Hoạt động của tài chính BHXH phải đảm bảo đƣợc sự cân đối, bảo toàn và phát triển quỹ để bảo đảm quyền lợi cho ngƣời lao động tham gia BHXH. Nhà nƣớc phải luật pháp hóa việc đầu tƣ vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH tạo điều kiện tự chủ và tự chịu trách nhiệm của tổ chức
BHXH về kết quả đầu tƣ bảo toàn và phát triển vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH phù hợp với cơ chế thị trƣờng và đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo chắc chắn, an toàn tuyệt đối, có khả năng thanh khoản cao + Phải có lãi
+ Phải đáp ứng đƣợc nhu cầu thanh toán thƣờng xuyên việc chi trả các chế độ BHXH phát sinh.