Một số vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức Quận Hà Đông (Trang 70 - 74)

công chức quận Hà Đông

2.3.1 Thành tựu và nguyên nhân

* Những mặt đạt được

Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Quận ủy, UBND quận trong việc xây dựng, triển khai, thực hiện kế hoạch ĐTBD CB, CC và nhận thức về công tác ĐTBD của CB, CC, VC UBND quận khá tốt nên công tác ĐTBD trong những năm qua đạt được kết qủa khá tốt.

Về xây dựng và thực hiện kế hoạch ĐTBD CB, CC Đảng viên hàng năm: Thực hiện Quyết định 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 của thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt kế hoạch ĐTBD CB, CC giai đoạn 2006 – 2010; Nghị Quyết của Đảng bộ quận Hà Đông khóa 18; căn cứ nhu cầu nhiệm vụ công tác, quy hoạch Cán bộ của các phòng ban, xây dựng kế hoạch ĐT,BD 5 năm, hàng năm với số lớp, loại hình lớp, nguồn kinh phí phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác. UBND quận đã quyết định ban hành kế hoạch hàng năm kèm theo kinh phí đào tạo cho từng lớp học trong kế hoạch; chỉ đạo các ngành liên quan thực hiện chế độ, chính sách ĐTBD đối với CB, CC phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền và điều kiện ngân sách của quận trong từng thời kỳ.

Cùng với số lượng cán bộ được ĐTBD tập trung tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, học tập trung, tại chức tại Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong và Trung tâm bồi dưỡng chính tri quận, kết quả sau 5 năm (2006- 2011) quận Hà Đông đã ĐTBD hoặc cử đi ĐTBD cho 9188 lượt CB, CC.

Đối với công chức Hành chinh: Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn về lý luận chính trị đat 100%, QLNN đạt 94,5%, chuyên môn đạt 98,5% (tăng tiêu chuẩn về chuyên môn và QLNN của ngạch chuyên viên và chuyên viên chính), tỷ lệ trình độ chuyên môn còn thấp nhưng tăng hơn năm 2005 khoảng 30%

Tăng tỷ lệ cán bộ có trình độ thạch sỹ và đang học thạc sỹ tăng cao: hiện quận có 1 Tiến sỹ, khoảng 30 Thạc sỹ hoặc đang đi đào tạo để lấy bằng

Thạc sỹ chủ yếu các chuyên ngành về quản lý đô thị, quản lý Hành chính công, luật.

Cán bộ chuyên trách và công chức đạt tiêu chuẩn quy định chung khoảng 75%, tỷ lệ tuy chưa cao nhưng so với năm 2005 tăng khoảng 35%.

Đa số CB, CC sau khi tốt nghiệp trở về cơ quan, đơn vị công tác được bố trí, sử dụng phù hợp với chuyên ngành đào tạo, vị trí công tác: trình độ năng lực được nâng lên, thay đổi phong cách làm việc theo hướng tích cực, đáp ứng được yêu cầu thực thi công vụ, góp phần hoàn thiện dần công tác CCHC tại cơ quan, đơn vị. Đáp ứng được yêu cầu quy hoạch cán bộ, đề bạt cán bộ và chuẩn hóa CB, CC.

* Nguyên nhân những kết quả đạt được

Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Quận ủy, UBND quận trong việc xây dựng, triển khai, thực hiện kế hoạch ĐTBD CB, CC và đầu tư kinh phí thỏa đáng cho công tác ĐTBD CB, CC. Nhận thức về công tác ĐTBD của CB, CC UBND quận khá tốt. Do đó chất lượng công tác ĐTBD trong cơ quan từng bước được nâng cao.

CB, CC có ý thức tự giác. CB, CC trong cơ quan đã thực hiện học tập theo đúng yêu cầu ngạch bậc, của chức danh, trực tiếp phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ và công vụ được giao, đồng thời có ý thức học tập, tự nghiên cứu về cả chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị.

Làm tốt công tác tuyển dụng và đánh giá CB, CC. Công tác tuyển dụng được thực hiện nghiêm túc và đúng yêu cầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng chất lượng đầu vào của CB, CC. Sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng Nội vụ, các ban của Quận ủy và Trung tâm bồi dưỡng chính trị trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo của quận.

2.3.2 Một số vấn đề đặt ra và nguyên nhân

* Một số vấn đề đặt ra

Nhận thức của các cơ quan sử dụng cán bộ, công chức trong Quận và bản thân đội ngũ cán bộ, công chức về vai trò của việc nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa có sự thống nhất. Các cơ quan nhiều khi cử cán bộ đi đào tạo là chỉ lấy lệ nhằm nâng tỷ lệ cán bộ, công chức của mình đã qua đào tạo lên để chạy theo số lượng, chạy theo thành tích chứ không có sự kiểm tra, giám sát và quản lý đối với các cán bộ, công chức được cử đi học nên việc đào tạo và bồi dưỡng gần như được thả nổi và không được coi trọng. Còn bản thân đội ngũ cán bộ, công chức chỉ coi đây là một bước đệm cho sự thăng tiến của mình mà chưa nhận thức được rằng việc đào tạo và bồi dưỡng là cơ hội nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn, mở rộng hiểu biết, tích luỹ thêm kinh nghiệm của mình đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Chế độ đãi ngộ đối với các cán bộ, công chức trong quá trình đào tạo và sau khi được đào tạo và bồi dưỡng đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn chưa thoả đáng để khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức không ngừng học tập, nâng cao trình độ. Nhiều cán bộ, công chức lúc đi học thì phải tự lo kinh phí, sau khi đi học về thì bị mất vị trí công tác ban đầu và bị chuyển sang vị trí công tác mới không thích hợp, thậm chí là bị mất việc làm.

Nội dung, chương trình và phương thức đào tạo đã có nhiều cải tiến. Các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cũng đã tiến hành đổi

mới cơ cấu kiến thức và nội dung đào tạo để đảm bảo sự phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường hiện nay. Hầu hết các môn học đều đã được xây dựng hệ thống giáo trình phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập, nghiên cứu của học viên. Các phương thức đào tạo và bồi dưỡng ngày càng đa dạng và linh hoạt như đào tạo và bồi dưỡng tập trung, mở rộng tập trung, từ xa, không chính quy...Tuy nhiên trong cơ cấu, nội dung và phương thức đào tạo vẫn còn có những tồn tại mà chúng ta cần phải tập trung giải quyết ngay. Đó là trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng số môn học còn quá nhiều, thời gian học mỗi môn lại ít nên học viên không thể hiểu một cách sâu sắc được các vấn đề lớn về mặt khoa học; giữa các môn học có sự trùng lặp khá lớn gây lãng phí tiền bạc và thời gian. Nội dung và chương trình giảng dạy còn quá nặng về lý thuyết, chưa tập trung vào phát triển các chương trình ĐT,BD nâng cao năn lực thực hiện công việc thực tế hàng ngày của cán bộ, công chức.

* Nguyên nhân

Do nội dung của một số chương trình, giáo trình còn thiếu, chưa có sự thống nhất từ Trung ương tới địa phương,…nhất là giáo trình về chuyên môn, nghiệp vụ, cho nên chưa đáp ứng nhu cầu học tập của CB, CC như: lớp bồi dưỡng về QLNN chương trình chuyên viên, chuyên viên chính; các lớp bồi dưỡng về kỹ năng chuyên môn, giao tiếp Hành chính,…

Công tác quy hoạch CB, CC đã sâu sát nhưng chưa thể giải quyết được tồn tại của những năm trước đây; Việc quản lý CB, CC phường tự đi đào tạo chưa chặt chẽ dẫn tới nhiều CB, CC đi đào tạo không đáp ứng với chuyên ngành của chức danh công chức.

Việc phân cấp chưa cao cho việc mở cửa các lớp chuyên môn, nghiệp vụ dài ngày cho cấp quận, đã là lực cản nhu cầu đạo tạo của quận và nhu cầu học tập bồi dưỡng của CB, CC.Một số đơn vị trực thuộc quận còn chưa quan

Chƣơng 3

MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC

QUẬN HÀ ĐÔNG ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức Quận Hà Đông (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)