Về cơ cấu, chất lƣợng đại biểu HĐND tỉnh Hà Giang trong 2 nhiệm kỳ và tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính - ngân sách từ thực tiễn ở Hà Giang (Trang 72 - 76)

kỳ và tổ chức bộ máy của cơ quan tham mƣu, giúp việc

Hoạt động của HĐND không thể không đề cập đến cơ cấu, tổ chức bộ máy và các điều kiện đảm bảo. Bởi lẽ các yếu tố này ảnh hƣởng trực tiếp, sâu sắc đến chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của HĐND.

3.2.1. Cơ cấu, chất lượng và tổ chức bộ máy HĐND nhiệm kỳ 2004-2011.

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XV nhiệm kỳ 2004-2011 đƣợc cử tri bầu ngày 24/5/2004, gồm có 55 đại biểu, trong đó số đại biểu đƣợc bầu mới là 36, đại biểu tái cử là 19. Đại biểu dân tộc ít ngƣời 44 (chiếm 80%), đại biểu nữ 15 (chiếm 27,27%); có 47 đại biểu là đảng viên, 08 đại biểu ngoài đảng (chiếm 14,515); có 10 đại biểu dƣới 35 tuổi (chiếm 18,18%), có trình độ đại học 30 đại biểu (chiếm 54,55%), trình độ sau đại học 11 đại biểu (chiếm 20%). Tại kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh đã bầu ra Thƣờng trực HĐND tỉnh gồm 03 đồng chí: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Thƣờng trực HĐND. Chủ tịch và Phó chủ tịch hoạt động chuyên trách. 4 Ban của HĐND tỉnh gồm Ban Kinh tế - ngân sách, Ban Dân tộc, Ban Pháp chế và Ban Văn hóa xã hội, mỗi Ban đều có 05 thành viên, trong đó có 01 Trƣởng ban hoặc 01 Phó Trƣởng ban chuyên trách.

HĐND các cấp Nhiệm kỳ 2004 – 2011 là nhiệm kỳ kéo dài thêm 02 năm theo Nghị quyết số 25/2008/NQ-QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội. Đây là nhiệm kỳ với đặc điểm HĐND hoạt động liên thông giữa 2 nhiệm kỳ Đại hội IX và Đại hội X của Đảng, giữa hai nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI và khóa XII, và cũng là nhiệm kỳ đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm bàn nhiều nhất đến chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của HĐND các cấp. Có thể nói rằng 07 năm là một nhiệm kỳ đặc biệt, trong nhiệm kỳ 07 năm HĐND tỉnh đã tổ chức thành công 24 kỳ họp, ban hành 236 Nghị quyết, trong đó có 186 Nghị quyết về các cơ chế chính sách phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và an sinh xã hội, đã cụ thể hóa các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, Nghị quyết của Ban hành Tỉnh ủy thành các Nghị quyết của HĐND tỉnh và đƣợc UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Hoạt động giám sát ngày càng có hiệu quả,

trò của cơ quan dân cử, thông qua đó niềm tin của nhân dân đối với cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng ngày càng đƣợc củng cố. Kết quả hoạt động của HĐND tỉnh trong nhiệm kỳ 2004-2011 đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh – quốc phòng của địa phƣơng, cơ bản đáp ứng đƣợc nguyện vọng của cử tri và nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh.

3.2.2. Cơ cấu, chất lượng và tổ chức bộ máy HĐND nhiệm kỳ 2011-2016.

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVI đƣợc bầu ra trong cuộc bầu cử HĐND 3 cấp vào tháng 5 năm 2011. Tổng số 58 đại biểu, trong đó: đại biểu nữ 18 chiếm 31,03%; đại biểu tái cử 17 chiếm tỷ lệ 29,31%; đại biểu là ngƣời dân tộc 42 chiếm tỷ lệ 72,41%; đại biểu dƣới 35 tuổi 06 chiếm 10,34%; đại biểu là ngƣời ngoài đảng 02 chiếm tỷ lệ 3,45%. Trình độ học vấn: trên đại học 07 đại biểu chiếm 12,07%; đại học 49 đại biểu chiếm 84,48%; cao đẳng 01 đại biểu chiếm 1,72%; chƣa qua đào tạo 01 đại biểu chiếm 1,72%. Trình độ lý luận chính trị: cử nhân, cao cấp 47 đại biểu chiếm 81,03%; trung cấp 04 chiếm 6,9% và sơ cấp 07 đại biểu chiếm 12,07%. Nhƣ vậy về số lƣợng và chất lƣợng đại biểu đƣợc tăng cƣờng hơn trƣớc.

- Về bộ máy của Hội đồng nhân dân tỉnh:

+ Thƣờng trực HĐND tỉnh (gồm 03 đ/c: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ-Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Uỷ viên Thường trực HĐND tỉnh)

+ Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh: 5 thành viên + Ban Văn hoá xã hội HĐND tỉnh: 5 thành viên + Ban Pháp chế HĐND tỉnh: 5 thành viên

+ Ban Dân tộc HĐND tỉnh: 5 thành viên

+ 11 tổ đại biểu HĐND tỉnh, mỗi tổ có từ 5 đến 7 đại biểu, đều có tổ trƣởng và tổ phó.

Cơ cấu tổ chức Thƣờng trực HĐND có sự đổi mới, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thƣờng trực HĐND hoạt động chuyên trách. Chủ tịch HĐND tỉnh là Phó Bí thƣ Thƣờng trực, việc bố trí cán bộ chủ chốt của Đảng giữ các chức vụ lãnh đạo HĐND cũng đã đƣợc tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động của HĐND, nâng cao đƣợc vai trò, vị thế, quan hệ công tác và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của HĐND cấp tỉnh.

Cơ cấu, tổ chức các Ban của HĐND tỉnh đƣợc kiện toàn một bƣớc, so với nhiệm kỳ 2004-2011, nhiệm kỳ này số lƣợng đại biểu hoạt động chuyên trách ở các Ban của HĐND cấp tỉnh tăng lên đáng kể, mỗi Ban đều có 05 thành viên, trong đó Trƣởng Ban và Phó Trƣởng Ban đều hoạt động chuyên trách. Các thành viên của các Ban nói chung có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với lĩnh vực hoạt động, phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi, nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm tra, giám sát của Ban.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND cấp tỉnh đã ban hành 122 Nghị quyết, trong đó có các Nghị quyết chuyên đề, quyết định những nội dung quan trọng về chủ trƣơng, biện pháp nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh, huy động tối đa các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng nhƣ: Nghị quyết về một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà giang; Nghị quyết ban hành định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc cho các công trình thuộc chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 – 2020…; đặc biệt là Nghị quyết về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng và Nghị quyết về dự toán phân bổ thu – chi ngân sách Nhà nƣớc hàng năm… đã đƣợc UBND cấp tỉnh cụ thể hóa bằng các quyết định, chƣơng trình hành động cụ thể nhƣ: tổ chức hội nghị giao chỉ tiêu kế hoạch và phân bổ ngân sách nhà nƣớc đến các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thành phố thực hiện…

HĐND cấp tỉnh, nhiệm kỳ 2011-2016 đã trải qua quá nửa nhiệm kỳ, kế thừa và phát huy những thành tựu đạt đƣợc của nhiệm kỳ 2004-2011, với quyết tâm tiếp tục “đổi mới và đổi mới có hiệu quả”. HĐND ngày càng khẳng định đƣợc vai trò, vị thế là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, là cơ quan đại biểu, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, giám sát việc thực thi pháp luật và Nghị quyết của HĐND; góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính - ngân sách từ thực tiễn ở Hà Giang (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)