3.1.1. Mục tiêu
Như ta đã biết hiệu lực hiệu quả của bộ máy nhà nước nói chung, của hệ thống hành chính nói riêng suy cho cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và kết quả công tác của đội ngũ CB, CC nhà nước. Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, đặc biệt là tinh thần Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt kế hoạch ĐTBD CB, CC giai đoạn 2006-2010 [47] ; và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới giai đoạn 2011-2015; từ nhiệm vụ chính trị, mục tiêu PTKTXH của quận và từ thực trạng đội ngũ CB, CC ở quận vẫn còn tồn tại một số hạn chế, Quận Hà Đông luôn xác định ĐTBD là yếu tố cơ bản cần thiết để nâng cao hiệu quả QLNN, luôn gắn công tác ĐTBD với việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ chính trị, PT KTXH của địa phương, từng bước khắc phục những tồn tại về chất lượng đội ngũ CB, CC trong bộ máy công quyền [52].
Trong những năm qua nhân dân và UBND quận đã đạt được nhiều thành quả: Kinh tế - xã hội, hệ thống chính trị được củng cố, quốc phòng an ninh được đảm bảo và giữ vững, đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Đạt được kết quả trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đóng góp của đội ngũ CB, CC, VC quận.
Trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Quận cần tích cực đẩy mạnh sự ngiệp đổi mới phát triển kinh tế nhanh theo hướng bền vững với cơ
cấu kinh tế: Công nghiệp, dịch vụ thương mại, và tiểu thủ công nghiệp. Bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ gìn ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội đòi hỏi CB, CC, quận phải có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực thực thi công vụ, được đào tạo cơ bản và toàn diện cả về kiến thức, chuyên môn, kỹ năng và lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, đạo đức nghề nghiệp phù hợp với sự PT KTXH của địa phương đây là nhiệm vụ tất yếu mang tính khách quan.
Măt khác, ĐTBD CB, CC còn xuất phát từ nhiệm vụ thực hiện công cuộc CCHC nhà nước theo tinh thần, chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra giai đoạn 2001-2010. Công tác CCHC của quận được tiếp tục thực hiện một cách tích cực, đồng bộ và hiệu quả hơn nữa nhằm tạo được bước chuyển biến căn bản theo hướng: công khai, dân chủ, minh bạch trong hoạt động QLNN, tạo điều kiện để tổ chức, công dân tham gia giám sát hoạt động QLNN, thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao được mặt bằng chung về chất lượng của đội ngũ công chức. Do đó ĐTBD CB, CC được xác định là biện pháp tối ưu không chỉ nhằm thực hiện nhiệm vụ CCHC hiện tại mà còn có ý nghĩa lâu dài hơn là hình thành một nền công vụ chuyên nghiệp, hiện đại hơn. Vì vậy, Quận Hà Đông cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước tiếp tục quán triệt tinh thần Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch ĐTBD CB, CC giai đoạn 2006-2011, đồng thời với sự chỉ đạo của cán Bộ, ngành liên quan; Đặc biệt là sự chỉ đạo của Thành phố Hà Nội và quan trọng hơn là quyết tâm của Quận ủy, UBND quận Hà Đông, công tác ĐTBD CB, CC của cơ quan sẽ tiếp tục được quan tâm và đổi mới.
Mục tiêu chung là tạo bước chuyển biến căn bản trong việc nâng cao năng lực, chất lượng hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng CB, CC; góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ CB, CC chuyên nghiệp, vững vàng về chính
trị, tinh thông nghiệp vụ, có đủ năng lực xây dựng và vận hành hệ thống chính trị hiệu quả.
3.1.2. Phương hướng
* Đến năm 2015:
- Đối với CB, CC Quận: Tập trung đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước; đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho đội ngũ CB, CC giữ chức vụ từ phó trưởng phòng và tương đương trở lên và dự nguồn cho chức danh này; đào tạo ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đào tạo sau đại học và làm việc, giao dịch với người nước ngoài. Phấn đấu đến năm 2015:
+ 100% CB, CC giữ chức vụ lãnh đạo quản lý và dự nguồn cho chức danh này được đào tạo lý luận chính trị trình độ cao cấp. Có ít nhất 60% phó trưởng phòng và tương đương có trình độ cao cấp.
+ Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, trang bị và cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu vị trí việc làm. Trang bị kiến thức về văn hoá công sở; trách nhiệm và đạo đức công vụ cho công chức các ngạch.
+ Triển khai thực hiện bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài đúng đối tượng, đầy đủ chỉ tiêu và bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho CB, CC.
+ Đào tạo ngoại ngữ cho CB, CC đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc, giao dịch với người nước ngoài. Phấn đấu đến năm 2015, 30% CB, CC có tuổi dưới 40 có thể sử dụng ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) để tự giao dịch và nghiên cứu tài liệu trong phạm vi chuyên môn của mình.
- Đối với CB, CC cấp xã, phường: Tập trung đào tạo trung cấp lý luận chính trị, đại học chuyên môn và bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ chủ chốt; đào tạo trình độ trung cấp chính trị, trung cấp chuyên môn trở lên phù hợp với vị trí việc làm, hình thành thái độ tận tụy phục vụ nhân dân cho công chức chuyên môn; đẩy mạnh bồi dưỡng theo yêu cầu nhiệm vụ cho những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở thôn, tổ dân phố. Phấn đấu đến năm 2015 có:
+100% trình độ học vấn tốt nghiệp THPT, trung cấp lý luận chính trị và trung cấp chuyên môn trở lên, trong đó, 70% trở lên có trình độ đại học chuyên môn.
+ Các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã, phường (bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân) có 100% đạt trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; có 80% trở lên các xã có trình độ đại học.
+ Công chức cấp xã, phường 100% trình độ học vấn tốt nghiệp THPT và trình độ trung cấp chuyên môn trở lên; 80% trở lên trình độ trung cấp lý luận chính trị.
+ 60% trở lên cán bộ, công chức có trình độ đại học chuyên môn.
+ Tuyển chọn, đào tạo, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ đại học chính quy giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở xã, phường. Đến năm 2015, mỗi xã, phường, đào tạo, bố trí sử dụng được ít nhất từ 02 đến 03 cán bộ có trình độ đại học chính quy, được đào tạo trung cấp, cao cấp lý luận chính trị và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo quản lý.
+ 100% Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, UBND được đào tạo, bồi dưỡng trang bị những kiến thức cần thiết về quản lý nhà nước, phương pháp và kỹ năng quản lý, điều hành; công chức cấp xã, phường được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước theo chức danh công chức; CB, CC cấp xã được đào tạo tin học văn phòng.
Đảm bảo đến năm 2015, 100% CB, CC các cấp được đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm vào ngạch, vào vị trí lãnh đạo, quản lý; khoảng 70-80% CB, CC thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm.
* Đến năm 2020:
- Có 8% CB, CC Quận có trình độ đào tạo sau đại học.
- Đối với CB, CC cấp xã, phường: 100% CB, CC cấp xã, phường có trình độ trung cấp lý luận chính trị. 90% CB, CC cấp xã, phường có trình độ đại học chuyên môn.
- Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm và việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hằng năm theo vị trí việc làm trở thành nề nếp và là một chuẩn mực của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.
- Có được hệ thống tổ chức đào tạo, bồi dưỡng hoàn chỉnh, năng động, hiệu quả [53].