Một số quan điểm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giám sát của HĐND cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính - ngân sách từ thực tiễn ở Hà Giang (Trang 102 - 104)

cấp tỉnh trong lĩnh vực Tài chính – Ngân sách.

Hội đồng nhân dân giám sát ngân sách địa phƣơng là theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, các quy định hiện hành về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nƣớc ở địa phƣơng, từ đó đƣa ra các kiến nghị nhằm chấn chỉnh các hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách và hoàn thiện các cơ chế chính sách, phƣơng thức quản lý, điều hành ngân sách địa phƣơng một cách phù hợp và hiệu quả.

Để đạt đƣợc mục tiêu, hiệu quả cao trong giám sát ngân sách địa phƣơng, luận văn đƣa ra một số quan điểm cần lƣu ý sau:

4.1.1. Đối với tập thể HĐND:

Để các quyết định của HĐND tỉnh đảm bảo đúng đắn, độc lập thì các báo cáo thẩm tra của HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu phải đánh giá, phân tích đƣợc tính xác thực của số liệu, thông tin trong báo cáo; đồng thời phản ánh đánh giá đƣợc sự cần thiết, khả năng và mức độ hiệu quả của các chủ trƣơng, giải pháp hoặc bổ sung đƣợc các giải pháp thiết thực khác khi thông qua quyết định.

Muốn đạt đƣợc những yêu cầu nêu trên, bộ máy làm việc của HĐND phải đủ mạnh để bản thân HĐND tự tổ chức các hoạt động của mình, tự mình kiểm chứng đƣợc các thông tin do UBND trình trƣớc khi quyết định. Củng cố và tăng cƣờng bộ máy tổ chức của HĐND để thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao, nâng cao chất lƣợng đại biểu HĐND, thƣờng xuyên tổ chức tập huấn và đào tạo bồi dƣỡng cập nhật kiến thức cho đại biểu HĐND nhằm nâng cao

trình độ chuyên môn, năng lực công tác, phẩm chất của đại biểu HĐND về lĩnh vực tài chính – ngân sách; tăng số lƣợng đại biểu chuyên trách của Thƣờng trực và các Ban HĐND, kiện toàn Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh cả về số lƣợng và chất lƣợng để thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao.

Để đảm bảo thực quyền của HĐND trong các quyết định về tài chính – ngân sách. HĐND phải thực sự quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phƣơng, quyết định các định mức phân bổ và các tiêu chuẩn, chế độ chi ngân sách địa phƣơng, phù hợp với thực tế địa phƣơng và trong mối tƣơng quan chung của các nƣớc. HĐND phải thực sự tham gia và có tiếng nói quyết định trong quy trình ngân sách địa phƣơng, triệt để thực hiện chức năng quyết định và chức năng giám sát ngân sách tại địa phƣơng.

4.1.2. Vai trò của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh

Để giúp các đại biểu HĐND thực hiện quyền giám sát một cách có hiệu quả, Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND đóng vai trò rất quan trọng, đƣa ra những gợi ý, những định hƣớng và đặc biệt là cung cấp thêm những thông tin, những ý kiến cần thiết để đại biểu HĐND xem xét và hình thành những yêu cầu và đánh giá. Ban Kinh tế - Ngân sách có trách nhiệm nghiên cứu và thẩm tra các báo cáo, có điều kiện, nghiệp vụ về chuyên môn, thông tin, thời gian tiếp cận các báo cáo. Vì vậy, trách nhiệm của Ban Kinh tế - Ngân sách:

- Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND cần chủ động phối hợp ngay từ đầu với cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch đầu tƣ và các cơ quan có liên quan để tiến hành thẩm tra, giám sát về dự toán, phƣơng án phân bổ ngân sách địa phƣơng và các báo cáo về ngân sách địa phƣơng. Ban Kinh tế - Ngân sách không thụ động, chờ các báo cáo trình ra HĐND mới tiến hành thẩm tra, giám sát mà cần tiến hành thẩm tra, giám sát ngay trong quá trình lập dự toán và lập quyết toán ngân sách địa phƣơng.

- Bảo đảm có thông tin đầy đủ và cần thiết. Nguồn thông tin phục vụ cho công tác xem xét, quyết định phân bổ ngân sách địa phƣơng không chỉ từ các báo cáo của UBND, mà còn đƣợc thu nhận qua hoạt động giám sát của Thƣờng trực HĐND, tiếp xúc cử tri của các đại biểu HĐND, báo chí và các nguồn thông tin khác.

- Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND thực hiện thẩm tra dự toán ngân sách địa phƣơng, phƣơng án phân bổ ngân sách địa phƣơng và quyết toán ngân sách địa phƣơng. Nội dung thẩm tra tập trung vào các vấn đề nhất trí; vấn đề chƣa nhất trí đề nghị bổ sung làm rõ; những kiến nghị và đề xuất giải pháp đối với quá trình quản lý và điều hành ngân sách địa phƣơng.

4.1.3. Phối hợp giữa HĐND với Kiểm toán Nhà nước

Trong giám sát ngân sách địa phƣơng ở địa phƣơng, đối tƣợng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nƣớc không nằm ngoài các đối tƣợng giám sát của HĐND theo quy định của pháp luật. Có khác nhau chỉ là ở chỗ: Kiểm toán Nhà nƣớc chỉ tập trung vào các đối tƣợng mà hoạt động của nó có liên quan đến quản lý và sử dụng ngân sách, tiền vốn và tài sản của nhà nƣớc, còn đối tƣợng và phạm vi hoạt động giám sát của HĐND các cấp thì rộng hơn, toàn diện hơn. Do đó, nếu phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán Nhà nƣớc thì hoạt động giám sát của HĐND các cấp sẽ đƣợc nâng cao hơn về chất lƣợng và hạn chế những sự trùng lặp không cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính - ngân sách từ thực tiễn ở Hà Giang (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)