Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lƣợng giám sát của HĐND cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính - ngân sách từ thực tiễn ở Hà Giang (Trang 104 - 107)

cấp tỉnh trong lĩnh vực Tài chính – Ngân sách ở địa phƣơng.

Quyết định và giám sát là hai chức năng cơ bản trong hoạt động của HĐND. Nâng cao năng lực quyết định và hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh trên lĩnh vực tài chính – ngân sách không chỉ nâng cao vai trò, vị thế của cơ quan dân cử mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, đảm bảo các nguồn lực tài chính – ngân sách đƣợc sử dụng hiệu quả, đúng mục đích.

Từ kinh nghiệm thực tiễn hoạt động và các tồn tại, hạn chế nêu trên, có thể đƣa ra một số giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND tỉnh trên lĩnh vực tài chính – ngân sách nhƣ sau:

4.2.1. Hoàn chỉnh, chuẩn hóa các quy định của pháp luật về phân bổ, quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách. lý, điều hành và sử dụng ngân sách.

Hiệu quả hoạt động giám sát nói chung và giám sát trên lĩnh vực thu - chi ngân sách đƣợc phản ảnh qua các kết luận giám sát. Do vậy, để kết luận giám sát chính xác, có tính thuyết phục cao, yêu cầu đặt ra là cần có những chuẩn mực để so sánh, đánh giá kết quả thực hiện của đối tƣợng đƣợc giám sát, đó chính là các quy định của pháp luật, các chuẩn mực lƣợng hóa hiệu quả sử dụng ngân sách.

4.2.2. Thực hiện đa dạng các hình thức giám sát và hoàn thiện các hình thức giám sát: thức giám sát:

Tiếp tục xem giám sát bằng hình thức thành lập Đoàn giám sát của Thƣờng trực HĐND, Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh là hoạt động trọng tâm trong giám sát lĩnh vực tài chính ngân sách. Thành viên Đoàn giám sát phải bao gồm những ngƣời có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu, am hiểu lĩnh vực tài chính và tâm huyết với công việc, có bộ phận giúp việc. Đoàn giám sát phải có kế hoạch cụ thể, xác định nội dung, phạm vi, thời gian, đối tƣợng giám sát. Trong trƣờng hợp cần thiết, Đoàn giám sát mời sự tham gia của các chuyên gia trên lĩnh vực ngân sách, hợp đồng đơn vị kiểm toán tiến hành kiểm toán một số nội dung theo yêu cầu.

4.2.3. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận giám sát; xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc chấp hành các xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc chấp hành các kiến nghị sau giám sát của HĐND tỉnh.

cơ quan hữu quan. Nếu cơ quan nhà nƣớc không chịu sửa sai, không thực hiện các kiến nghị sau giám sát cần phải giải quyết theo hƣớng cao hơn, nhƣ ban hành Nghị quyết về thực hiện các kiến nghị; sau đó giám sát thực hiện Nghị quyết.

4.2.4. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng liên quan đến tài chính ngân sách cho các đại biểu HĐND tỉnh và cán bộ giúp việc đến tài chính ngân sách cho các đại biểu HĐND tỉnh và cán bộ giúp việc của HĐND tỉnh.

Để hoạt động giám sát của HĐND có hiệu quả thì mỗi đại biểu phải là ngƣời hoạt động có hiệu quả, để đại biểu hoạt động có hiệu quả thì việc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu cũng nhƣ cán bộ giúp việc là việc làm cần thiết. Vì vậy, HĐND tỉnh hàng năm phải phối hợp với Trung tâm bồi dƣỡng đại biểu dân cử - Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội tổ chức tập huấn về kỹ năng hoạt động của đại biểu và kỹ năng giám sát nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân sách.

4.2.5. Xây dựng chương trình, nội dung giám sát đúng trọng tâm, phù hợp và tổ chức tốt các cuộc giám sát. và tổ chức tốt các cuộc giám sát.

Điều này đòi hỏi trách nhiệm, năng lực và bản lĩnh của Thƣờng trực HĐND, các Ban HĐND và các Đại biểu HĐND, đồng thời cố gắng bố trí những thành viên am hiểu sâu về lĩnh vực tài chính ngân sách trong thành phần tham gia giám sát, giúp xác định chính xác những nội dung cần kiến nghị. Trong thực hiện chức năng giám sát, cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan có liên quan trực tiếp cũng nhƣ gián tiếp.

4.2.6. Nâng cao nhận thức về hoạt động giám sát của HĐND cho các cấp, các ngành; chính đại biểu HĐND cũng cần nhận thức rõ về công tác giám các ngành; chính đại biểu HĐND cũng cần nhận thức rõ về công tác giám sát của cơ quan dân cử để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ.

Tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về hoạt động giám sát của HĐND, về chức năng nhiệm vụ của Thƣờng trực HĐND,

các Ban HĐND. Có nhận thức đầy đủ về hoạt động giám sát của HĐND, các đơn vị mới tạo điều kiện để đoàn giám sát đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó cũng chú trong công tác tập huấn cho đại biểu HĐND nhận thức rõ về công tác giám sát của cơ quan dân cử để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

4.2.7. Bảo đảm các điều kiện cho Hội đồng nhân dân trong hoạt động giám sát

- Đảm bảo yêu cầu về thông tin: Trong yêu cầu hội nhập và phát triển hiện nay, nhu cầu thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, các đại biểu HĐND, các cơ quan thƣờng trực của HĐND muốn thực hiện tốt chức năng của mình thì nhu cầu đƣợc đảm bảo về thông tin là một yêu cầu lớn, cần phải đƣợc hỗ trợ một cách đầy đủ nhất.

- Đảm bảo về nguồn lực: Củng cố tổ chức, bộ máy tham mƣu, giúp việc HĐND; thƣờng xuyên tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức về tài chính ngân sách, kỹ năng phân tích, giám sát đánh giá… cho đội ngũ chuyên viên giúp việc của HĐND cũng nhƣ các cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách, đồng thời trang bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, phƣơng tiện và kiinh phí cho hoạt động của HĐND.

Tóm lại, các nhóm giải pháp nói trên đều rất cần thiết, mỗi giải pháp có một vai trò vị trí riêng, khó có thể đánh giá giải pháp nào quan trọng nhất. Tuy nhiên chúng chỉ đem lại hiệu quả thực sự nếu đƣợc tiến hành một cách đồng bộ, hợp lý và kiên quyết, trên cơ sở quán triệt các quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng và Nhà nƣớc đối với công tác nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND cấp tỉnh hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính - ngân sách từ thực tiễn ở Hà Giang (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)