Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 87 - 92)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Xuất bản là một ngành luôn đƣợc Đảng và Chính phủ quan tâm đặc biệt vì vai trò và nhiệm vụ văn hóa, tƣ tƣởng của nó. Xuất bản là một sản phẩm đặc thù, mang một nhiệm vụ đặc thù, do đó phải có một cơ chế đặc thù. Thực hiện tự chủ tài chính cho các NXB hiện nay là một cuộc cách mạng có quy mô lớn, lại diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, do vậy cần hội tụ đủ các điều kiện về tài chính, ngân sách, về đổi mới cơ chế quản lý, về các chính sách đầu tƣ,… Chính phủ cần xây dựng cơ chế tài chính phù hợp tạo điều kiện cho các NXB tiếp cận đƣợc nguồn vốn và có một đƣờng lối phát triển, hoạch định rõ nét và lâu dài.

4.3.2. Đối với ĐHQGHN

Cơ quan chủ quản cần tăng cƣờng đầu tƣ, cải cách mạnh mẽ và toàn diện NXB một cách đúng mức, quan tâm đến chất lƣợng, lợi nhuận lâu dài, trong đó bao gồm lợi nhuận tri thức, lợi nhuận tinh thần và lợi nhuận tài chính. Đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiện đại và xứng tầm của một NXB khoa học – là nơi tiếp nhận, công bố các sản phẩm khoa học của ĐHQGHN, của Việt Nam; phục vụ nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu; phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nƣớc; để xứng tầm với sự phát triển chung của ĐHQGHN.

Chƣơng 4 đã tập trung đƣa ra những giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đang áp dụng tại NXB ĐHQGHN dựa vào thực trạng đã khảo sát ở chƣơng 3. Các nhóm giải pháp cụ thể và có cơ sở khoa học đã đƣợc đề xuất đối với NXB ĐHQGHN, đối với đơn vị chủ quản là ĐHQGHN và đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Tác giả cũng đƣa ra những kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc và ĐHQGHN.

KẾT LUẬN

Trong gần 10 năm gia nhập thị trƣờng thế giới, ngành xuất bản là đối tƣợng đƣợc quan tâm đặc biệt của quản lý nhà nƣớc. Nhà nƣớc đã coi xuất bản là một hoạt động kinh tế đặc thù, vừa làm kinh tế vừa thực hiện mục tiêu văn hóa tƣ tƣởng. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, các nhà xuất bản đã vận động và không ngừng đổi mới, phát triển để phù hợp hơn với những thay đổi của đất nƣớc, trong đó có sự thay đổi về mô hình hoạt động, cơ chế chính sách để phù hợp với cơ chế thị trƣờng.

Các nhà xuất bản hiện nay phần lớn hoạt động theo cơ chế tự chủ theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP (Năm 2015 thay thế bằng Nghị định số 16/2015/ NĐ-CP ngày 14/2/2015). NXB ĐHQGHN sau những năm áp dụng cơ chế tự chủ tài chính (tự chủ một phần) theo Nghị định này đã có những chuyển biến tích cực trong thực tế. Nhƣng vẫn còn những tồn tại và hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, dẫn đến tình trạng yếu kém ở nhiều phƣơng diện, chƣa thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, kìm hãm sự phát triển,… Cùng với đó là những hoạch định, chính sách đầu tƣ của Nhà nƣớc, của Ngành xuất bản, của ĐHQGHN còn những tồn tại và chƣa đƣợc tháo gỡ hết. Do vậy, đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu, bổ sung, đổi mới cơ chế, chính sách để phù hợp với hoạt động thực tiễn của ngành, của đơn vị.

Trên cơ sở vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu và thực tiễn áp dụng cơ chế, chính sách tài chính tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về cơ chế, chính

sách tài chính áp dụng cho các NXB và nắm rõ cơ chế, chính sách tài chính đang đƣợc áp dụng tại NXB ĐHQGHN.

Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu thực tế tại NXB ĐHQGHN, thực tế Ngành xuất bản, luận văn đã nêu đƣợc thực trạng về cơ chế, chính sách tài chính tại NXB. Từ đó thấy đƣợc những bất cập, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động, áp dụng cơ chế, chính sách tài chính tại NXB ĐHQGHN.

Thứ ba, đề xuất các giải pháp cụ thể, có cơ sở khoa học và thực tiễn, để

hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính, nhằm thúc đẩy hiệu quả của hoạt động xuất bản tại NXB ĐHQGHN và đƣa ra một số kiến nghị thiết thực đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc và cơ quan chủ quản.

Kết quả của luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý liên quan đến hoạt động xuất bản, cơ quan chủ quản và những sinh viên, học viên cao học quan tâm đến chủ đề này.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, với vốn kiến thức và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp để kết quả nghiên cứu đƣợc hoàn thiện hơn, mang nhiều ý nghĩa trên cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, 2011. Chỉ thị số 08-CT/TW (khóa VII) về Tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu

quả công tác báo chí, xuất bản. Hà Nội.

2. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, 2004. Chỉ thị số 42/CT-TW về Nâng cao

chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản ngày 25/8/2004. Hà Nội.

3. Ban chấp hành Trung ƣơng, 2011. Thông báo kết luận số 37-TB/TW của Ban chấp hành Trung ương về Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa ở một số loại hình dịch vụ sự

nghiệp công ngày 26/05/2011. Hà Nội.

4. Ban Tƣ tƣởng – Văn hóa Trung ƣơng, Bộ Văn hóa – Thông tin, 2002.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về đổi

mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản. Hà

Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

5. Lƣu Thị Bình, 2014. Quản lý tài chính ở Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

– Sự thật. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Trần Đức Cân, 2012. Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại

học công lập ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ. Đại học Kinh Tế Quốc dân Hà

Nội.

7. Chính phủ, 2002. Nghị định 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ Về chế độ tài

chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu ngày 16/01/2002. Hà Nội.

8. Chính phủ, 2006. Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập ngày 25/04/2006. Hà Nội. 9. Chính phủ, 2015. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định

10.Cục Xuất bản – In và Phát hành, 2015. Báo cáo hoạt động xuất bản năm 2015. Hà Nội.

11. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014. Đề án Chiến lược phát triển Đại học

Quốc gia Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Hà Nội.

12. Phạm Xuân Hoan, 2015. Đổi mới cơ chế tài chính tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong định hướng chung đổi mới cơ chế tài chính giáo dục Đại

học Công lập của Việt Nam. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Nguyễn Danh Nguyên và Nguyễn Đạt Minh, 2014. Thách thức trong

quản lý tài chính tại các Nhà xuất bản. Viện Kinh tế và quản lý. Đại học

Bách Khoa Hà Nội

14. Hoàng Phê, 2008. Từ điển Tiếng Việt. Đà Nẵng: Nxb Đà Nẵng.

15. Quốc hội, 2004. Luật xuất bản nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

16. Quốc hội, 2008. Luật xuất bản nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

17.Quốc hội, 2012. Luật xuất bản nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội: Nxb Thời Đại.

18. Nguyễn An Tiêm và Nguyễn Nguyên, 2015. Xã hội hóa hoạt động xuất bản

– Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia – Sự

thật.

19. Hứa Thị Phƣớc Trang, 2007. Đổi mới cơ chế tài chính Tập đoàn Điện lực

Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)