Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập và phân loại tư liệu
Nguồn số liệu sử dụng trong luận văn chủ yếu là nguồn số liệu thực tế của NXB ĐHQGHN, Báo cáo Tài chính qua các năm, Báo cáo kết quả HĐKD; Các báo cáo và tài liệu từ Cục Xuất bản – In và Phát hành;
Ngoài các nguồn số liệu đã nêu trên, luận văn còn sử dụng các nguồn tin thu thập đƣợc từ các giáo trình, sách báo, các bài nghiên cứu liên quan đến đề tài,...
Các bƣớc xử lý số liệu nhƣ sau:
- Bƣớc 1: Tìm hiểu và đọc các tài liệu đã thu thập.
- Bƣớc 2: Tiến hành tổng hợp, đánh giá và phân loại các số liệu cũng nhƣ các tài liệu đã thu thập đƣợc.
- Bƣớc 3: Áp dụng các phƣơng pháp đánh giá phân tích các số liệu cũng nhƣ dữ liệu thu thập đƣợc để đánh giá kết luận của đề tài, sử dụng sự trợ giúp của máy tính và một số phần mềm word, excel..
Ví dụ, từ các số liệu thu thập đƣợc từ Cục Xuất bản – In và Phát hành, Báo cáo tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm và các số liệu khác liên quan đến NXB ĐHQGHN, tác giả xử lí và phân loại số liệu, phân chia các nhà xuất bản theo các loại hình khác nhau đƣợc áp dụng trong phần Thực trạng các loại hình hoạt động của các nhà xuất bản thuộc phần thực trạng NXB ĐHQGHN ở chƣơng 3,... hay từ các số liệu, phân tích và sử dụng tính năng phần mềm excel để lập các bảng biểu liên quan đến các con số về các nguồn thu của NXB ĐHQGHN qua các năm.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã loại bỏ những tài liệu không có nguồn gốc rõ ràng hoặc không đáng tin cậy. Bằng phƣơng pháp này, tác giả phân tích để hệ thống hóa những lý luận thực tiễn, đánh giá tài liệu, kiểm chứng, để nghiên cứu, tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ nguyên nhân làm cơ sở đƣa ra những định hƣớng và giải pháp thiết thực về cơ chế, chính sách tài chính tại NXB ĐHQGHN.
2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu tác giả đã lựa chọn sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả cho luận văn của mình. Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để
mô tả những đặc tính cơ bản của giữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Ví dụ trong luận văn, từ các số liệu thu thập đƣợc về các chỉ số tài chính từ Báo cáo tài chính qua 3 năm (2013, 2014, 2015) của NXB ĐHQGHN, tác giả biểu diễn và so sánh dữ liệu qua các năm bằng các đồ thị mô tả dữ liệu: Biểu đồ thị phần sách ĐHQGHN và sách liên kết, Biểu đồ tài chính từ các hoạt động của NXB qua các năm: Nguồn NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp,.. Từ biểu đồ nguồn thu của đơn vị để thấy rằng NXB ĐHQGHN chủ yếu phụ thuộc vào dịch vụ xuất bản sách liên kết,...
2.2.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu
Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng xuyên suốt đề tài để phân tích, so sánh giai đoạn này với giai đoạn khác của ngành, của NXB, phân tích các mô hình hoạt động trong ngành xuất bản, các chính sách; phân tích sự khác nhau giữa ĐVSN công lập đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động với ĐVSN công lập đảm bảo một phần chi phí hoạt động; phân tích và so sánh, đối chiếu các chỉ số tài chính của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội qua các giai đoạn, các năm để thấy sự tăng giảm và nguyên nhân cho sự tăng giảm đó. Hay khi so sánh cơ chế hoạt động và hiệu quả hoạt động qua 3 giai đoạn phát triển khác nhau với 3 mô hình của NXB ĐHQGHN, thấy đƣợc những kết quả của từng giai đoạn.
Khi so sánh thƣờng đối chiếu các chỉ tiêu hoạt động với nhau để biết đƣợc mức độ biến động của các đối tƣợng nghiên cứu, các chỉ tiêu so sánh phải thống nhất về nội dung và đơn vị tính.
Trong luận văn tác giả đã xem xét chỉ tiêu đang phân tích bằng cách so sánh chúng với chỉ tiêu gốc, từ đó đƣa ra các nhận xét kết luận. Hai phƣơng pháp so sánh chủ yếu đƣợc sử dụng:
- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: đƣợc thể hiện cụ thể qua các
tiêu kinh tế, cho thấy sự biến động về mặt số lƣợng các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: đƣợc tính theo tỷ lệ %, là
kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
2.2.4. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phƣơng pháp phân tích là phƣơng pháp đi sâu, mổ xẻ các chi tiết của đối tƣợng nghiên cứu.
Phƣơng pháp tổng hợp là quá trình hệ thống lại, nó ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để khái quát vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau.
Thông qua những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách của ngành Xuất bản; cơ chế, chính sách tài chính tại NXB ĐHQGHN. Tác giả đi sâu phân tích các số liệu, đƣa ra các giải thích, cũng nhƣ đƣa ra những nguyên nhân của các chỉ tiêu ở từng thời kỳ khác nhau để có một cách nhìn tổng quát về cơ chế, chính sách tài chính tại NXB ĐHQGHN. Từ đó rút ra nhận xét và đƣa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp.
Căn cứ vào các mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng các phƣơng pháp phân tích dữ liệu khác nhau:
Mục tiêu: Phân tích tình hình cơ chế, chính sách tài chính tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội qua 3 thời kỳ với 3 mô hình khác nhau: Giai đoạn 1995 – 2003, giai đoạn 2003 – 2013, giai đoạn 2013 – 2015.
chiều dọc các bảng báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh,.. hàng năm của NXB ĐHQGHN.
Phân tích theo chiều ngang
Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,.. sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian, việc này sẽ làm nổi rõ về lƣợng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian. Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát biến động của các chỉ tiêu từ đó đánh giá tình hình tài chính nhà xuất bản nói chung và NXB ĐHQGHN nói riêng. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, liên kết các thông tin để chỉ ra những hạn chế, tồn tại, xác định nguyên nhân chủ quan khách quan ảnh hƣởng đến cơ chế, chính sách tài chính tại Nhà xuất bản.
Phân tích theo chiều dọc
Báo cáo quy mô chung, từng khoản mục trên báo cáo đƣợc thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục đƣợc chọn là gốc có tỷ lệ 100%. So sánh số tƣơng đối phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đƣa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy đƣợc kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm nhƣ thế nào. Từ đó khái quát tình hình tài chính NXB ĐHQGHN. Có thể thấy, sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu một cách tổng hợp và hài hòa, bám sát vấn đề, từ đó sẽ tạo nên những hệ thống, luận điểm, luận cứ xác đáng.
Chƣơng 2 đã chỉ ra cách tiếp cận và định hƣớng nghiên cứu của luận văn, đồng thời trình bày các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phƣơng pháp thu thập và phân loại dữ liệu, phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh – đối chiếu, phƣơng pháp phân tích - tổng hợp. Việc nắm rõ các phƣơng pháp nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng để đánh giá và rút ra kết luận về thực trạng cơ chế, chính sách tài chính đang đƣợc áp dụng tại NXB ĐHQGHN ở chƣơng 3.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TẠI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI