Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Quận Đống Đa thành phố Hà Nội (Trang 34 - 37)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý chi bảo hiểm xã hội

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi Bảo hiểm xã hội

1.2.5.1. Yếu tố về thu Bảo hiểm xã hội

Công tác quản lý thu là yếu tố hàng đầu ảnh hƣởng đến việc cân đối quỹ và chi các chế độ BHXH về sau. Nếu công tác thu kém, không khai thác hết đƣợc nguồn thu, không đảm bảo số thu... thì chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả thu không đủ chi, quỹ sẽ bị mất cân đối. Muốn đảm bảo công tác quản lý thu trƣớc hết cần:

- Đối với ngƣời lao động: Ảnh hƣởng đến công tác quản lý chi trả chế độ BHXH từ phía ngƣời lao động xuất phát từ nhận thức cũng nhƣ lòng tin của họ vào chính sách BHXH để có những đấu tranh đòi hỏi đúng quyền lợi của mình với chủ sử dụng lao động tham gia BHXH đúng đối tƣợng, đúng mức thu nhập, đồng nghĩa với việc đòi hỏi đúng quyền lợi chi trả khi có rủi ro xảy ra. Mức đóng phù hợp với mức hƣởng sẽ đảm bảo cân đối thu – chi, góp phần cân đối quỹ.

- Đối với ngƣời sử dụng lao động: Ảnh hƣởng đến công tác quản lý chi chế độ BHXH từ phía ngƣời sử dụng lao động cũng chính từ nhận thức, chấp hành pháp luật của doanh nghiệp mà tham gia đóng đầy đủ quyền lợi cho ngƣời lao động, tránh đƣợc tình trạng nợ đọng, trốn tránh, trục lợi bảo hiểm. Việc đảm bảo số ngƣời lao động tham gia đông đảo sẽ góp phần không nhỏ trong việc thực hiện quy luật số đông, lấy số đông ngƣời tham gia BHXH để chi trả cho số ít ngƣời đủ điều kiện.

- Đối với cơ quan BHXH: Đó là trình độ của cán bộ quản lý và thực hiện công tác thu BHXH. Sự tuyên truyền của ngành BHXH đến với ngƣời dân nói chung và ngƣời lao động nói riêng để họ nhận thức đƣợc tầm quan trọng và vai trò của chính sách BHXH thì họ sẽ có ý thức tự giác trong việc tham gia BHXH.

1.2.5.2. Về quản lý tài chính Bảo hiểm xã hội

Đây là điều kiện tiên quyết để xác lập các điều kiện của một chế độ BHXH. Một trong những nguyên tắc là cân bằng thu – chi. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý chi BHXH trong nhóm này đó là:

- Quy định mức hƣởng và mức đóng cân bằng

- Cơ cấu các khoản chi: Trong cơ cấu chi BHXH có nhiều khoản chi nhƣng cơ bản có ba khoản chi là chi các chế độ, chi bộ máy và chi đầu tƣ xây dựng. Một khi cơ cấu chi thiếu hợp lý cũng là nguyên nhân gây lạm chi, mất cân đối quỹ.

- Công tác quản lý chi: Hiện tƣợng lạm dụng quỹ, thất thoát quỹ... là những biểu hiện cho sự lỏng lẻo của cơ chế quản lý chi, tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng, trục lợi cũng sẽ làm ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả chi BHXH.

- Công tác đầu tƣ q uỹ: Đầu tƣ kém hiệu quả khi không thu hồi đƣợc vốn, đầu tƣ quỹ không có lãi hay lãi thấp hơn trƣợt giá thị trƣờng cũng là nguy cơ gây bất ổn quỹ.

- Chính sách tiền lƣơng của Chính phủ: Việc điều chỉnh chính sách tiền lƣơng của Chính phủ sẽ có tác động tới thu và chi BHXH.

- Cơ chế hoạt động của ngành BHXH: Trình độ của cán bộ công chức viên chức trong ngành BHXH có sự đào tạo chuyên môn nghiệp vụ vững, chế độ đãi ngộ với cán bộ công chức viên chức trong ngành; Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến sẽ làm giảm gánh nặng công việc, tiết kiệm thời gian, công sức, đem lại hiệu suất lao động cao.

1.2.5.3. Về điều kiện kinh tế - xã hội

- Sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc: Nền kinh tế - xã hội của đất nƣớc phát triển đòi hỏi hệ thống an sinh xã hội cũng không ngừng phát triển

theo trong đó quan trọng nhất là hệ thống chính sách BHXH. Chính sách BHXH cần đƣợc mở rộng cả về phạm vi bao phủ các đối tƣợng tham gia, đối tƣợng thụ hƣởng và quy mô các chế độ thực hiện.

- Tốc độ phát triển nền kinh tế: Tăng trƣởng kinh tế làm cho thu nhập ngƣời lao động tăng, ngƣời lao động sẵn sàng tham gia BHXH với mức đóng BHXH cao hơn, thu về BHXH tăng đảm bảo tốt nguồn chi BHXH.

- Chính sách dân số của đất nƣớc

- Trình độ quản lý lao động, quản lý xã hôi - Chính sách lao động và việc làm

- Trình độ dân trí và nhận thức xã hội - Các chính sách khác của Nhà nƣớc...

1.2.5.4. Bộ máy quản lý và nguồn lực của cơ quan Bảo hiểm xã hội

- Bộ máy quản lý: Bộ máy quản lý của cơ quan BHXH cấp quận, huyện cần đảm bảo có cơ cấu các bộ phận một cách hợp lý, khoa học nhằm thực hiện có kết quả và hiệu quả các chức năng thu, chi BHXH; vấn đề quan trọng nhất ở đây là phải có cơ chế phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các bộ phận thu với bộ phận chi BHXH, phối hợp giữa các bộ phận phụ trách các nội dung chi BHXH, cơ chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đến thu, chi BHXH.

- Năng lực đội ngũ cán bộ, viên chức trong cơ quan BHXH: Cán bộ, viên chức làm công tác BHXH phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác BHXH nói chung, chi BHXH nói riêng; phải nắm vững các quy định có liên quan; phải biết tuyên truyền, vận động đối với các đối tƣợng nộp BHXH và hƣởng các chế độ BHXH; phải có năng lực phối hợp trong công tác.

- Phƣơng tiện và công nghệ: Năng lực ứng dụng công nghệ hiện đại của cơ quan BHXH, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quản lý BHXH nói chung, quản lý chi BHXH nói riêng.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng hiện đại sẽ làm giảm bớt gánh nặng công việc, tiết kiệm thời gian và chi phí tài chính, đem lại hiệu suất lao động cao. Việc kết hợp khoa học ba yếu tố trên có vai trò quyết định đối với chất lƣợng và hiệu quả quản lý chi BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Quận Đống Đa thành phố Hà Nội (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)