Tình hình nghiên cứu cây Trà hoa vàng trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây trà hoa vàng (camelia chrysantha l) trồng tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 26 - 31)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Tình hình nghiên cứu cây Trà hoa vàng trên thế giới và Việt Nam

1.3.1. Tình hình nghiên cứu cây Trà hoa vàng trên thế giới

Chi Camellia bắt đầu được nghiên cứu từ đầu thế kỷ 17, tên Camellia do nhà thực vật học nổi tiếng của Thụy Điển tên là Line đặt. Trong cuốn "Genera plantarum" để tưởng nhớ vị cha cố kính yêu là "Camellus Job" và gần 20 năm sau mới có một số loài được nghiên cứu và mô tả. Loài đầu tiên được nghiên cứu và mô tả là Camellia japonica, sau đó là loài Camellia sinensis. Mặc dù những nghiên cứu về các loài thuộc chi này còn ít và chưa sâu. Đồng thời lịch sử nghiên cứu về các loài trong chi Camellia có rất nhiều thay đổi và chi Camellia mới thực sự được các nhà thực vật học chú ý nghiên cứu kỹ từ khoảng cuối thế kỷ 17 nhưng nó đã đánh dấu một bước khởi đầu và là tiền đề cho các nghiên cứu về chi Camellia sau này[14] .

Từ những năm đầu của thế kỷ XX (1904 - 1931) nhà sưu tập thực vật học G. Forest (người Anh) đã đến Vân Nam - Trung Quốc và thu thập các loài

Camellia reticulata, Camellia saluenensis... về trồng tại Vườn thực vật hoàng gia Anh. Và nhà thực vật học Robert Sealy cũng đã đi sâu và nghiên cứu kỹ chi Camellia, trong cuốn "Revesion of the genus Camellia" năm 1958 ông đã giới thiệu và mô tả 82 loài, trong đó có 62 loài ông đã căn cứ vào những đặc điểm cần thiết để phân loại chúng thành 12 nhánh, còn lại 20 loài không được xếp vào nhánh nào có lẽ vì thiếu những đặc điểm cần thiết [14] .

Các nhà thực vật học Trung Quốc đã phát hiện ra loài Camellia hoa vàng đầu tiên tại Quảng Tây vào năm 1964, đó là loài Camellia chrysantha (Hu) Tuyama, kể từ đó đến nay việc nghiên cứu về chi Camellia ở Trung Quốc được đặc biệt chú ý [14] .

Theo Dat. Truong Hong (1998) đã có 16 loài Camelliahoa vàng được phát hiện tại Trung Quốc và họ đã nhanh chóng tìm ra tác dụng nhiều mặt của nó. Có thể nói Trung Quốc là nước đi đầu trong việc nghiên cứu ứng dụng và khai thác các nguồn lợi từ các loài trong chi Camellia đặc biệt trong nghệ thuật làm cây

cảnh. Việc nghiên cứu về chi Camellia ở Trung Quốc đã được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản và có hệ thống từ cuối thế kỉ 19 cho tới hiện nay như nghiên cứu của Cheng Jin Shui và các cộng sự đã tiến hành phân loại các loài trong chi Camellia, tiến hành nhân chéo, lai tạo giống mới. Chỉ sau 20 năm họ đã tạo ra được hơn 300 loài cho hoa khác nhau [22] .

Khi tiến hành phân loại chi Camellia hai tác giả Trình Kim Thuỷ (1998), và Dat. Truong Hong (1998) đã phân thành 4 chi phụ là: Protocamellia, Camellia, Metacamellia và Thea. Trong các chi phụ này lại được chia ra thành các nhóm loài và các loài khác nhau. Sau này nghiên cứu của Chang Hung Ta một nhà thực vật học Trung Quốc trong cuốn "Camellias" xuất bản năm 1981 ông cũng thống nhất chia chi Camellia thành 4 chi phụ và 20 nhánh.

Trong công trình nghiên cứu của ông cho thấy sự phân bố của chi Camellia rất tập trung ở một số tỉnh miền nam Trung Quốc như: Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam và kéo xuống miền bắc Việt Nam. Quan điểm và kết luận đó rất giống với quan điểm của một số nhà thực vật học Trung Quốc như: Xia Lijang, Quan Kaiyun khi giới thiệu về những loài thuộc chi Camellia hoa vàng trong cuốn "An introduction to the yellow Camellia" [17], [22] .

Một nghiên cứu khác trên tạp chí nghiên cứu thực vật học Vân Nam của tác giả Chu Tương Hồng cho thấy ở Trung Quốc các loài cây trong chi Camellia có phân bố tự nhiên ở 16 tỉnh và có nhiều loài có giá trị thẩm mỹ cao. Việc nghiên cứu về các loài trong chi Camellia được bắt đầu ở Trung Quốc từ những năm 40 của thế kỷ XX. Bằng kết quả của việc chọn giống, nhân giống, gây tạo đã đưa số chủng loại từ 20 lên 120 loài. Đầu những năm 1950 ở Côn Minh - Trung Quốc đã đưa việc nghiên cứu các loài trong chi Camellia thành trọng điểm và cũng đi sâu vào nghiên cứu nguồn giống, phân loại, lai tạo ra các giống mới để phát triển và thiết lập các nguồn giống, xây dựng thành ngân hàng gen phục vụ cho các mục tiêu sản xuất nguyên liệu công nghiệp, đồ uống và cây cảnh [10] .

Camellia đã được các nhà khoa học, các nhà chuyên môn nghiên cứu một cách nghiêm túc và có bài bản. Trung Quốc là nước đi đầu trong việc nghiên cứu ứng dụng, khai thác và có bải bản. Trung Quốc là nước đi đầu trong việc nghiên cứu ứng dụng, khai thác các loài trà hoa trong nghệ thuật cây cảnh, làm thuốc, đồ uống và có bề dày trong sử dụng các loài cây này. Công ty Phú Tân (tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc) đã chế biến thành công trà túi lọc từ Trà hoa vàng, tinh trà và dịch Trà hoa vàng thành loại nước uống bổ dưỡng cao cấp đưa ra thị trường thế giới, đặc biệt sản phẩm Golden Camellia có giá tới 4.67 triệu đồng/ chai. Đây là hướng sử dụng Trà hoa vàng đặc biệt hữu hiệu và có lợi đối với sức khỏe con người [17].

Ngoài ra, các nghiên cứu của nước ngoài cũng chỉ ra rằng, Trà hoa còn có khả năng hấp thu CO2, H2S, Cl, HF và các thể khí độc hại khác, có tác dụng bảo vệ môi trường mạnh, làm sạch không khí [13]. Một công viên Trà hoa vàng đã được xây dựng tại Nam Ninh - Trung Quốc để phục vụ người dân thăm quan và là nơi bảo vệ nguồn gen cho các nhà khoa học nghiên cứu.

1.3.2. Tình hình nghiên cứu cây Trà hoa vàng ở Việt Nam

Ở Việt Nam trước đây đã có một số công trình nghiên cứu về các loài trong họ Theaceae và trong chi Camellia, nhưng việc nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một số loài cây lấy lá làm dược liệu, chế biến nước giải khát còn việc nghiên cứu chi Camellia với mục đích phân loại, thống kê, bảo tồn loài, bảo tồn đa dạng sinh học... còn ít, chưa sâu, chưa toàn diện.

Trong những năm gần đây chi Camellia đã thực sự được các nhà thực vật học Việt Nam quan tâm, chú ý. Người đầu tiên nghiên cứu chi Camellia ở Việt Nam là L. Pierre, nhà thực vật học nổi tiếng người Pháp, sau khi nghiên cứu hệ thực vật ở một số nơi như: Biên Hoà, Hà Tây, và đầu nguồn sông Đồng Nai, năm 1887 ông đã giới thiệu một số loài của chi Camellia trong cuốn: "Flore forestiere de la cochinchine" dưới tên chi Thea như: Thea dormoyana, Thea piquetiana,

Thea drupifera, Thea caudata... [14] .

ở Việt Nam, hệ thống và mô tả chi tiết 30 loài thuộc chi Camellia, nhưng khi tiến hành so sánh và đối chiếu với tài liệu của Sealy và Chang thì có một số loài có tên đồng nghĩa, nên số loài mà nhà thực vật học Gagnepain công bố chỉ còn lại 28 loài. Ngoài ra, qua các cuộc khảo sát thực vật ở các vùng khác nhau của các chuyên gia thực vật hai nước Việt Nam và Trung Quốc, một số loài mới được công bố như: Camellia aurea, Camellia vietnamensis, Camellia indochinensis...[14].

Tháng 2 năm 1923, Alfred Petelot thầy thuốc người Pháp đã tiến hành thu thập một số loài thực vật của vùng núi Tam Đảo nay trở thành Vườn quốc gia Tam Đảo. Dựa trên mẫu vật mang số hiệu 848 lưu trữ lại tại phòng tiêu bản thuộc trường đại học California (UC) nhà thực vật học người Pháp Elmer Drew Merill đã công bố loài mới và đặt tên là Thea petelotii vào năm 1924. Theo luật danh pháp quốc tế, Robert Sealy một nhà thực vật người Anh đổi thành Camellia petelotii (Merr.) Sealy vào năm 1958 trong tác phẩm “Revesion of the genus Camellia”. Đây là loài Camellia đầu tiên ghi nhận có ở VQG Tam Đảo [32].

Từ năm 1990 đến 1998 nhiều cuộc khảo sát về các loài Trà hoa vàng của các nhà nghiên cứu thuộc Viện điều tra quy hoạch rừng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trường Đại học Lâm nghiệp. Trong các bảng danh lục có đề cập đến một số loài thuộc chi Camellia mà các nhà thực vật người Pháp đã thu được ở các vùng khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam.

Ngô Quang Đê (1996) đã nghiên cứu cho kết quả ở Vườn quốc gia Ba Vì có hai loài thuộc chi Camellia có triển vọng thuần hóa làm cây cảnh. Phần lớn những loài này đều phân bố ở độ cao trên 600m. Hơn nữa, tác giả Ngô Quang Đê đã di thực thuần hóa thành công 2 loài: Trà hoa thơm Ba Vì (Camellia vietnamensis) và Trà hoa vàng Ba Vì (Camellia tonkinensis

(Pitard) Cohen Stuart) [5].

các đặc điểm hình thái sinh thái đặc trưng của hai loài Trà hoa vàng Ba Vì và Trà hoa vàng Sơn Động [6].

Hoàng Minh Chúc và cs (1996) đã điều tra đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh trưởng của hai loài Camellia hoa trắng và Camellia hoa vàng tại Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Tây[3].

Viện Dược liệu (Bộ Y tế) có công trình "Bước đầu khảo sát thành phần hóa học của một số loài trà hoa vàng Camellia spp. ở Việt Nam". Kết quả của đề tài khoa học này cũng mới chỉ dừng lại ở mức "khiêm tốn" là xác định được một số nhóm chất của 5/20 loại trà hoa vàng bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng.

Đề tài “Nghiên cứu khả năng bảo tồn ngoại vi (Ex situ) và nhân giống một số loài Trà hoa vàng nhằm bảo vệ và phát triển” đã được thực hiện cho hai loài

C. tonkinensis C. euphlebia. Đề tài đã tìm hiểu điều kiện sống của 2 loài trà hoa vàng Ba Vì và Sơn Động làm cơ sở cho việc xác định biện pháp kĩ thuật gây trồng nó sau này. Việc tìm thấy loài trà hoa vàng Ba vì (Camellia tonkinensis) là thành công do trước đây năm 1995 Rosmann đã đi tìm nhưng chưa thấy và tưởng loài này đã mất. Đề tài đã giâm hom cho 2 loài này đạt tỉ lệ ra rễ và sống 50 - 80.6%. Lần đầu tiên phân tích các nguyên tố vi lượng trong lá trà hoa vàng Ba Vì và Sơn động tại nơi sinh sống tự nhiên của chúng [7].

Trên báo Lâm Đồng điện tử số ra ngày 6/8/2008 của tác giả Sơn Tùng (2008) có tiêu đề “Camellia - Siêu trà bị lãng quên” cho biết các công dụng về giá trị dược học của Trà hoa vàng và mà cũng chỉ ra việc khai thác đúng mức tài nguyên này ở Việt Nam còn bị bỏ ngỏ.

Nhìn chung, Trà hoa vàng là cây quý hiếm, có giá trị về nhiều mặt như làm cảnh, đồ uống, làm thuốc, tuy nhiên các nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam về loài Trà hoa vàng nói chung và loài Trà hoa vàng ở Ba Chẽ nói riêng còn rất hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến nguồn tài nguyên này đã bị khai thác cạn kiệt nếu không có các biện pháp phát triển hợp

lý. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những đặc điểm thích nghi của loài Trà hoa vàng tại xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh có ý nghĩa lớn về khoa học và thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây trà hoa vàng (camelia chrysantha l) trồng tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 26 - 31)