Điều kiện kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây trà hoa vàng (camelia chrysantha l) trồng tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 47 - 51)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.Điều kiện kinh tế, xã hội

3.2.1. Điều kiện kinh tế

Giai đoạn 2011 - 2016 mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tình hình suy thoái kinh tế thế giới, lạm phát, giá cả hàng hoá, vật tư tăng cao, tình hình mưa bão, rét đậm, rét hại... thường xuyên xảy ra, nhưng do sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, nền kinh tế của huyện vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao: Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm (GTTT) là 14,1%/năm. Trong đó: Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 20,1%/năm; Ngành công nghiệp-xây dựng có tốc độ tăng trưởng 19,3%/năm; Nông, lâm, thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng 11,0%/năm.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Năm 2011 cơ cấu kinh tế: Nông - lâm - thủy sản là 65,2%; công nghiệp - xây dựng là 18,3%; Thương

mại - dịch vụ 16,5%. Năm 2016 là: Nông, lâm thủy sản chiếm 49%; công nghiệp- xây dựng 24% và thương mại, dịch vụ 27%; Tương ứng năm 2014 là 43% - 28,8% - 28,2%.

3.2.2. Điều kiện xã hội

3.2.2.1. Dân số và nguồn nhân lực

Dân số toàn huyện tính đến ngày 31/12/2016 là 20.906 người (tốc độ tăng dân số 1,7%/năm giai đoạn 2006 - 2016). Dân số nông thôn: 16.432 người (chiếm 78,6% dân số toàn huyện), dân số thành thị là 4.474 người (chiếm 21,4% dân số toàn huyện).

Huyện Ba Chẽ bao gồm 9 dân tộc anh em, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 80,02% tổng dân số. Dân tộc Dao chiếm tỷ lệ cao nhất 41,78%, Sán Chỉ: 14,60%, Tày: 16,56%, Cao Lan: 5,20%, Hoa 1,86%, Sán Dìu 1,15%, Mường 0,03%... Các dân tộc trong huyện hầu hết sống quần tụ theo dòng tộc, họ hàng hoặc hoà hợp cộng đồng để hỗ trợ nhau trong sản xuất, đời sống và các sinh hoạt văn hoá, tinh thần cùng tồn tại và phát triển.

Số ngườ i trong đô ̣ tuổi lao đô ̣ng của huyê ̣n hiê ̣n nay là 11.778 người (chiếm 56,9% dân số toàn huyê ̣n). Số lao động tham gia các ngành kinh tế quốc dân trên địa bàn huyện là 11.660 người (chiếm 99% số lao động trong độ tuổi). Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực từ cơ cấu lao động trong lĩnh vực lâm-nông nghiệp-thủy sản sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tuy nhiên còn rất chậm: Năm 2006 tỷ trọng cơ cấu lao động trong ngành kinh tế quốc dân như sau: ngành lâm - nông nghiệp - thủy sản: 81,2%; ngành công nghiệp - xây dựng 1,7% ; ngành dịch vụ 17,1%. Năm 2013 tương tự: 78,5%; 2,5%; 18,9%. Tương ứng 2014 là 77%-3,7% - 19,3%.

Về chất lượng nhân lực trong khối nông lâm thủy sản: năm 2014 lao động nông lâm thủy sản có khoảng 8.978 người, số lao động qua đào tạo là 1.800 người

(tỷ lệ qua đào tạo là 20,04%). Phân theo trình độ đào tạo thì: lao động qua đào tạo ngắn hạn và công nhân kỹ thuật không bằng cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất 63,72%; tạo ngắn hạn và công nhân kỹ thuật không bằng cấp chiếm tỷ lệ lớn nhất 63,72%; đại học 1,61%; trung cấp chuyên nghiệp 0,97%; sơ cấp nghề và có bằng dài hạn 2,58%. Như vậy, có thể nói phẩn lớn lao động khối nông lâm thủy sản qua đào tạo là đào tạo ngắn hạn qua các lớp tập huấn ngắn hạn cho bà con nông dân và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, lao động trình độ cao đẳng và đại học chiếm tỷ lệ rất ít.

3.2.2.2. Giá o dục

Từ năm 2000 đến nay, huyện đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ, từ tháng 11/2011 đến nay toàn huyện luôn duy trì được 8/8 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo tiền đề cho việc thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học trong những năm tới, trong đó có xã Lương Mông đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở mức độ 2 và đến nay 8/8 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Hiện nay tỷ lệ người chưa biết chữ vẫn còn khá phổ biến, theo kết quả điều tra tỷ lệ người chưa biết chữ (Độ tuổi 15-60) năm 2016 trên địa bàn huyện là 6,4% dân số toàn huyện (tập trung chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái). Đây cũng là một hạn chế đối cho việc đổi mới tư duy sản xuất nông nghiệp và tiếp thu những tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào sản xuất. Vì vậy, các đối tượng này cần được quan tâm xóa mù chữ để tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nhất là đối với các xã nghèo điều kiện hạ tầng - xã hội còn nhiều khó khăn.

3.2.2.3. Mứ c sống

Cùng với việc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm qua, thu nhập và đời sống nhân dân trong huyện được cải thiện và nâng cao rõ rệt, an ninh

chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tốc độ thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2011 - 2016 là 14,6%/năm giai đoạn 2011 - 2016. Năm 2011 thu nhập bình quân đầu người đạt 5 triệu đồng/người/năm; năm 2011 đạt 10 triệu đồng/người/năm; năm 2016 đạt 14 triệu đồng/người/năm. Hộ nghèo đã giảm từ 35,4% năm 2011 (theo tiêu chí 2011-2016) xuống còn 27,37% năm 2014 và còn 16,55% năm 2015, năm 2016 là 12,08%.

3.2.2.3. Môi trường

Công nghiệp - xây dựng của huyê ̣n chưa thực sự phát triển, nhìn chung tình hình ô nhiễm môi trường trên đi ̣a bàn huyê ̣n còn ở mức thấp do diê ̣n tích đồi nú i chiếm tỷ tro ̣ng lớn, đất trống đồi tro ̣c vẫn còn, thường gây ra xói mòn đất ảnh hưởng đến hê ̣ sinh thái rừng và đô ̣ màu mỡ của đất. Đồng thời viê ̣c sử du ̣ng phân bón, thuốc trừ sâu trong nông nghiê ̣p và tâ ̣p quán sản xuất la ̣c hâ ̣u của đồng bào dân tộc cũng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. Vì vậy, có thể nói điều kiện đất, nước ở Ba Chẽ tương đối sạch, chưa có dấu hiệu ô nhiễm nặng, đây chính là điều kiện để phát triển các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn với quy mô lớn đáp ứng thị hiếu thị trường hiện nay, nhất là thị trường tiêu dùng tại các đô thị lớn, khu du lịch, khu kinh tế và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây trà hoa vàng (camelia chrysantha l) trồng tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 47 - 51)