Nhóm giải pháp đối với NXB ĐHQGHN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 80 - 84)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

4.2. Giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách tài chính tại NXB ĐHQGHN

4.2.1. Nhóm giải pháp đối với NXB ĐHQGHN

Nhóm giải pháp này tập trung vào phƣơng diện đổi mới, hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính và hoàn thiện chính sách tài chính tại NXB. Cụ thể về các giải pháp nhƣ sau:

- Sắp xếp lại mô hình hoạt động

Để thực hiện tự chủ tài chính, Nhà xuất bản cần sắp xếp lại mô hình hoạt động phù hợp. Về phƣơng hƣớng, vẫn giữ mô hình hoạt động là ĐVSN

đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thƣờng xuyên nhƣ 3 năm trở lại đây (2013 - 2015). Nhƣng việc thực hiện cần có những thay đổi căn bản, vấn đề là phải nghiên cứu, đánh giá chính xác tiềm năng thu và khả năng tự cân đối từ các nguồn thu hoạt động sản xuất dịch vụ của đơn vị. Theo đó, nguồn kinh phí NSNN tiết kiệm đƣợc sẽ đƣợc đầu tƣ một cách có trọng tâm, trọng điểm.

- Nâng cao nhận thức, trình độ cán bộ về cơ chế tự chủ tài chính

Trong thực tế, Nhà xuất bản chuyển đổi qua nhiều giai đoạn khác nhau, lực lƣợng cán bộ sẽ không tránh khỏi những tƣ duy, cách làm theo mô hình cũ. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng để hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị đó là nâng cao nhận thức, trình độ về cơ chế tự chủ tài chính đối với cán bộ, viên chức trong đơn vị. Lãnh đạo đơn vị cần phải tăng tƣờng tuyên truyền, giáo dục tƣ tƣởng, ý thức chấp hành quy chế Chi tiêu nội bộ cho cán bộ, viên chức; giúp họ nhận thức đƣợc việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, tài chính là biện pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả, nâng cao hiệu lực hoạt động của đơn vị, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, mở rộng quy mô, chống tham nhũng, chống lãng phí, tạo điều kiện cho tăng thu nhập, tăng phúc lợi cho ngƣời lao động.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu, chi tài chính

Tiến bộ khoa học, đặc biệt là công nghệ thông tin với tốc độ phát triển mạnh mẽ đã có tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực. Do đó, cơ chế nói chung và cơ chế tài chính nói riêng phức tạp hơn, đòi hỏi phải có sự đầu tƣ lớn cả về chất xám và hiệu quả của trang thiết bị. Quá trình thu nhận, xử lí thông tin và ra quyết định quản lý sẽ thuận tiện, nhanh chóng, chính xác hơn nếu áp dụng công nghệ hiện đại. Với khối lƣợng thông tin cần xử lý ngày càng lớn, nếu áp dụng phƣơng pháp thủ công, quản lý thu – chi tại đơn vị sẽ không đáp ứng kịp yêu cầu quản lý, gây cản trở cho quá trình tự chủ tài chính. Hiện nay, đơn vị đã và đang áp dụng công nghệ trong công tác kế toán – tài

chính. Cần tham khảo các nhà xuất bản khác để có sự đầu tƣ hợp lý xây dựng phần mềm quản lý thu - chi, kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đối tác nhằm mang lại hiệu quả quản lý tốt nhất trên nhiều mặt, giúp cho việc quản lý thông tin kịp thời, từ đó đƣa ra quyết định chính xác.

- Hoàn thiện cơ chế thu - chi, thực hiện nghiêm cơ chế tài chính nội bộ

đã được duyệt

Đơn vị cần hoàn thiện cơ chế thu – chi, đảm bảo các hoạt động thu - chi tài chính theo đúng quy định của Nhà nƣớc.

+ Thu: Chủ động khai thác nguồn thu đáp ứng nhiệm vụ chi thƣờng xuyên, tăng tính tự chủ về tài chính.

Đối với nguồn kinh phí từ NSNN: hiện nay nguồn NSNN cấp cho đơn vị vẫn chiếm tỷ trọng tƣơng đối và chỉ đƣợc giao tự chủ kinh phí đối với khoản chi thƣờng xuyên theo quy định của Nhà nƣớc. Phần kinh phí này nếu đƣợc sử dụng và quản lý hiệu quả sẽ tạo ra khoản tiết kiệm chi, tạo nguồn để đơn vị tính vào thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức trong đơn vị.

Đối với nguồn thu từ hoạt động sản xuất dịch vụ: đây là nguồn quan trọng đảm bảo cho các hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị. Thực tế nguồn thu hiện nay của NXB chủ yếu từ hoạt động sách liên kết, đây là nguồn thu bấp bênh và không ổn định. Do đó, để phát huy tối đa hiệu quả tài chính, đơn vị cần tăng cƣờng huy động vốn từ nhiều nguồn lực khác nhau. Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Nghị định số 16/2015/ NĐ-CP thì đơn vị sự nghiệp đƣợc phép huy động nguồn tài chính từ cán bộ, viên chức trong đơn vị. Nếu có cơ chế huy động và sử dụng hiệu quả thì đây sẽ là nguồn thu không nhỏ cho đơn vị, đồng thời làm cho cán bộ, viên chức gắn bó hơn với đơn vị. Với lợi thế cơ quan chủ quản là một đơn vị lớn, có nhiều trƣờng thành viên, các trung tâm và viện nghiên cứu. Lãnh đạo đơn vị có thể cân nhắc phƣơng án huy động

nguồn vốn từ ĐHQGHN, từ các đơn vị thành viên và tham khảo kinh nghiệm của các đơn vị khác để khai thác nguồn thu này có hiệu quả.

Bên cạnh việc mở rộng, khai thác nguồn thu thì việc quản lý tốt các nguồn thu cũng cần đƣợc coi trọng để đảm bảo các nguồn thu đƣợc quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả, phù hợp với cơ chế, chính sách theo quy định của Nhà nƣớc. Đồng thời, Lãnh đạo đơn vị cần phân công rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ và thời hạn thực hiện các khoản thu cho từng bộ phận, cá nhân và có cơ chế quản lý, xử phạt rõ ràng. Việc tổ chức tốt công tác này sẽ giúp cho đơn vị chủ động trong hoạt động tài chính của mình.

+ Chi: Phân bổ hợp lý nguồn kinh phí cho nhiệm vụ chi thƣờng xuyên, đảm bảo các khoản chi đƣợc thực hiện một cách tiết kiệm, hiệu quả.

Hiện nay, đối với thực trạng của đơn vị là thu thực không đủ chi trả cho những khoản chi; chi nhƣ thế nào cho hiệu quả, tiết kiệm, tăng vòng quay vốn là vấn đề rất quan trọng mà đơn vị cần phải giải quyết. Đổi mới cơ cấu chi thƣờng xuyên không chỉ nhằm hoàn thiện cơ chế tài chính theo hƣớng tự chủ, tự chịu trách nhiệm mà còn góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí của Đơn vị. Để đạt đƣợc các mục tiêu trên cần thực hiện một số giải pháp sau:

Đối với các khoản chi thƣờng xuyên cần giảm tỷ trọng của các nhóm mục chi mang tính chất quản lý hành chính trong chi hàng hóa, dịch vụ; cụ thể định kì đối chiếu, kiểm tra qua đó điều chỉnh những định mức chƣa hợp lí (quá cao hoặc thấp) nhằm tiết kiệm triệt để khoản kinh phí chi quản lý. Hạn chế những khoản phát sinh không nằm trong kế hoạch. Bên cạnh đó, ngoài chế độ khoán công tác phí, cƣớc phí điện thoại công cộng,.. cần tiếp tục xây dựng và mở rộng chế độ khoán chi đối với các khoản chi quản lý hành chính nhƣ sử dụng điện, nƣớc.

Cần gắn các khoản chi đối với trách nhiệm của ngƣời thực hiện nhiệm vụ chi, giao cụ thể nguồn tài chính và yêu cầu báo cáo kết quả thực hiện.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, thƣờng xuyên triển khai các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng năng lực cán bộ. Rà soát và nghiên cứu phƣơng án xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, các cấp lãnh đạo trong NXB để đáp ứng việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của NXB trong giai đoạn định hƣớng đến 2010 – 2020. Trọng tâm công tác này đƣợc tập trung vào 2 vấn đề:

+ Tổ chức đào tạo và tạo điều kiện tự đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý của các cán bộ cơ hữu trong NXB, bồi dƣỡng nguồn các bộ cơ hữu kế cận.

+ Tìm kiếm và chọn lựa những cán bộ có kinh nghiệm, có năng lực để tăng cƣờng sức mạnh của bộ máy, kịp thời và nhanh chóng đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)