Hà Giang trong lĩnh vực Tài chính – Ngân sách từ 2004 đến nay.
Trên cơ sở thực trạng hoạt động của HĐND tỉnh Hà Giang từ 2004 đến nay và căn cứ vào các tiêu chí đánh giá hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh trong lĩnh vực tài chính – ngân sách đã nêu ở chƣơng 1, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hà Giang trong thời gian qua đã đạt đƣợc hiệu quả nhƣ sau:
- Trước hết phải khẳng định rằng trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã có những chuyển
biến mạnh mẽ, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao, tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 17,64 triệu đồng (giai đoạn 2011-2015), tăng 8,86% triệu đồng so với năm 2010; Thu ngân sách trên địa bàn năm 2014 ƣớc đạt 1.634 tỷ đồng, đạt 203% so với năm 2010 (năm 2010 là 804,5 tỷ đồng, năm 2011 thực hiện 1.385,2 tỷ đồng, năm 2012 thực hiện 1.484,5 tỷ đồng, năm 2013 thực hiện 1.598,2 tỷ đồng). Những thành tựu đó là kết quả hoạt động của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị nhƣng không thể tách rời sự đóng góp quan trọng của HĐND tỉnh, nhất là hoạt động giám sát và giám sát trong lĩnh vực tài chính – ngân sách. Từ nhiệm kỳ khóa XV đến nay, hoạt động của HĐND tiếp tục đƣợc đổi mới, ngày càng khẳng định đƣợc vị thế quan trọng của mình, đã xem xét, quyết định đƣợc nhiều chƣơng trình quan trọng của địa phƣơng nhƣ: phê chuẩn kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; Nghị quyết ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; thông qua quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030; ban hành định mức hỗ trợ cho các công trình thuộc chƣơng trình nông thôn mới giai đoạn 2013-2020; ban hành định mức hỗ trợ thông qua danh mục các lĩnh vực đầu tƣ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc đối tƣợng đầu tƣ trực tiếp… giai đoạn 2014-2020; thông qua bảng giá các loại đất giai đoạn 2015-2019 trên địa bàn tỉnh; ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ công chức, viên chức làm công nghệ thông tin; quy định mức thu và quản lý phí hộ tịch, phí địa chính, phí đăng ký cƣ trú, chứng minh thƣ nhân dân, phí tham quan; ban hành chính sách đối với tri thức trẻ về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn; chính sách thu hút nhân lực và hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh;…hàng năm HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết phê chuẩn dự toán thu, chi và phƣơng án phân bổ ngân sách nhà nƣớc, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nƣớc, phê chuẩn phƣơng án phân bổ vốn đầu tƣ phát
thu ngân sách trên địa bàn tỉnh; ban hành định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015;… Với những quyết định đúng đắn và sát hợp của HĐND tỉnh đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phƣơng không ngừng phát triển.
- Hai là, mức độ đạt đƣợc mục đích, yêu cầu giám sát: Trong hoạt động của HĐND tỉnh Hà Giang khóa XV nhiệm kỳ 2004 – 2011 và nửa nhiệm kỳ 2011-2016, khóa XVI, thực hiện Luật ngân sách nhà nƣớc và Luật Tổ chức HĐND và UBND, HĐND tỉnh Hà Giang đã tiến hành giám sát nhiều chuyên đề về NSNN. Trƣớc khi tiến hành giám sát, HĐND đƣa ra đề cƣơng giám sát, yêu cầu các đối tƣợng đƣợc giám sát phải báo cáo theo đề cƣơng đã đƣợc xây dựng, trong đề cƣơng thể hiện rõ đƣợc mục tiêu của giám sát (Mục tiêu về mặt nội dung, về mặt pháp lý, về mặt kinh tế). Nội dung giám sát là những vấn đề bức xúc, đƣợc dƣ luận quan tâm, có ảnh hƣởng đến NSNN. Hoạt động giám sát này đã có kết quả cao, phản ánh khá toàn diện, đầy đủ những thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt đƣợc và tồn tại, hạn chế. Đây là điều kiện đảm bảo cho việc quản lý và điều hành NSNN đúng luật, bảo đảm thực quyền của cơ quan dân cử.
Bảo đảm HĐND quyết định dự toán NSNN, phân bổ ngân sách địa phƣơng (tại kỳ họp cuối năm) và phê chuẩn quyết toán NSNN (tại kỳ họp giữa năm) đúng thời gian, trình tự, chất lƣợng ngày càng đƣợc nâng cao. Trƣớc các kỳ họp HĐND, Ban Kinh tế ngân sách của HĐND tỉnh thực hiện các cuộc giám sát thƣờng xuyên về dự toán NSNN, phân bổ ngân sách địa phƣơng và quyết toán ngân sách địa phƣơng tại các huyện, thành phố và một số sở ngành liên quan. Trên cơ sở kết quả giám sát, các số liệu nhận định của Ban Kinh tế Ngân sách trong báo cáo thẩm tra đã phản ánh đúng thực tế khách quan, nắm bắt khá đầy đủ và toàn diện các diễn biến về tình hình thu, chi NSNN của năm tài khóa. Từ đó, đƣa ra đề xuất kiến nghị phù hợp, giúp
HĐND, các đại biểu HĐND có thêm căn cứ để quyết định về dự toán NSNN, phân bổ ngân sách và quyết toán ngân sách địa phƣơng hàng năm.
- Ba là, kết quả đạt được do tác động của hoạt động giám sát:
Sau mỗi cuộc giám sát, HĐND đƣa ra Thông báo kết quả giám sát, và qua xem xét các tờ trình đƣa ra báo cáo thẩm tra, trong báo cáo kết quả đều nêu rõ những ƣu điểm, hạn chế tồn tại, các sai phạm, yếu kém và đƣa ra các kiến nghị, đề nghị các đối tƣợng đƣợc giám sát và các đơn vị có tờ trình trình tại kỳ họp để thẩm tra và đã đƣợc các cơ quan, tổ chức, cá nhân chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.
Hoạt động giám sát trong lĩnh vực này còn đảm bảo công khai, minh bạch ngân sách. Công tác giám sát NSNN đƣợc xem là chìa khóa, góp phần bảo đảm quản lý NSNN lành mạnh, bền vững hiệu quả, cho phép cơ quan quản lý phát hiện, phòng ngừa nguy cơ xảy ra đối với công tác quản lý, điều hành NSNN, góp phần chống tham nhũng, tiêu cực, thất thoát, lãng phí thông qua việc yêu cầu các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện đúng chê độ, định mức, tiêu chuẩn pháp luật đã quy định, khuyến khích sử dụng nguồn lực nhà nƣớc đạt kết quả cao, tăng cƣờng kỷ luật tài chính ngân sách.
Ngoài ra giám sát tại cơ sở là điều kiện để kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh, các văn bản pháp luật cấp trên, hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu kinh tế xã hội đề ra. Đồng thời qua quan sát, HĐND tỉnh đã phát hiện đƣợc sự không phù hợp, thiếu thực tế của một số Nghị quyết do HĐND ban hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung.
Nhƣ vậy thông qua một số kết quả cụ thể đạt đƣợc, khẳng định rằng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hà Giang, trong đó có giám sát về lĩnh vực tài chính ngân sách đã có nhiều tiến bộ, góp phần giúp UBND tỉnh các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
chung chƣa đạt đƣợc mục đích, yêu cầu giám sát đề ra. Điều đó đƣợc thể hiện ở chỗ: việc đôn đốc, kiểm tra thực hiện các kiến nghị đề xuất sau giám sát thiếu quyết liệt, thiếu liên tục, không sâu sát, nên vẫn còn hiện tƣợng sau giám sát đâu lại vào đấy; việc chất vấn trong các kỳ họp nhiều khi chƣa đi đến quy kết trách nhiệm, chƣa đƣa ra các giải pháp khắc phục, đặc biệt các kiến nghị đề xuất của đoàn giám sát chƣa đƣợc các đơn vị có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, nhƣng đến nay HĐND vẫn thiếu biện pháp khắc phục (không có chế tài). Chính vì vậy báo cáo kết quả giám sát của HĐND tỉnh hiện nay mới chỉ dừng lại ở số lƣợng các đoàn giám sát, nội dung đƣợc giám sát, các vấn đề đƣợc phát hiện trong đợt giám sát, các kiến nghị, đề xuất đã đƣa ra… còn giải quyết vấn đề đó nhƣ thế nào, mức độ đến đâu chƣa đƣợc HĐND đeo bám đến cùng, dẫn đến hoạt động giám sát của HĐND còn hình thức.
- Nếu căn cứ vào chi phí bỏ ra để đánh giá hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh Hà Giang thì rõ ràng hoạt động giám sát đã mang lại hiệu quả khá cao. Bởi những chi phí về vật chất, nguồn lực, cũng nhƣ thời gian tiến hành giám sát,… tất cả các chi phí đó đang ở mức độ khiêm tốn so với kết quả đạt đƣợc. Chẳng hạn hoạt động phí của đại biểu cấp tỉnh là 0,5% lƣơng cơ sở/tháng, tiền công tác phí cho 01 ngày đi giám sát 100.000đ/ngày, mặt khác các đại biểu là thành viên các Ban đều hoạt động kiêm nhiệm, nên không đủ thời gian giành cho hoạt động giám sát. Với điều kiện nhƣ vậy nên trong thực tế có đại biểu dễ bằng lòng với kết quả giám sát của HĐND.
Tuy nhiên, giám sát là một hoạt động mang tính xã hội, hơn nữa HĐND là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, các đại biểu đƣợc bầu vào HĐND không phải xuất phát từ lợi ích kinh tế và vì uy tín và trách nhiệm trƣớc cử tri đã bầu ra mình. Do đó, khi đánh giá hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh, không chỉ nhìn nhận từ góc độ kinh tế mà cần phải kết hợp cả yếu tố xã hội thì việc đƣa ra các nhận định mới đảm bảo chính xác. Nhƣ vậy, nếu sử dụng phƣơng pháp đánh giá trên có thể khẳng định rằng: hiện nay hiệu quả giám sát của HĐND cấp tỉnh vẫn còn ở mức hạn chế.
Tóm lại, mỗi tiêu chí là căn cứ đánh giá hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh ở một phƣơng diện khác nhau, nhƣng tất cả đều cho thấy rằng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hà Giang trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Các kết quả giám sát nhiều khi không đƣợc các đối tƣợng giám sát khắc phục một cách triệt để song đã có những ảnh hƣởng tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên đặt trong điều kiện yêu cầu đổi mới đất nƣớc hiện nay, hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh nhìn chung vẫn còn thấp, đôi khi còn hình thức. Vì vậy, cần nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân yếu kém và giải pháp phù hợp trong hoạt động giám sát nói chung của HĐND và hoạt động giám sát trong lĩnh vực Tài chính – Ngân sách để sớm khắc phục hạn chế trên.