Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 85 - 87)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

4.2. Giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách tài chính tại NXB ĐHQGHN

4.2.3. Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Để đáp ứng đƣợc xu thế phát triển và yêu cầu không ngừng đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác tài chính hoạt động xuất bản, cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tạo động lực cho các hoạt động xuất bản. Đặc biệt, trong việc xây dựng pháp luật và chính sách phải quán triệt đƣợc quan điểm chỉ đạo, định hƣớng chính trị, tƣ tƣởng và phát triển kinh tế thị trƣờng, huy động đƣợc nguồn lực cho hoạt động xuất bản phát triển đi đôi với quản lý tốt. Việc nghiên cứu xây dựng,

hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách trong lĩnh vực xuất bản cần tập trung vào những nội dung sau:

- Phân chia và sắp xếp lại mô hình hoạt động cho những loại hình NXB cụ thể (loại hình NXB chuyên nghành, NXB hƣớng tới mục đích giải trí, …). Từ đó, có sự đầu tƣ đúng mức cho các loại hình NXB nói trên.

- Theo quy định Luật xuất bản 2012, các NXB hoạt động theo hai loại hình cơ bản là Đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nƣớc là chủ sở hữu. Tuy vậy, để các NXB dù hoạt động theo mô hình nào cũng đều có thể vận hành một cách hiệu quả, có thể chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣng không xa rời tôn chỉ, mục đích, đáp ứng các nhiệm vụ chính trị của Đảng, thì phải có cơ chế, chính sách hợp lý bao gồm: quy định về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, những ƣu đãi về nguồn vốn, các chính sách đầu tƣ,…

- Để phát huy tối đa hiệu quả tài chính, cần tăng cƣờng huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn lực khác nhau, giảm bớt gánh nặng từ ngân sách, Nhà nƣớc không cần phải đầu tƣ giàn trải mà có thể quy định loại sách nhƣ: sách Nhà nƣớc đảm bảo 100% vốn, sách Nhà nƣớc hỗ trợ một phần kinh phí, sách Nhà nƣớc ƣu đãi đầu tƣ… các loại sách này tùy theo loại hình, tính chất, nội dung, mục tiêu, có thể thực hiện qua hình thức đặt hàng, chỉ định nhà xuất bản có chức năng để thực hiện.

- Xây dựng cơ chế, chính sách tài chính phù hợp tạo điều kiện để các nhà xuất bản tiếp cận đƣợc nguồn vốn ƣu đãi thông qua các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thƣơng mại bằng các quy định cụ thể nhƣ: đơn giải hóa thủ tục vay vốn, áp dụng hình thức tín chấp, áp dụng hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi suất đối với những khoản vay phục vụ các dự án xuất bản có giá trị và hiệu quả xã hội, hiệu quả tài chính cao; xúc tiến thành lập quỹ

hỗ trợ xuất bản từ nguồn ngân sách nhà nƣớc và nguồn vốn khác để tổ chức bản thảo, mua bản quyền,..

- Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch phát triển của ngành xuất bản đáp ứng đƣợc yêu cầu trƣớc mắt và mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài. Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các đề án sắp xếp, đổi mới tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các nhà xuất bản phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. Hơn nữa, cần phải có một trung tâm chuyên nghiên cứu về xuất bản nhằm hoạch định chiến lƣợc cho sự nghiệp xuất bản. Trung tâm này sẽ đóng vai trò tham mƣu cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc về xuất bản, đƣa ra những chính sách hợp lí nhằm nâng cao chất lƣợng xuất bản, đồng thời tiến hành nghiên cứu và đƣa ra những dự báo về xu hƣớng phát triển của nền xuất bản Việt Nam (và thế giới) để từ đó giúp các NXB xây dựng đƣợc kế hoạch cụ thể, rõ nét; giúp các NXB có định hƣớng phát triển, tăng nguồn thu, nguồn tài chính cho các NXB.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)