Vài nét về ĐHQGHN và NXB ĐHQGHN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 45 - 50)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

3.1. Vài nét về ĐHQGHN và NXB ĐHQGHN

3.1.1. Vài nét về ĐHQGHN

ĐHQGHN tiền thân là Đại học Đông Dƣơng có bề dày phát triển hơn 100 năm, là trung tâm đào tạo, nghiên cứu lớn đầu tiên của cả nƣớc với hệ thống gồm 7 trƣờng đại học, 10 trung tâm, 5 viện nghiên cứu, 5 khoa trực thuộc,… trong đó có những thành viên có bề dày gần 100 năm nhƣ Trƣờng ĐHKHXH&NV, Trƣờng ĐHKHTN, Trƣờng Đại học Ngoại ngữ,… ĐHQGHN có một đội ngũ hùng hậu các nhà khoa học giàu kinh nghiệm trong việc biên soạn sách, có bề dày nghiên cứu và uy tín cao về học thuật với những công trình khoa học, những phát minh sáng chế có giá trị đƣợc công bố rộng rãi trong nƣớc và quốc tế. ĐHQGHN chịu sự quản lý nhà nƣớc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, các ngành và Ủy ban nhân dân các cấp nơi ĐHQGHN đặt địa điểm, trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.

Về phân cấp quản lý, Giai đoạn trƣớc năm 2006, thực hiện khoán chi đối với cả 2 cấp của ĐHQGHN, cụ thể là Nhà nƣớc (mà đại diện là Bộ Tài chính) thực hiện khoán chi đối với ĐHQGHN và ĐHQGHN thực hiện khoán chi đối với các đơn vị thành viên, trực thuộc. ĐHQGHN thuộc vào loại hình đơn vị đảm bảo một phần chi phí thƣờng xuyên. Để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, hàng năm ĐHQGHN đƣợc nhà nƣớc cấp kinh phí từ NSNN để đảm bảo chi phí hoạt động thƣờng xuyên. Theo đó, Bộ Tài chính khoán cho ĐHQGHN tổng kinh phí đƣợc sử dụng gồm kinh phí do ngân sách nhà nƣớc cấp và số thu sự nghiệp của chính ĐHQGHN.

ĐHQGHN với tƣ cách là đơn vị dự toán cấp I, khoán chi cho các đơn vị dự toán cấp II trực thuộc (trong đó có NXB ĐHQGHN). Theo đó, ĐHQGHN cấp hỗ trợ các đơn vị, bên cạnh nguồn thu sự nghiệp của chính đơn vị, từ nguồn ngân sách nhà nƣớc để đơn vị đảm bảo hoạt động thƣờng xuyên. Mức kinh phí cấp cho các đơn vị đƣợc cân nhắc dựa trên các yếu tố: nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc đƣợc cấp cho ĐHQGHN, nhiệm vụ ĐHQGHN giao cho đơn vị, khả năng tự cân đối của đơn vị từ nguồn thu sự nghiệp.

Thủ trƣởng các đơn vị đƣợc chủ động và chịu trách nhiệm trƣớc ĐHQGHN về điều hành các hoạt động của đơn vị mình trong phạm vi kinh phí đƣợc sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ do ĐHQGHN giao, theo một số nguyên tắc sau:

- Đƣợc chủ động quyết định phƣơng án chi trả tiền lƣơng, tiền công cho từng cán bộ công chức của đơn vị mình trong phạm vi quỹ tiền lƣơng, tiền công do ĐHQGHN quyết định và trong khuôn khổ các quy định chung của Nhà nƣớc và của ĐHQGHN.

- Đƣợc quyết định một số định mức chi do ĐHQGHN ủy quyền.

- Các hoạt động còn lại khác thực hiện theo định mức do Nhà nƣớc và ĐHQGHN quy định.

- Tuân thủ quy định của Nhà nƣớc và ĐHQGHN về công tác tài chính kế toán, quản lý đầu tƣ xây dựng, đấu thầu, định mức thu, nộp thuế, khấu hao tài sản cố định.

Thủ trƣởng các đơn vị thành viên, trực thuộc ĐHQGHN đƣợc quyết định việc khoán chi đối với các đơn vị, bộ phận cấp dƣới, đó chính là các đơn vị dự toán cấp III.

Nội dung không áp dụng khoán chi:

- Các nội dung chi không thƣờng xuyên, nhƣ kinh phí khoa học công nghệ, kinh phí các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, kinh phí thực hiện tinh giản biên chế, kinh phí cấp bù quỹ lƣơng, …

- Chi đầu tƣ xây dựng, bao gồm cả chi xây dựng và mua sắm trang thiết bị, máy móc,vv…

Trong giai đoạn 2006 – 2015, những nội dung cơ bản về phân cấp quản lý tài chính, phƣơng án thu - chi và cơ chế tài chính đặc thù vẫn đƣợc tiếp tục thực hiện ở ĐHQGHN. Ngoài ra, cơ chế tài chính của ĐHQGHN có những nét đặc thù nổi bật:

- Phân loại đơn vị sự nghiệp và giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị: các đơn vị sự nghiệp của ĐHQGHN có đặc thù và lĩnh vực hoạt động khác nhau, do đó khả năng tạo nguồn thu của đơn vị sự nghiệp của các đơn vị cũng rất khác nhau, ảnh hƣởng đến khả năng tự chủ tài chính. ĐHQGHN đã thực hiện việc phân loại dựa vào khả năng tạo nguồn thu của đơn vị bao gồm:

+ Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động thƣờng xuyên

+ Đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần chi phí hoạt động thƣờng xuyên + Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nƣớc đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thƣờng xuyên.

- Cấp kinh phí theo kết quả phân loại đơn vị sự nghiệp:

+ Đối với đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thƣờng xuyên: ĐHQGHN không cấp kinh phí chi thƣờng xuyên cho đơn vị; ĐHQGHN cấp kinh phí chi không thƣờng xuyên, chi đầu tƣ phát triển theo các Đề án, dự án cụ thể.

+ Đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thƣờng xuyên: ĐHQGHN cấp kinh phí chi thƣờng xuyên cho các đơn vị để đảm bảo thực hiện hoạt động thƣờng xuyên theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao; ĐHQGHN cấp kinh phí chi không thƣờng xuyên , chi đầu tƣ phát triển theo các đề án, dự án cụ thể.

+ Đối với đơn vị do ngân sách nhà nƣớc đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thƣờng xuyên: ĐHQGHN cấp kinh phí chi thƣờng xuyên cho các đơn vị để đảm bảo thực hiện hoạt động thƣờng xuyên theo chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao; ĐHQGHN cấp kinh phí chi không thƣờng xuyên, chi đầu tƣ phát triển theo các Đề án, dự án cụ thể.

3.1.2. Sự ra đời, quá trình phát triển và kết quả hoạt động của NXB ĐHQGHN

Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đƣợc thành lập theo Quyết định số 512/TCCB ngày 12/12/1995 của Giám đốc ĐHQGHN, có trụ sở chính đặt tại số 16 Hàng Chuối, phƣờng Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội; là một trong những đơn vị thành viên của ĐHQGHN, hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập ( từ ngày 14/2/2015 là Nghị định 16/2015/NĐ-CP).

Chức năng của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội là tổ chức bản thảo, in và phát hành giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo, tra cứu và các xuất bản phẩm khác đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học của ĐHQGHN và của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học trong nƣớc và quốc tế; phổ biến, giới thiệu tri thức, nâng cao dân trí, phục vụ dân sinh.

Nhiệm vụ của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội là tổ chức biên tập, chế bản, in và phát hành các xuất bản phẩm phù hợp với mục đích đào tạo và nghiên cứu khoa học của ĐHQGHN và nhu cầu của xã hội, bao gồm:

+ Cung cấp giáo trình cho các cơ sở đào tạo của ĐHQGHN;

+ Cung cấp sách tham khảo, chuyên khảo phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ; cung cấp tƣ liệu cho việc nghiên cứu xây dựng chính sách; công bố các công trình, phát minh, sáng chế của ĐHQGHN;

+ Cung cấp sách công cụ: từ điển, tra cứu, hƣớng dẫn, tƣ vấn;

+ Xuất bản sách kỷ yếu phục vụ hội thảo, hội nghị của ĐHQGHN, của các đơn vị trong và ngoài ĐHQGHN;

+ Xuất bản sách phổ biến, giới thiệu tri thức, nâng cao dân trí cộng đồng, phục vụ dân sinh.

+ Phối hợp với các đơn vị trong ĐHQGHN phổ biến, tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và hoạt động quản lý, điều hành của ĐHQGHN thông qua hoạt động xuất bản;

Bên cạnh đó, hợp tác, liên doanh, liên kết với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để thực hiện công tác xuất bản, in và phát hành các xuất bản phẩm dƣới dạng sách in và sách điện tử bằng tiếng Việt và tiếng nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật và của ĐHQGHN và thực hiện các hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực xuất bản, in và phát hành các xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật và của ĐHQGHN.

Cơ cấu tổ chức

Về cơ cấu tổ chức, hiện nay tổng số cán bộ, viên chức NXB ĐHQGHN là 69 ngƣời, trong đó có 2 Tiến sĩ, 10 Thạc sĩ và 39 cử nhân; cơ cấu phòng ban đƣợc chia thành 3 nhóm là Phòng chức năng, Phòng chuyên môn và Đơn vị dịch vụ trực thuộc. Trong đó, phòng chức năng gồm: Phòng Hành chính – Tổ chức, phòng Kế hoạch – Tài chính, phòng Quản lí – Xuất bản; phòng chuyên môn gồm: phòng Biên tập, phòng Kỹ thuật xuất bản; đơn vị dịch vụ trực thuộc gồm: các Trung tâm dịch vụ và cửa hàng sách.

Với20 năm hoạt động từ khi bắt đầu thành lập cho đến nay (1995 – 2015), NXB ĐHQGHN trải qua 3 giai đoạn với 3 mô hình hoạt động khác nhau:

- Giai đoạn 1995 – 2003: Nhà xuất bản là đơn vị dự toán và hạch toán cấp 2, đƣợc đầu tƣ vốn để hoạt động và hàng năm đƣợc cấp kinh phí hoạt động thƣờng xuyên và đƣợc cấp nhiệm vụ xuất bản kèm theo.

- Giai đoạn 2003 – 2013: Giai đoạn NXB chuyển đổi mô hình hoạt động: Năm 2003, NXB chuyển sang mô hình đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thƣờng xuyên.

- Giai đoạn 2013 – 2015: Giai đoạn phát triển trên nhiều phƣơng diện: Từ năm 2013 đến nay, NXB đã chuyển từ mô hình hoạt động tự hạch toán, tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động sang cơ chế tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thƣờng xuyên.

3.2. Thực trạng cơ chế, chính sách tài chính tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)