3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo,bồi dƣỡng đội ngũ
3.2.2. Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo,bồi dưỡng
dưỡng phù hợp đối tượng người học
Đưa nhiệm vụ biên soạn chương trình theo vị trí việc làm thành nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; khuyến khích cơ sở đào tạo, đơn vị biên soạn các chương trình bồi dưỡng theo nhu cầu, vị trí việc làm; tập trung vào việc trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Tổ chức biên soạn lại các chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn đảm bảo không trùng lặp, có kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn, nội dung kiến thức tiêu chuẩn với kỹ năng, kinh nghiệm theo yêu cầu vị trí việc làm.
Thực hiện quy trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng khoa học, đồng bộ từ xác định nhu cầu - biên soạn chương trình, tài liệu - xây dựng kế hoạch - tổ chức đào tạo, bồi dưỡng - đánh giá - đến chỉnh sửa, bổ sung chương trình, tài liệu.
Đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng thành hoạt động bắt buộc và thường xuyên của học viên, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ quan quản lý, đơn vị
sử dụng công chức; xây dựng cơ chế khuyến khích các cơ quan, đơn vị tham gia đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo bồi dưỡng.
Cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất, hình thành đội ngũ giảng viên thì hệ thống chương trình, giáo trình là yếu tố rất quan trọng đối với bất kỳ cơ sở đào tạo bồi dưỡng nào. Bởi vì chương trình, giáo trình là cái phản ánh, thể hiện và cụ thể hoá mục tiêu đào tạo, là thành tố không thể thiếu được trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, đổi mới nội dung chương trình giáo dục lý luận chính trị
Đây là yêu cầu cấp bách hiện nay, Đảng ta chỉ rõ: Đổi mới công tác giáo dục trong Đảng và trong xã hội về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối Đảng, pháp luật nhà nước, thực hiện nhiệm vụ này, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng cần được đổi mới theo hướng:
- Nội dung chương trình, giáo trình mới phải đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ kiến thức lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, rèn luyện phương pháp luận và tư duy khoa học, khả năng vận dụng lý luận và thực tiễn, rèn luyện phẩm chất đạo đức, xây dựng phong cách công tác đúng đắn. Các yêu cầu trên tuỳ theo yêu cầu, đối tượng, nội dung chương trình đào tạo mà tăng giảm liều lượng phù hợp với đối tượng người học. Chương trình lý luận chính trị không thể rập khuôn các chương trình đào tạo, chuyên ngành, bởi vì đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhất là cán bộ chủ chốt.
Thực tế khi triển khai chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị, cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ, công chức gặp nhiều khó khăn. Định hướng đổi mới nội dung chương trình đào tạo sắp tới cho đối tượng này sắp tới cần xác định lượng kiến thức phù hợp đối tượng cần đào tạo, đồng thời
đáp ứng được với yêu cầu đào tạo bồi dưỡng trong điều kiện mới.
- Khi xây dựng nội dung chương trình cần phải tránh trùng lặp các kiến thức giữa phần học, môn học. Nghiên cứu bổ sung những nội dung cần thiết theo hướng đảm bảo kiến thức cơ bản, cập nhật với tiến bộ của khoa học - công nghệ. Các phần môn học phải được bổ sung kịp thời những thông tin mới.
- Tiếp tục duy trì, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp học ngoại ngữ - tin học trong chương trình học chính khoá. Bởi vì thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ngoại ngữ - tin học là hai công cụ đắc lực có hiệu quả nhất giúp cán bộ, công chức tiếp cận tri thức hiện đại, học tập trao đổi kinh nghiệm với các nước khu vực và trên thế giới.
Đổi mới nội dung chương trình lý luận chính trị không thể làm ngay được. Thực tiễn, sự phát triển của kinh tế - xã hội luôn đi trước những tri thức được tổng kết trong nội dung chương trình giảng dạy. Điều cần đề xuất hiện nay là từ chủ trương đến tổ chức thực hiện phải vừa đảm bảo tính khoa học vừa phải đảm bảo phục vụ kịp thời chủ trương đẩy mạnh giáo dục lý luận chính trị trong Đảng và trong xã hội ở nước ta hiện nay.
- Nội dung chương trình đổi mới phải phản ánh kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Những vấn đề về kinh tế thị trường, cải cách hành chính, kĩ thuật hành chính văn phòng hiện đại, phải được bổ sung cập nhật kịp thời. Do sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta và trên thế giới diễn ra nhanh chóng đòi hỏi phải được trang bị những thông tin mới chính xác về chính trị, pháp luật, kinh tế - xã hội có liên quan. Bởi vậy, nội dung chương trình không thể cố định mà phải đổi mới, sát với nhiệm vụ và đòi hỏi của thực tiễn.
cán bộ, công chức cần quan tâm cải tiến phương pháp và hình thức giảng dậy. Khoa học giáo dục đã đưa ra nhiều phương pháp giảng dạy cho các đối tượng khác nhau: Phương pháp thuyết trình, phương pháp tình huống, phương pháp mô hình hoá, phương pháp đóng vai và thảo luận nhóm mang tính thực hành. Cần nhanh chóng đổi mới các hình thức, phương pháp giảng dạy... Bởi vì, phương pháp giảng dạy không chỉ giúp cho học viên nắm vững kiến thức mà còn trang bị cho họ phương pháp tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ hiểu biết, đồng thời có được những kỹ năng vận dụng lý luận vào hoạt động thực tiễn trong công tác và cuộc sống.
Thứ hai, đối với phương pháp giảng dạy lý luận chính trị
Cần phải nhanh chóng khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều, độc thoại, chống chủ nghĩa “kinh viện”, tình trạng “dạy chay”.
Thực hiện tốt phương châm “giảng dạy và học tập lý luận chính trị phải gắn lý luận với thực tiễn sinh động”. Phương pháp này đòi hỏi người dạy phải hiểu rõ đặc điểm tâm lý người học; nắm vững thông tin mới truyền đạt; biết cách khêu gợi sự suy nghĩ khoa học, độc lập của học viên; có vốn sống, vốn hiểu biết và khả năng vận dụng lý luận để soi sáng thực tiễn. Từ đó, giúp người học viên tiếp nhận kiến thức một cách hưng phấn và tự giác, qua đó họ sẽ nhớ lâu, nắm vững kiến thức.
Thứ ba, đối với phương pháp giảng dạy kỹ năng, nghiệp vụ công tác
Phải vận dụng các phương pháp giảng dạy tích cực cùng với các phương tiện hỗ trợ giảng dạy hiện đại nhằm hướng tới đào tạo có hiệu quả cao các kỹ năng cần thiết cho cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay, đó là:
+ Phương pháp đưa ra những tình huống trong quản lý, người học có thể tự mình phân tích, vận dụng những kiến thức đã học vào việc xử lý những vấn đề phát sinh cụ thể ở địa phương.
+ Phương pháp mô hình hoá góp phần tăng cường khả năng phân tích và tổng hợp, giúp học viên hiểu rõ được mối liên hệ giữa các phần, các bài của từng môn học, đảm bảo tính hệ thống của kiến thức.
+ Phương pháp đóng vai giúp người học phân tích tình huống, tập lựa chọn cách ứng xử với tư cách là người quản lý, người bị quản lý, người giáo dục, người bị giáo dục, quan hệ chỉ đạo và phối hợp tổ chức trong quá trình tổ chức, quản lý, chỉ đạo phong trào của học viên.
Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ nói trên cần có biện pháp quản lý học viên chặt chẽ, khoa học, đảm bảo các yêu cầu sau:
Một là: Phải kết hợp chặt chẽ việc nâng cao kiến thức, trí tuệ với rèn luyện trau dồi đạo đức. Mọi thành viên nhà trường đều tích cực tham gia vào việc dạy người, dạy chữ, dạy nghề. Giáo viên phải có những bài giảng hay nhất, thu hút sự hứng thú, say mê học tập của học viên; phải hướng dẫn nội dung tự học cụ thể, chi tiết, thiết thực theo quy định của nhà trường; phải kết hợp trong bài giảng biểu dương những gương học tập tốt, rèn luyện tốt, phê bình, uốn nắn những trường hợp vi phạm.
Hai là: Phải có nội quy học tập, sinh hoạt chặt chẽ, tổ chức cho học viên học tập thảo luận kỹ ngay từ đầu khoá học.
Ba là: Chú trọng và chỉ đạo chặt chẽ công tác chủ nhiệm.
Bốn là: Chọn cử Ban cán sự, nhất là đ/c lớp trưởng là những người có phẩm chất, năng lực, có khả năng quy tụ học viên và có thể giao nhiệm vụ ngay từ đầu khoá học.
Năm là: Kết hợp chặt chẽ giữa Trung tâm bồi dưỡng chính trị với cấp uỷ cơ sở có cán bộ đi học và Ban Tổ chức Quận uỷ trong công tác quản lý học viên. Sau mỗi khoá học gửi thông báo kết quả học tập rèn luyện của học viên về các đơn vị nói trên gồm những nội dung chính như:
- Kết quả thi kiểm tra - Tỷ lệ đi học
- Ý thức học tập rèn luyện
Qua đó tạo ra sự gắn bó, cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường với địa phương không chỉ trong công tác quản lý học viên mà trong công tác cán bộ nói chung.
Tóm lại, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ quan tuỳ thuộc rất nhiều vào nội dung chương trình, hình thức và phương pháp giảng dạy, nhất là phương pháp. Nhưng suy cho cùng, hiệu quả đó cao hay thấp là do chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên hiện nay có tầm quan trọng đặc biệt.
Thứ tư, kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
Nghiên cứu, tổ chức một cách khoa học, hợp lý hệ thống các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ trong hệ thống cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức. Đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức kể cả các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân công lập và ngoài công lập.
Tăng cường tài chính công cho ĐTBD: Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Chuẩn hoá đội ngũ lãnh đạo, giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trên cả hai mặt về trình độ đào tạo và năng lực thực hiện.