Tình hình khai thác cây Trà hoa vàng qua các thời kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây trà hoa vàng (camelia chrysantha l) trồng tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 56 - 59)

Nội dung Trước

năm 2010

Từ năm 2010 - 2015

Năm 2016-2017

Số hộ lên rừng thu hái (hộ) 16 4 0

Thời gian thu hái (giờ/lần) 5,3 3,5 0

Số lần đi thu hái (lần/tháng) 6,8 3,1 0 Số hoa tươi hái được (kg/lần/hộ) 4,5 1,2 0

Đồ thị 4.1. Tình hình khai thác cây Trà hoa vàng qua các thời kỳ

0 2 4 6 8 10 12 14 16 Số hộ lên rừng

thu hái (hộ) Thời gian thu hái (giờ/lần) hái (lần/tháng)Số lần đi thu Số hoa tươi hái được (kg/lần/hộ) 16 5.3 6.8 4.5 4 3.5 3.1 1.2 Trước năm 2010 Từ năm 2010 - 2015 Năm 2016 - 2017

Trước năm 2010, cây Trà hoa vàng mọc nhiều trong rừng tự nhiên, người dân chỉ hái lá, hoa về dùng làm đồ uống trong gia đình nên số lượng cá thể còn nhiều. Nhưng khi những người thương lái Trung Quốc sang thu mua với giá thành cao theo kg cả hoa, lá và thân cành, thậm chí mua cả cây khiến người dân địa phương đua nhau vào rừng tìm kiếm và tần suất người dân lên rừng thu hái trà ngày càng tăng lên. Trong 18 hộ mà tôi tiến hành điều tra thời gian thu hái trung bình của mỗi hộ khoảng 5,3 giờ/lần đi thu hái, tần suất trung bình khoảng 6,8 lần/tháng và năng suất thu hái trung bình khoảng 4,5 kg/lần/hộ thu hái.

Khoảng giai đoạn 2010-2015, số lượng Trà hoa vàng tại Ba Chẽ không còn nhiều như những năm trước, do đó số người thường xuyên lên rừng thu hái cũng có sự giảm sút, chỉ còn 4 hộ vẫn tiếp tục vào rừng khai thác, thời gian thu hái trung bình của mỗi hộ cũng ít hơn chỉ khoảng 3,5 giờ/lần đi thu hái, tần suất trung bình khoảng 3,13 lần/tháng và năng suất thu hái trung bình khoảng 1,2 kg/lần/hộ đi hái.

Hiện tại 2016 - 2017, do kết quả của sự khai khác ồ ạt không có sự kiểm soát cách đây 10 năm dẫn đến số lượng cá thể Trà hoa vàng trên rừng hiện nay rất hiếm, nên người dân chủ yếu tự trồng bằng cách giâm hom tại nhà hoặc kinh doanh theo hộ.

Như vậy ta có thể thấy với rất nhiều giá trị công dụng mà cây Trà hoa vàng mang lại, làm cho sự khai thác của người dân tăng lên, dẫn tới sự gia tăng áp lực khai thác đối với loại cây này trong tự nhiên, cùng với việc diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp nên năng suất thu hái ngày càng giảm, gần như hiện nay việc thu hái từ rừng là không có.

4.2.2. Tình hình gây trồng cây Trà hoa vàng

Biết được những giá trị về kinh tế lớn mà cây Trà hoa vàng mang lại cho địa phương cũng như không muốn cây Trà hoa vàng của quê hương dần bị mất đi, người dân đã tự mày mò tìm cách gây trồng nhằm bảo tồn loài cây quý hiếm này.

Bảng 4.3. Tình hình gây trồng cây Trà hoa vàng

Nội dung Số hộ đồng ý (hộ) Tỷ lệ %

Nơi trồng

- Trồng trong vườn nhà 13 72,22

- Trồng trên đất rừng 5 27,78

Nguồn cây giống, hạt giống:

- Sưu tầm cây giống từ rừng 16 88,89

- Sưu tầm hạt giống từ rừng 2 11,11

Theo kết quả điều tra đối với 18 hộ từng khai thác Trà hoa vàng từ rừng và đang trồng bảo tồn tại xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ cho thấy (bảng 4.3):

Trà hoa vàng chủ yếu được người dân mang từ rừng về trồng trong vườn nhà (chiếm 72,22%), số hộ còn lại trồng cây ngay trên đất rừng (chiếm 27,78%). Nguồn giống Trà hoa vàng thu thập từ rừng đem về nhà giâm, hoặc trồng trực tiếp xuống đất phần lớn là từ cây con và cây trưởng thành (chiếm 88,89%), từ hạt giống chỉ chiếm 11,11%.

4.3. Tri thức bản địa về sự phân bố sinh thái của cây Trà hoa vàng

Theo đánh giá của người dân, Trà hoa vàng là cây mọc trong rừng nhưng không phải chỗ nào cũng có, người ta gặp cây này ở những nơi gần khe suối, sát mép nước. Chúng thường phân bố nhiều ở các khu nơi có đất tốt, dưới tán các cây gỗ khác.

chúng tôi đã tiến hành điều tra theo sự đánh giá của người dân thông qua bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn tại các hộ gia đình mà cây Trà hoa vàng được người dân sử dụng phổ biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây trà hoa vàng (camelia chrysantha l) trồng tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 56 - 59)