Cấu tạo giải phẫu lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây trà hoa vàng (camelia chrysantha l) trồng tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 54)

A. Gân chính (1. Biểu bì dưới; 2,8. Mô dày xốp; 3,10. Mô mềm; 4. Mô cứng; 5. Libe; 6. Mạch gỗ; 7. Biểu bì trên; 9. Thể cứng)

B. Phiến lá (1. Biểu bì dưới; 11. Mô khuyết; 12. Mô giậu; 7. Biểu bì trên)

Phần gân lá lồi cả 2 mặt, mặt dưới lồi rõ. Từ dưới lên trên gồm các phần:

Biểu bì dưới (1) gồm một hàng tế bào hình chữ nhật kích thước không đều, có phủ một lớp cutin mỏng. Mô dày xốp (2,8) gồm 4-5 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp sít nhau làm nhiệm vụ nâng đỡ. Mô mềm (3,10) gồm các lớp tế bào hình tròn, kích thước không đều nhau. Mô cứng (4) gồm 2-5 lớp tế bào hình đa giác kích thước không đều nhau sắp xếp tạo thành một cung bao quanh bó libe-gỗ. Bó libe-gỗ có gỗ ở trên, libe phía dưới; libe (6) gồm nhiều lớp tế bào hình đa giác kích thước đều, xếp lộn xộn thành từng đám; mạch gỗ (7) hình đa giác hay vuông xếp thành dãy xen lẫn với mô mềm gỗ (tế bào hình vuông hay đa giác) hóa mô cứng. Nằm rải rác trong mô mềm là thể cứng (9) kích thước lớn nhánh nhọn, đa hình dạng.

Phần phiến lá:

Biểu bì (1), (7) gồm một lớp tế bào hình chữ nhật, tế bào biểu bì trên (7)

lớn hơn tế bào biểu bì dưới (1); Mô giậu (12) gồm các tế bào thuôn dài xếp xít nhau. Mô xốp(11) gồm các lớp tế bào đa giác hoặc tròn, sắp xếp lộn xộn.

4.2. Kết quả điều tra kiến thức bản địa về khai thác, sử dụng và gây trồng cây Trà hoa vàng Trà hoa vàng

4.2.1. Tình hình khai thác và sử dụng cây Trà hoa vàng

Tổng hợp kết quả điều tra về tình hình khai thác, sử dụng cây Trà hoa vàng từ 18 hộ dân tại xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh cho thấy trong vùng có nhiều cây tự nhiên, người dân có tập quán khai thác và sử dụng loài cây này từ lâu đời (bảng 4.1):

Bảng 4.1. Kết quả điều tra khai thác và sử dụng cây Trà hoa vàng 1. Mục đích sử dụng Tỷ lệ % số hộ đồng ý 1. Mục đích sử dụng Tỷ lệ % số hộ đồng ý

Làm cảnh 20,00

Làm dược liệu 63,00

Làm đồ uống 17,00

2. Mục đích thu hái Tỷ lệ % số hộ đồng ý

Bán cho người mua gom (buôn) 12,00 Bán cho thương lái Trung Quốc 60,00

3. Cách thức thu hái từ rừng Tỷ lệ % số hộ đồng ý

Hái hoa, lá 65,20

Chặt cả cây để đem bán 34,80

Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy, Trà hoa vàng được người dân chủ yếu dùng làm thuốc, làm cảnh và làm đồ uống. Hầu hết đều khẳng định cây Trà hoa vàng có tác dụng điều chỉnh mỡ máu, lượng đường trong máu và huyết áp, khống chế huyết khối, cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và não bộ, cũng như nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể con người…

Tỷ lệ những người thường thu hái cây Trà hoa vàng từ rừng đã từng đem bán loại cây này là 13/18 người được hỏi chiếm 72,00%. Nơi bán chủ yếu là bán cho thương lái Trung Quốc (60,00%) và một số bán cho người mua gom (12,00%). Giá của loại cây này là khá cao, khoảng 15 triệu cho 1 kg hoa khô tại thời điểm năm 2016.

Về phương thức thu hái, phổ biến nhất là chỉ thu hái hoa và lá (65,20%), tuy nhiên cũng có trường hợp khai thác theo kiểu chặt cả cây để đem bán (34,80%).

Kết quả điều tra 18 hộ về việc khai thác cây Trà hoa vàng từ rừng tự nhiên những năm gần đây cho thấy (bảng 4.2):

Bảng 4.2. Tình hình khai thác cây Trà hoa vàng qua các thời kỳ Nội dung Trước Nội dung Trước

năm 2010

Từ năm 2010 - 2015

Năm 2016-2017

Số hộ lên rừng thu hái (hộ) 16 4 0

Thời gian thu hái (giờ/lần) 5,3 3,5 0

Số lần đi thu hái (lần/tháng) 6,8 3,1 0 Số hoa tươi hái được (kg/lần/hộ) 4,5 1,2 0

Đồ thị 4.1. Tình hình khai thác cây Trà hoa vàng qua các thời kỳ

0 2 4 6 8 10 12 14 16 Số hộ lên rừng

thu hái (hộ) Thời gian thu hái (giờ/lần) hái (lần/tháng)Số lần đi thu Số hoa tươi hái được (kg/lần/hộ) 16 5.3 6.8 4.5 4 3.5 3.1 1.2 Trước năm 2010 Từ năm 2010 - 2015 Năm 2016 - 2017

Trước năm 2010, cây Trà hoa vàng mọc nhiều trong rừng tự nhiên, người dân chỉ hái lá, hoa về dùng làm đồ uống trong gia đình nên số lượng cá thể còn nhiều. Nhưng khi những người thương lái Trung Quốc sang thu mua với giá thành cao theo kg cả hoa, lá và thân cành, thậm chí mua cả cây khiến người dân địa phương đua nhau vào rừng tìm kiếm và tần suất người dân lên rừng thu hái trà ngày càng tăng lên. Trong 18 hộ mà tôi tiến hành điều tra thời gian thu hái trung bình của mỗi hộ khoảng 5,3 giờ/lần đi thu hái, tần suất trung bình khoảng 6,8 lần/tháng và năng suất thu hái trung bình khoảng 4,5 kg/lần/hộ thu hái.

Khoảng giai đoạn 2010-2015, số lượng Trà hoa vàng tại Ba Chẽ không còn nhiều như những năm trước, do đó số người thường xuyên lên rừng thu hái cũng có sự giảm sút, chỉ còn 4 hộ vẫn tiếp tục vào rừng khai thác, thời gian thu hái trung bình của mỗi hộ cũng ít hơn chỉ khoảng 3,5 giờ/lần đi thu hái, tần suất trung bình khoảng 3,13 lần/tháng và năng suất thu hái trung bình khoảng 1,2 kg/lần/hộ đi hái.

Hiện tại 2016 - 2017, do kết quả của sự khai khác ồ ạt không có sự kiểm soát cách đây 10 năm dẫn đến số lượng cá thể Trà hoa vàng trên rừng hiện nay rất hiếm, nên người dân chủ yếu tự trồng bằng cách giâm hom tại nhà hoặc kinh doanh theo hộ.

Như vậy ta có thể thấy với rất nhiều giá trị công dụng mà cây Trà hoa vàng mang lại, làm cho sự khai thác của người dân tăng lên, dẫn tới sự gia tăng áp lực khai thác đối với loại cây này trong tự nhiên, cùng với việc diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp nên năng suất thu hái ngày càng giảm, gần như hiện nay việc thu hái từ rừng là không có.

4.2.2. Tình hình gây trồng cây Trà hoa vàng

Biết được những giá trị về kinh tế lớn mà cây Trà hoa vàng mang lại cho địa phương cũng như không muốn cây Trà hoa vàng của quê hương dần bị mất đi, người dân đã tự mày mò tìm cách gây trồng nhằm bảo tồn loài cây quý hiếm này.

Bảng 4.3. Tình hình gây trồng cây Trà hoa vàng

Nội dung Số hộ đồng ý (hộ) Tỷ lệ %

Nơi trồng

- Trồng trong vườn nhà 13 72,22

- Trồng trên đất rừng 5 27,78

Nguồn cây giống, hạt giống:

- Sưu tầm cây giống từ rừng 16 88,89

- Sưu tầm hạt giống từ rừng 2 11,11

Theo kết quả điều tra đối với 18 hộ từng khai thác Trà hoa vàng từ rừng và đang trồng bảo tồn tại xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ cho thấy (bảng 4.3):

Trà hoa vàng chủ yếu được người dân mang từ rừng về trồng trong vườn nhà (chiếm 72,22%), số hộ còn lại trồng cây ngay trên đất rừng (chiếm 27,78%). Nguồn giống Trà hoa vàng thu thập từ rừng đem về nhà giâm, hoặc trồng trực tiếp xuống đất phần lớn là từ cây con và cây trưởng thành (chiếm 88,89%), từ hạt giống chỉ chiếm 11,11%.

4.3. Tri thức bản địa về sự phân bố sinh thái của cây Trà hoa vàng

Theo đánh giá của người dân, Trà hoa vàng là cây mọc trong rừng nhưng không phải chỗ nào cũng có, người ta gặp cây này ở những nơi gần khe suối, sát mép nước. Chúng thường phân bố nhiều ở các khu nơi có đất tốt, dưới tán các cây gỗ khác.

chúng tôi đã tiến hành điều tra theo sự đánh giá của người dân thông qua bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn tại các hộ gia đình mà cây Trà hoa vàng được người dân sử dụng phổ biến.

Bảng 4.4. Kiến thức bản địa về sự phân bố cây Trà hoa vàng Nội dung Số hộ đồng ý (hộ) Tỷ lệ % Nội dung Số hộ đồng ý (hộ) Tỷ lệ % Vùng phân bố nhiều nhất Núi đất (đất đồi) 4 14,29 Núi đá 2 11,11 Không cố định 12 74,60 Tổng 18 100,00 Vị trí phân bố nhiều nhất Sườn và đỉnh đồi 1 5,56

Chân đồi và sườn đồi 15 83,33

Không cố định 2 11,11

Tổng 18 100,00

Nơi phân bố cây con nhiều nhất

Dưới tán rừng rậm 16 88,89

Nơi quang đãng hoặc đất phục hồi sau

nương rẫy 2 11,11

Tổng 18 100,00

Kết quả điều tra 18 hộ dân (bảng 4.4) cho thấy, cây Trà hoa vàng không có vùng phân bố đặc trưng theo môi trường địa hóa, với 74,60% ý kiến trả lời là cây Trà hoa vàng phân bố không cố định, xuất hiện chủ yếu ở những vùng núi đất (14,29%), chỉ có (11,11%) phân bố ở núi đá.

đồi và sườn đồi (83,33%), 5,56% số người được hỏi trả lời ở sườn và đỉnh đồi, còn lại cho rằng vị trí cây mọc không cố định (11,11%).

Về khả năng tái sinh, với đặc điểm cây ưa bóng, nơi phân bố cây con Trà hoa vàng nhiều nhất chủ yếu tập trung dưới tán rừng rậm (88,89% ý kiến đồng ý), ít xuất hiện nơi quang đãng hoặc đất phục hồi sau nương rẫy (chỉ 11,11% ý kiến đồng ý).

Như vậy, kết quả nghiên cứu về đặc điểm phân bố của Trà hoa vàng Ba Chẽ trồng tại Quảng Ninh là phù hợp với nghiên cứu của Ngô thị Minh Duyên, Ngô Quang Hưng và cs [4].

4.4. Thành phần và tính chất đất trồng Trà hoa vàng Ba Chẽ

4.4.1. Tính chất lý học của đất

Tính chất lý học của đất có liên quan đến những quá trình vật lý xảy ra trong đất, trong phạm vi đề tài này, tính chất vật lý của đất được phân tích qua các chỉ tiêu độ ẩm đất và thành phần cơ giới đất.

4.4.1.1. Độ ẩm của đất

Nước tham gia vào các quá trình phát sinh và phát triển trong đất, là một trong những điều kiện cơ bản nhất của sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Do đó độ ẩm còn là một trong những chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất. Đất giàu mùn, hàm lượng sét cao, kết cấu tốt thì có khả năng giữ nước tốt. Biết được các đặc tính của nước trong đất giúp ta điều tiết nước một cách hợp lý theo chiều hướng bồi dưỡng và bảo vệ đất, đáp ứng được nhu cầu nước cho cây.

Có hai loại độ ẩm đất: độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối tùy theo mẫu số là trọng lượng của đất khô kiệt hoặc của đất nguyên trạng. Độ ẩm này chính là dạng nước hấp phụ. Trạng thái hấp phụ của nước được hình thành do hấp phụ vật lý giữa các pha rắn với phân tử nước. Nhờ tính lưỡng cực của phân tử nước mà chúng có khả năng hấp phụ. Kết quả phân tích độ ẩm của đất được trình bày trong bảng 4.5:

STT Công thức Độ ẩm tuyệt đối (%) Độ ẩm tương đối (%)

1 ĐT1 62,65 46,78

2 ĐT2 58,54 41,92

3 ĐT3 67,66 50,29

4 mean ± SE 62,95 ± 4,57 46,33 ± 4,20

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy, đất trồng Trà hoa vàng Ba Chẽ có độ ẩm tương đối cao, với độ ẩm tương đối là 46,33%, độ ẩm tuyệt đối là 62,95%. Việc xác định ẩm độ đất giúp ta có thể tính lượng nước dự trữ trong đất trong từng điều kiện nhất định, nhờ đó mà biết được đất khô hay ẩm ở mức nào có thể cung cấp nước cho cây hợp lý nhất.

4.4.1.2. Thành phần cơ giới đất

Quá trình phong hóa đá mẹ hình thành đất đã tạo ra nhiều cấp hạt có kích thước khác nhau gọi là các phần tử cơ giới đất. Tỷ lệ tương đối (%) các cấp hạt khác nhau trong đất được gọi là thành phần cơ giới đất. Tùy theo tỷ lệ đó mà đất được đặt tên theo thành phần cơ giới như đất cát, đất thịt, đất sét,… Môi trường đất sẽ thay đổi tính chất vật lý của nó theo tỷ lệ cấp hạt. Thành phần cơ giới là một chỉ tiêu quan trọng, lại hầu như không thay đổi nên được coi là một đặc tính cơ bản của đất.

Bảng 4.6. Thành phần cơ giới đất trồng Trà hoa vàng Ba Chẽ TT Các chỉ số ĐT1 ĐT2 ĐT3 TB ± SE TT Các chỉ số ĐT1 ĐT2 ĐT3 TB ± SE

1 Cát 25,40 25,70 26,10 25,73 ± 0,35

2 Limon 32,30 31,80 32,80 32,30 ± 0,50

3 Sét 41,50 41,20 41,70 41,47 ± 0,25

Kết quả tổng hợp thành phần cơ giới đất ở bảng 4.6 cho thấy, hàm lượng cát, sét và limon phân bố tương đối đều trong đất, hàm lượng cát thấp (chiếm 25,73%), hàm lượng sét tương đối cao (chiếm 41,47%). Theo cách phân loại đất của Ôkhôtin (Phụ lục 3) thì đất trồng Trà hoa vàng ở Ba Chẽ thuộc loại đất sét nhẹ. Tính chất đất khó thấm nước, nhưng giữ nước tốt, kém thoáng khí, ổn định

nhiệt độ trong đất tốt hơn đất cát. Đây là loại đất trồng rất phù hợp để trồng các loại cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.

4.4.2. Tính chất hóa học của đất

Để đánh giá đất tốt hay xấu phải dựa vào hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất và phải căn cứ vào các quy định, quy chuẩn từ đó mới đưa các kết luận chính xác về chất lượng của đất. Phản ứng dung dịch đất, khả năng hấp phụ, hàm lượng mùn và các nguyên tố dinh dưỡng cơ bản trong đất là những yếu tố quan trọng quyết định độ phì nhiêu của đất. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu này ở đất trồng Trà hoa vàng Ba Chẽ được trình bày trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tính chất hóa học của đất STT Các chỉ số ĐT1 ĐT2 ĐT3 TB ± SE STT Các chỉ số ĐT1 ĐT2 ĐT3 TB ± SE 1 pHKCl 3,88 5,29 4,23 4,47 ± 0,73 2 Mùn (%) 2,83 1,50 2,45 2,26 ± 0,69 3 CEC (lđl/100g đất) 18,90 15,40 17,91 17,40 ± 1,80 4 N (%) 0,13 0,08 0,11 0,11 ± 0,03 5 P2O5 (%) 0,09 0,15 0,13 0,12 ± 0,03 6 K2O (%) 0,44 0,49 0,42 0,45 ± 0,04

Từ kết quả ở bảng 4.7 cho thấy:

Trà hoa vàng được trồng trên đất có tính chua nhẹ, với giá trị trung bình pHKCl đạt 4,47.

Mùn không chỉ là kho dự trữ dinh dưỡng của cây trồng mà còn là tác nhân điều tiết nhiều tính chất lý, hóa, sinh học của đất theo hướng tích cực. Hàm lượng mùn trong đất dao động trong khoảng từ 1,5 đến 2,83%, trung bình 2,26%, cho thấy đất ở khu vực này có hàm lượng mùn ở mức trung bình (Phụ lục 5).

Dung tích trao đổi cation của đất (CEC) là đại lượng cho biết khả năng đất giữ được bao nhiêu ion ở dạng trao đổi. Dung tích trao đổi của đất liên quan nhiều đến chế độ dinh dưỡng của cây trồng, nói lên khả năng dự trữ chất dinh

dưỡng của đất chống lại sự rửa trôi. Dung tích trao đổi cation cũng có quan hệ với các cấp hạt trong đất, đất sét (cấp hạt nhỏ) có dung tích hấp thu cao hơn đất cát. Kết quả phân tích cho thấy khả năng hấp thu dao động trong khoảng 15,40 đến 18,90 (lđl/100g đất), trung bình là 17,40 (lđl/100g đất). Do vậy, đất ở đây vẫn có khả năng hấp thu một số các loại phân bón.

Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây trồng. Trong đất phần lớn Nitơ (> 95%) ở dạng hữu cơ chứa trong mùn là dạng khó tiêu đối với thực vật, chỉ có một phần nhỏ là ở dạng dễ tiêu bao gồm NH4+, NO3-, một số axit amin mà cây có thể hút thu trực tiếp.Hàm lượng đạm tổng số trong đất nghiên cứu dao động trong khoảng từ 0,08 đến 0,13% (trung bình 0,11%), thuộc loại đất có hàm lượng nitơ tổng số ở mức trung bình (Phụ lục 6).

Theo kết quả phân tích trong đất nơi đặt thí nghiệm có hàm lượng lân tổng số ở mức giàu (Phụ lục7), dao động trong khoảng 0,09 đến 0,15%, trung bình đạt 0,12%.

Sau đạm, lân thì kali là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng thứ 3 đối với cây trồng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, kali tập trung chủ yếu vào các hạt limon mịn và vừa nếu còn chứa khoáng nguyên sinh. Như vậy hàm lượng kali trong đất phụ thuộc vào nguồn đá mẹ, mức độ phong hoá và quá trình hình thành đất.Đất trồng Trà hoa vàng thuộc nhóm đất nghèo kali (Phụ lục 8), hàm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây trà hoa vàng (camelia chrysantha l) trồng tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 54)