Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang trong lĩnh vực Tài chính – Ngân sách.
3.5.1. Tồn tại, hạn chế hoạt động giám sát trong lĩnh vực tài chính – ngân sách của HĐND tỉnh Hà Giang. sách của HĐND tỉnh Hà Giang.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì hoạt động giám sát trong lĩnh vực tài chính – ngân sách còn một số hạn chế:
- Đối với việc tổ chức đoàn giám sát, có thể thấy phƣơng thức giám sát chƣa phù hợp, phƣơng thức giám sát chính vẫn là giám sát qua văn bản, họp với cơ quan công quyền. Vì vậy tính chất độc lập của thông tin còn hạn chế, nguồn chủ yếu mà HĐND sử dụng khi ra quyết định phân bổ hay giám sát ngân sách dựa chủ yếu vào thông tin từ cơ quan công quyền.
- Giám sát của HĐND còn hình thức: nội dung chƣa sâu, chƣa tập trung vào các vấn đề bức xúc ở địa phƣơng; kết luận chƣa chỉ đúng căn nguyên… Có trƣờng hợp kết luận giám sát chƣa đƣợc chú trọng, việc tiếp thu, khắc phục hạn chế dẫn đến tình trạng “còi thổi cứ thổi, xe chạy cứ chạy”.
chính sách tài chính hoặc chỉ trực tiếp liên quan đến lợi ích nhỏ lẻ của cử tri đơn vị mà mình đại diện. Những chất vấn của HĐND có tính chất định hƣớng chiến lƣợc về cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn chƣa nhiều.
- Sự trau dồi, học hỏi kinh nghiệm thì chủ yếu do cá nhân các đại biểu tự tìm hiểu cơ chế, chính sách, cách thức giám sát qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: báo chí, truyền thanh, truyền hình. Sự am hiểu của các đại biểu không chuyên trách về tài chính ngân sách còn khá mờ nhạt. Trong các kỳ họp chính thức bàn về ngân sách, có rất ít ý kiến trái chiều và đại bộ phận các đại biểu đồng ý với phƣơng án phân bổ do UBND đƣa ra.
3.5.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:
3.5.2.1. Nguyên nhân chủ quan
- Mặc dù hệ thống pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND đã đƣợc sửa đổi, bổ sung khá nhiều nhƣng vẫn chƣa đồng bộ, thiếu thống nhất, thiếu cụ thể, đặc biệt thiếu hẳn những chế tài, biện pháp xử lý sau giám sát đối với các chủ thể bị giám sát. Chúng ta đã có Luật giám sát của Quốc hội nhƣng HĐND thì chƣa có, vì vậy, HĐND chƣa có công cụ pháp lý đủ mạnh và hữu hiệu trong hoạt động giám sát của mình. Có những vụ việc giám sát, tái giám sát nhƣng vẫn còn tồn đọng kéo dài.
- Một số đại biểu cũng nhƣ các cấp, các ngành chƣa nhận thức đúng, đầy đủ vị trí, vai trò, trách nhiệm của HĐND.
- Về năng lực, trình độ của một số đại biểu còn hạn chế, trình độ đại biểu chƣa đồng đều nhất là lĩnh vực tài chính ngân sách rộng, nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc, phức tạp đòi hỏi các đại biểu HĐND phải có chuyên môn sâu trong khi đa số các đại biểu HĐND hoạt động kiêm nhiệm (đại biểu chuyên trách ít) nên ít nhiều có gặp khó khăn trong hoạt động thẩm tra, giám
sát lĩnh vực này. Kỹ năng, kinh nghiệm của đại biểu trong lĩnh vực này còn hạn chế nhất định.
3.5.2.2. Nguyên nhân khách quan
- Đại biểu HĐND thiếu thông tin và thời gian, để giám sát của HĐND có chất lƣợng, việc nắm bắt thông tin nhiều chiều có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, điều kiện tiếp cận và cập nhật thông tin của các đại biểu HĐND còn nhiều bất cập, chỉ chủ yếu nghe báo cáo của cơ quan là đối tƣợng đƣợc giám sát sau đó đoàn giám sát kết luận, đánh giá. Từ đó những cuộc giám sát chƣa chỉ ra đƣợc đúng, sai và kiến nghị sâu sắc, thuyết phục… Mặt khác đa số đại biểu HĐND là Lãnh đạo chủ chốt các sở, ngành với công tác chuyên môn chiếm phần lớn nên thời gian giành cho hoạt động của HĐND còn ít.
Nhƣ vậy, nội dung của chƣơng 3 đã tập trung làm rõ thực trạng hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hà Giang trong lĩnh vực tài chính – ngân sách, nêu rõ đƣợc nội dung giám sát trong lĩnh vực này, đánh giá đƣợc chất lƣợng, hiệu quả cũng nhƣ nêu ra những hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của tồn tại, hạn chế để làm cơ sở cho việc đề ra những quan điểm, giải pháp khắc phục, kiến nghị ở chƣơng sau.
Chƣơng 4
QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁM SÁT CỦA HĐND CẤP TỈNH TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH – NGÂN SÁCH.