Vài nét về ngành xuất bản của Việt Nam những năm qua

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 50 - 59)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

3.2.1. Vài nét về ngành xuất bản của Việt Nam những năm qua

● Một số đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước

Đến nay, Đảng ta đã ban hành nhiều văn kiện đối với hoạt động xuất bản ở mức độ và phạm vi khác nhau, từ Chỉ thị số 08-CT/TW (Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, 2011) về tăng cƣờng sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản đến Chỉ thị số 22- CT/TW (Ban Tƣ tƣởng – Văn hóa Trung ƣơng, 2002) về tiếp tục đổi mới và tăng cƣờng sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, đặc biệt là Chỉ thị số 42-CT/TW (Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, 2004) về nâng cao chất lƣợng toàn diện của hoạt động xuất bản. Chỉ thị đánh dấu mốc quan trọng về định hƣớng phát triển toàn diện hoạt động xuất bản của Đảng ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Chỉ thị đã định hƣớng, mở đƣờng cho việc hình thành mô hình các tổ hợp trong xuất bản, phát triển hoạt động xuất bản thành một ngành kinh tế công nghiệp hiện đại dƣới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nƣớc (Nguyễn An Tiêm và Nguyễn Nguyên, 2015).

Thể chế hóa quan điểm này của Đảng, những năm qua Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thực hiện chủ trƣơng quản lý xuất bản, đổi mới cơ chế, chính sách tài chính sự nghiệp văn hóa nói chung, xuất bản nói

riêng, đặc biệt là những quan điểm thể hiện trong Luật xuất bản 2004; Luật xuất bản năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2008; Luật xuất bản 2012 và nhiều văn bản dƣới luật có liên quan.

Ở Việt Nam, trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta vẫn coi xuất bản là một hoạt động tƣ tƣởng văn hóa thông qua việc sản xuất và phổ biến xuất bản phẩm. Xuất bản phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt, và chính vì vậy mà nó làm cho xuất bản trở thành một ngành kinh doanh đặc thù. Vì tính chất đặc biệt của giá trị sử dụng trong xuất bản phẩm và vì mục đích tối cao của xuất bản là phục vụ nhu cầu văn hóa – tƣ tƣởng của xã hội, cho nên trong hoạt động xuất bản, đòi hỏi các nhà xuất bản không kinh doanh đơn thuần nhƣng cũng không thể không tính đến lợi nhuận. Vấn đề là vừa phải tính đến hiệu quả kinh doanh, đảm bảo yếu tố lời lãi, vừa phải chú ý đến hiệu quả văn hóa xã hội, đảm bảo chức năng văn hóa tƣ tƣởng.

Về mô hình hoạt động của các Nhà xuất bản

Theo luật xuất bản 2012, các NXB đƣợc tổ chức hoạt động theo hai loại hình là đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện. Trên thực tế, theo số liệu thống kê của Cục xuất bản, đến nay cả nƣớc ta có 63 NXB đƣợc tổ chức hoạt động dƣới nhiều mô hình khác nhau, tùy thuộc vào cơ quan chủ quản của nhà xuất bản (Cục Xuất bản – In và Phát hành, 2015).

Bảng 3.1 cho thấy, có sự thay đổi về tổng số NXB qua các năm và mô hình hoạt động có sự chuyển đổi. Năm 2013, có 65 NXB trong đó có 3 NXB hoạt động theo loại hình DN nhà nƣớc, 45 NXB hoạt động theo loại hình ĐVSN, 17 NXB hoạt động theo loại hình công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nƣớc. Đến năm 2014, số lƣợng NXB có xu hƣớng giảm đi còn tổng cộng 64 NXB (giảm 01 NXB). Trong đó, số NXB tổ chức hoạt động theo loại hình DN nhà nƣớc tăng lên thành 04 NXB (tăng 01 NXB), số NXB hoạt động theo loại hình ĐVSN giảm 01 NXB, số NXB theo loại hình Công

ty TNHH một thành viên giảm 02 NXB và có 01 NXB chuyển đổi hoạt động sang loại hình công ty Mẹ - công ty Con (NXB Giáo dục Việt Nam). Đến năm 2015, số lƣợng NXB còn tổng cộng là 63 NXB (giảm 01 NXB).

Tuy nhiên, có thể thấy rằng một trong những vƣớng mắc hiện nay hạn chế đến sự phát triển của các NXB và của toàn ngành là việc chuyển đổi các loại hình tổ chức và hoạt động của các NXB.

Bảng 3.1. Tổ chức loại hình các Nhà xuất bản giai đoạn 2013 - 2015 TT Loại hình Doanh Nghiệp ĐVT 2013 2014 2015

1 Doanh nghiệp nhà nƣớc Nxb 3 4 4

2 Đơn vị sự nghiệp Nxb 45 44 43

3 Công ty TNHH một thành viên Nxb 17 15 15

4 Công ty Mẹ - công ty Con Nxb 0 1 1

Tổng cộng Nxb 65 64 63

(Nguồn: Báo cáo của Cục Xuất bản – In và Phát hành năm 2015)

Việc chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH một thành viên của một số NXB thời gian qua không có sự chuyển biến rõ nét. Các điều kiện về chuyển đổi chƣa áp dụng đƣợc với nhu cầu thực tế. Những NXB này hoạt động theo mô hình mới, song thực chất vẫn là cơ chế hoạt động cũ, nhƣng lại phát sinh những vấn đề mới tác động đến sự ổn định và phát triển của NXB sau khi chuyển đổi.

Mô hình tổ chức và hoạt động của các NXB hiện nay cũng đang tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các NXB, chƣa tạo điều kiện thuận lợi để một số NXB phát huy hết nội lực của mình.

Ngoài các mô hình phân theo cơ chế hoạt động nhƣ đã nói ở trên, trên thực tế, các NXB có tổ chức quản lý hoạt động xuất bản có sự phân chia, phân cấp theo phạm vi hoạt động nhƣ khối NXB Trung ƣơng – địa phƣơng; khối thuộc các trƣờng đại học; theo chức năng, nhiệm vụ nhƣ khối các NXB

chuyên ngành, NXB tổng hợp,… Nhiều cách phân loại nhƣ vậy nên việc xây dựng cơ chế, chính sách cho từng nhóm đối tƣợng gặp nhiều khó khăn.

Về vốn hoạt động

Nguồn vốn là vấn đề quan tâm hàng đầu và khó khăn chung của tất cả các NXB hiện nay. Theo quy định của Luật xuất bản, cơ quan chủ quản phải cấp vốn ban đầu và bảo đảm các điều kiện cần thiết để NXB hoạt động. Nhƣng trên thực tế, chỉ có rất ít cơ quan chủ quản vận dụng đƣợc cơ chế hỗ trợ có hiệu quả về vốn cho NXB, còn lại hầu nhƣ các NXB đều phải tự bƣơn chải, tự huy động từ nhiều nguồn, nhiều NXB trong một thời gian dài không đủ vốn để hoạt động. Việc thiếu vốn hạn chế rất nhiều năng lực hoạt động của NXB. Nhiều NXB phải tự tìm lối thoát bằng nhiều hình thức nhƣ: mở rộng liên doanh, liên kết xuất bản, đa dạng các hình thức phát hành,…

Việc các cơ quan chủ quản không cung cấp đủ vốn và không đầu tƣ cho các NXB chủ yếu là do vƣớng mắc giữa quy định của luật chuyên ngành và Luật ngân sách nhà nƣớc. Bởi vì nếu NXB là doanh nghiệp thì cơ quan chủ quản sẽ không đầu tƣ hoặc không thể đề nghị cấp vốn từ ngân sách nhà nƣớc cho NXB. Còn nếu NXB là đơn vị sự nghiệp thì cơ quan chủ quản lại là các hội, các đoàn hoặc cơ quan hành chính, cơ quan quản lý nhà nƣớc nên việc cấp vốn cho NXB từ nguồn ngân sách là không thể thực hiện đƣợc theo Luật xuất bản.

Về trụ sở và trang thiết bị

Thực tế hiện nay, cơ sở vật chất của các NXB đƣợc đầu tƣ không đồng bộ, phụ thuộc nhiều vào cơ quan chủ quản. Các NXB lớn đƣợc đầu tƣ tƣơng đối toàn diện từ nguồn vốn nhà nƣớc và sự tích lũy của chính NXB (vốn tự có) nên cũng đã xây dựng đƣợc cơ sở vật chất tƣơng đối khang trang. Còn lại, nhìn chung do không có kinh phí đầu tƣ, tu sửa nên trụ sở các NXB sau một thời gian xuống cấp trầm trọng, thậm chí hiện nay có một số NXB không có trụ sở riêng, phải đi thuê hoặc dùng chung địa điểm với cơ quan chủ quản.

● Về nhân lực

Lực lƣợng lao động xuất bản có sự phát triển nhằm đáp ứng sự phát triển về quy mô và số lƣợng các NXB. Tuy chƣa thực sự đáp ứng đƣợc những đòi hỏi cao của xã hội nhƣng so với giai đoạn đầu chuyển đổi sang cơ chế mới, chất lƣợng cán bộ, biên tập viên tại các NXB có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng đáp ứng những đòi hỏi cao của kinh tế thị trƣờng. Tính đến 2012, toàn ngành XB có 6500 ngƣời, trong đó trình độ trên đại học có 306 ngƣời, 2.862 ngƣời trình độ đại học, nhƣ vậy số cán bộ có trình độ từ đại học trở lên chƣa đạt 50% số lao động toàn ngành.

Hiệu quả cơ chế, chính sách tài chính cho nhà xuất bản, một số bất cập và hạn chế

Trong những năm qua, hoạt động xuất bản đã có những bƣớc phát triển nhất định đúng với định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc, phù hợp với cơ chế quản lý mới của Nhà nƣớc. Các nhà xuất bản đã từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng địa phƣơng, góp phần khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Năng lực tài chính của toàn ngành có bƣớc phát triển so với những năm trƣớc.

Mô hình hoạt động phần lớn của các Nhà xuất bản thực hiện theo Nghị định 43/2005/NĐ-CP phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính nên quy mô, năng lực hoạt động của các NXB còn chƣa đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của xã hội trong thời kì đổi mới, mở rộng giao lƣu, hội nhập quốc tế, hơn 30% NXB ở trong tình trạng “thu không đủ bù chi”. Nếu nhƣ các NXB không đƣợc thay đổi mô hình hoạt động phù hợp, hỗ trợ kinh phí thì sẽ buộc phải đặt mục tiêu kinh doanh lên hàng đầu để tồn tại, phát triển, từ đó dễ dẫn tới chạy theo thị hiếu khách hàng, cạnh tranh không lành mạnh để dành thị phần liên kết xuất bản, cắt giảm chi phí, thời gian trong các khâu sản xuất, buông lỏng hoặc bỏ qua các quy định về xuất bản; dẫn đến những sai phạm

nghiêm trọng, những tình trạng buông lỏng, phó thác cho đối tác liên kết, thậm chí “bán giấy phép”...

Trong quá trình hoạt động, các đơn vị thuộc ngành xuất bản chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức, chính sách đầu tƣ cho ngành xuất bản thiếu đồng bộ, còn nhiều bất cập, dẫn đến hiệu quả hoạt động còn thấp, chƣa tƣơng xứng với vị trí, vai trò của ngành xuất bản trong đời sống xã hội. Đặc biệt là sự thiếu đồng bộ và bất hợp lí trong việc phân định chức năng, nhiệm vụ cho từng nhà xuất bản bởi phạm vi giao thoa giữa các nhà xuất bản rất lớn. Trong quá trình thực hiện cơ chế, chính sách trong hoạt động xuất bản chƣa đƣợc cụ thể hóa và áp dụng đồng bộ cho một ngành có tính đặc thù nhƣ xuất bản. Vai trò, nhiệm vụ, sứ mệnh của mỗi một nhà xuất bản thực hiện bám sát theo tôn chỉ, mục đích khác nhau của từng cơ quan chủ quản thành lập. Vì vậy, một cơ chế, chính sách áp dụng chung là chƣa hợp lý với thực tế, cần phải có những chính sách phân theo ngành, nhiệm vụ,.. Các cơ sở vật chất trên thực tế của các nhà xuất bản là không đồng bộ, phụ thuộc nhiều vào cơ quan chủ quản. Một số nhà xuất bản đƣợc đầu tƣ tƣơng đối hoàn thiện từ nguồn vốn nhà nƣớc và sự tích lũy của chính nhà xuất bản (vốn tự có) nên đã xây dựng đƣợc cơ sở vật chất khá khang trang. Còn lại, nhìn chung trụ sở các nhà xuất bản sau một thời gian sử dụng không có kinh phí tu sửa nên xuống cấp, thậm chí một số nhà xuất bản không có trụ sở riêng, phải đi thuê (nhƣ NXB Thế Giới) hoặc dùng chung địa điểm với cơ quan chủ quản.

Đối với NXB ĐHQGHN, với gần 20 năm hoạt động đã trải qua 3 giai đoạn với 3 mô hình hoạt động khác nhau, trong khuôn khổ luận văn, cùng với số liệu thu thập đƣợc cũng nhƣ thời gian của các giai đoạn, tác giả lấy giai đoạn 2013 – 2015 làm giai đoạn tiêu biểu để tập trung nghiên cứu sâu. Đây cũng là giai đoạn gần nhất, có đủ số liệu, cập nhật nhất và có sự chuyển biến rõ nét nhất trong khi áp dụng các cơ chế, chính sách tài chính xuất bản hiện

nay. Hai giai đoạn còn lại, qua khảo sát và nghiên cứu, tác giả đƣa ra một vài kết quả và nhận xét nhƣ sau:

Giai đoạn 1995 – 2003

Đây là giai đoạn mới thành lập, giai đoạn NXB tập trung thực hiện 4 nhiệm vụ lớn: Chủ yếu là xuất bản các giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo do ĐHQGHN giao, xuất bản tài liệu phục vụ các cơ sở giáo dục trong ĐHQGHN; các tạp chí công bố những bài báo, những phát minh sáng chế của ĐHQGHN; các bản tin tập hợp, công bố tin tức hoạt động hàng tháng, hàng kỳ của ĐHQGHN và in ấn các ấn phẩm của NXB ĐHQGHN. NXB ĐHQGHN là đơn vị dự toán và hạch toán cấp 2, đƣợc đầu tƣ vốn để hoạt động, đƣợc cấp kinh phí hoạt động thƣờng xuyên hàng năm và đƣợc cấp nhiệm vụ xuất bản kèm theo. Giai đoạn này NXB đã tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của ĐHQGHN, đảm bảo tiến độ, chất lƣợng. Ngoài ra, NXB không ngừng mở rộng hợp tác liên kết xuất bản với các đối tác trong và ngoài nƣớc.

Giai đoạn 2003 - 2013

Năm 2003, NXB ĐHQGHN bắt đầu chuyển từ mô hình đơn vị dự toán và hạch toán cấp 2 sang mô hình ĐVSN công lập đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thƣờng xuyên. Giai đoạn này đơn vị vừa phải hoạt động theo cơ chế tự trang trải, lấy thu bù chi, gần nhƣ bị cắt đứt hoàn toàn mọi bao cấp, vừa phải đảm bảo nhiệm vụ chính trị, tôn chỉ, mục đích; cùng với chƣa có các chính sách đầu tƣ, chƣa có định hƣớng lâu dài cho ngành xuất bản, cho NXB; NXB chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ về cơ sở vật chất, văn phòng làm việc còn thiếu và ở trong tình trạng xuống cấp, nhiều năm không đƣợc nâng cấp sửa chữa. Trang biết bị thiếu thốn, lạc hậu, phần lớn máy móc do NXB tự trang bị, vừa thiếu chất lƣợng lại thấp.

Nguồn lực tài chính giai đoạn này không bảo đảm cho các hoạt động của NXB. Trong thực tế, nguồn thu tài chính của NXB chủ yếu phụ thuộc vào dịch vụ xuất bản sách liên kết. Đây là nguồn thu bấp bênh, lấy “thu bù chi”, do đó NXB không có điều kiện để đầu tƣ, tổ chức biên soạn, xuất bản sách, không có điều kiện thu hút đƣợc các cán bộ giỏi về làm việc tại NXB.

Nhìn vào Biểu đồ 3.1 về Tài chính từ các hoạt động của NXB giai đoạn này có thể thấy NXB đã hoạt động rất khó khăn, nhiều bất cập. Có những năm nhƣ 2004, 2011, 2012 nguồn tài chính mang số âm. Điều này cho thấy, cơ chế tự hạch toán, tự trang trải là không phù hợp đối với hoạt động của một NXB khoa học, nghiên cứu; nguyên nhân căn bản là do cơ chế, chính sách của ngành, của cơ quan chủ quản, do năng lực cán bộ còn hạn chế, yếu kém.

Đơn vị: triệu đồng -250 -200 -150 -100 -50 0 50 100 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ tài chính từ các hoạt động của NXB ĐHQGHN trong 10 năm (2003 - 2012)

Đơn vị: Đầu sách 0 200 400 600 800 1000 1200 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 sách ĐHQG Sách Liên Kết

Biểu đồ 3.2: Thị phần sách ĐHQGHN và sách liên kết từ năm 2003 - 2012

Nguồn: Phòng HCTH-NXB Đánh giá chung về cơ chế, chính sách tài chính giai đoạn 2003 - 2013

Trong 10 năm hoạt động theo mô hình cơ chế tự chủ tài chính, tự hạch toán NXB ĐHQGHN đã bộc lộ rất nhiều khó khăn, bất cập dẫn đến tình trạng yếm thế kéo dài: mâu thuẫn giữa cơ chế hoạt động tự trang trải, tự hạch toán với nhiệm vụ chính trị, tôn chỉ, mục đích của một NXB khoa học chuyên ngành; không phù hợp với quy mô phát triển của ĐHQGHN; mâu thuẫn giữa dòng sách phổ rộng, hàm lƣợng tri thức thấp, phục vụ độc giả số đông với dòng sách khoa học có hàm lƣợng tri thức cao, thời gian đầu tƣ lâu dài, công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)