Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây trà hoa vàng (camelia chrysantha l) trồng tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 34 - 36)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

2.3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm diện tích mỗi ô thí nghiệm là 4 m2, gồm 5 công thức, mỗi công thức tiến hành trồng 5 cây, 3 lần nhắc lại.

NL1 (hàng 1) CT1 CT2 CT3 CT4 CT5

NL2 (hàng 2) CT5 CT4 CT2 CT1 CT3

NL3 (hàng 3) CT2 CT1 CT5 CT3 CT4

Công thức phân bón bổ sung cho Trà hoa vàng tuổi 1 như sau:

TT Công thức Tỷ lệ phân bón (N : K) 1 CT1 Không bón 2 CT2 30 : 30 3 CT3 30 : 60 4 CT4 60 : 30 5 CT5 30 : 90

2.3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi

+ Số chồi mới/ chồi = Tổng số chồi/ cây - Số chồi cũ/ cây Số chồi TB/cây (chồi) =

Tổng số chồi Tổng số cây theo dõi Tốc độ ra chồi =

N2 – N1

(chồi/ tháng) t

Trong đó:

N1: Số chồi TB/cây ở lần đo thứ nhất. N2: Số chồi TB/cây ở lần đo thứ hai. t: Khoảng thời gian giữa 2 lần đo (tháng).

+ Chiều cao chồi : Đo từ gốc chồi đến đỉnh sinh trưởng của chồi, định kỳ 1 tháng/lần. Đơn vị tính: cm

Chiều cao chồi TB/cây =

Tổng chiều cao chồi Tổng số chồi

Tốc độ tăng trưởng chiều cao chồi =

L2 – L1 (cm/ tháng) t

Trong đó:

L1 : Chiều cao chồi trung bình lần đo thứ nhất (cm). L2 : Chiều cao chồi trung bình lần đo thứ hai (cm). t : Khoảng thời gian giữa 2 lần đo (tháng)

+ Đường kính chồi ( mm): Dùng thước kẹp panme có độ chính xác 0,1mm để đo đường kính các chồi (tại điểm giữa, tính từ gốc chồi đến đỉnh sinh trưởng). Định kỳ 1 tháng/lần.

Đường kính chồi TB/cây (mm) =

Tổng đường kính chồi (mm) Tổng số chồi

Tốc độ tăng trưởng đường kính chồi =

R2 - R1

(mm/tháng) t

Trong đó:

R1: Đường kính chồi trung bình lần đo thứ nhất (mm) R2: Đường kính chồi trung bình lần đo thứ hai (mm). t: Khoảng thời gian giữa 2 lần đo (tháng).

- Tình hình sâu bệnh hại: Định kỳ 1 tháng thu thập số liệu 1 lần ( Ngô Kim Khôi,1998)

=> Đánh giá mức độ hại lá theo R (%): R (%) =

Σn.v

x 100

Trong đó:

N: Tổng số lá điều tra. n: Số lá bị hại ở mỗi cấp. v: Cấp bị hại tương ứng.

V: Trị số của cấp bị hại cao nhất (V = 4)

(R < 25% hại nhẹ; R = 25-50% hại vừa; R > 50-75% hại nặng; R > 75% hại rất nặng.)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây trà hoa vàng (camelia chrysantha l) trồng tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 34 - 36)