Thành phần cơ giới đất trồng Trà hoa vàng Ba Chẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây trà hoa vàng (camelia chrysantha l) trồng tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 61 - 67)

TT Các chỉ số ĐT1 ĐT2 ĐT3 TB ± SE

1 Cát 25,40 25,70 26,10 25,73 ± 0,35

2 Limon 32,30 31,80 32,80 32,30 ± 0,50

3 Sét 41,50 41,20 41,70 41,47 ± 0,25

Kết quả tổng hợp thành phần cơ giới đất ở bảng 4.6 cho thấy, hàm lượng cát, sét và limon phân bố tương đối đều trong đất, hàm lượng cát thấp (chiếm 25,73%), hàm lượng sét tương đối cao (chiếm 41,47%). Theo cách phân loại đất của Ôkhôtin (Phụ lục 3) thì đất trồng Trà hoa vàng ở Ba Chẽ thuộc loại đất sét nhẹ. Tính chất đất khó thấm nước, nhưng giữ nước tốt, kém thoáng khí, ổn định

nhiệt độ trong đất tốt hơn đất cát. Đây là loại đất trồng rất phù hợp để trồng các loại cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.

4.4.2. Tính chất hóa học của đất

Để đánh giá đất tốt hay xấu phải dựa vào hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất và phải căn cứ vào các quy định, quy chuẩn từ đó mới đưa các kết luận chính xác về chất lượng của đất. Phản ứng dung dịch đất, khả năng hấp phụ, hàm lượng mùn và các nguyên tố dinh dưỡng cơ bản trong đất là những yếu tố quan trọng quyết định độ phì nhiêu của đất. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu này ở đất trồng Trà hoa vàng Ba Chẽ được trình bày trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tính chất hóa học của đất STT Các chỉ số ĐT1 ĐT2 ĐT3 TB ± SE STT Các chỉ số ĐT1 ĐT2 ĐT3 TB ± SE 1 pHKCl 3,88 5,29 4,23 4,47 ± 0,73 2 Mùn (%) 2,83 1,50 2,45 2,26 ± 0,69 3 CEC (lđl/100g đất) 18,90 15,40 17,91 17,40 ± 1,80 4 N (%) 0,13 0,08 0,11 0,11 ± 0,03 5 P2O5 (%) 0,09 0,15 0,13 0,12 ± 0,03 6 K2O (%) 0,44 0,49 0,42 0,45 ± 0,04

Từ kết quả ở bảng 4.7 cho thấy:

Trà hoa vàng được trồng trên đất có tính chua nhẹ, với giá trị trung bình pHKCl đạt 4,47.

Mùn không chỉ là kho dự trữ dinh dưỡng của cây trồng mà còn là tác nhân điều tiết nhiều tính chất lý, hóa, sinh học của đất theo hướng tích cực. Hàm lượng mùn trong đất dao động trong khoảng từ 1,5 đến 2,83%, trung bình 2,26%, cho thấy đất ở khu vực này có hàm lượng mùn ở mức trung bình (Phụ lục 5).

Dung tích trao đổi cation của đất (CEC) là đại lượng cho biết khả năng đất giữ được bao nhiêu ion ở dạng trao đổi. Dung tích trao đổi của đất liên quan nhiều đến chế độ dinh dưỡng của cây trồng, nói lên khả năng dự trữ chất dinh

dưỡng của đất chống lại sự rửa trôi. Dung tích trao đổi cation cũng có quan hệ với các cấp hạt trong đất, đất sét (cấp hạt nhỏ) có dung tích hấp thu cao hơn đất cát. Kết quả phân tích cho thấy khả năng hấp thu dao động trong khoảng 15,40 đến 18,90 (lđl/100g đất), trung bình là 17,40 (lđl/100g đất). Do vậy, đất ở đây vẫn có khả năng hấp thu một số các loại phân bón.

Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây trồng. Trong đất phần lớn Nitơ (> 95%) ở dạng hữu cơ chứa trong mùn là dạng khó tiêu đối với thực vật, chỉ có một phần nhỏ là ở dạng dễ tiêu bao gồm NH4+, NO3-, một số axit amin mà cây có thể hút thu trực tiếp.Hàm lượng đạm tổng số trong đất nghiên cứu dao động trong khoảng từ 0,08 đến 0,13% (trung bình 0,11%), thuộc loại đất có hàm lượng nitơ tổng số ở mức trung bình (Phụ lục 6).

Theo kết quả phân tích trong đất nơi đặt thí nghiệm có hàm lượng lân tổng số ở mức giàu (Phụ lục7), dao động trong khoảng 0,09 đến 0,15%, trung bình đạt 0,12%.

Sau đạm, lân thì kali là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng thứ 3 đối với cây trồng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, kali tập trung chủ yếu vào các hạt limon mịn và vừa nếu còn chứa khoáng nguyên sinh. Như vậy hàm lượng kali trong đất phụ thuộc vào nguồn đá mẹ, mức độ phong hoá và quá trình hình thành đất.Đất trồng Trà hoa vàng thuộc nhóm đất nghèo kali (Phụ lục 8), hàm lượng kali tổng số trong dao động trong khoảng từ 0,42 đến 0,49%, trung bình 0,45%.

Theo tiêu chuẩn TCVN 7374: 2004 về chất lượng đất Việt Nam cho thấy, đất trồng Trà hoa vàng ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh thuộc loại đất sét nhẹ, đất chua nhẹ, hàm lượng mùn và nitơ tổng số ở mức trung bình, giàu lân tổng số nhưng nghèo kali. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng cho việc cải tạo đất và bổ sung phân bón cho Trà hoa vàng.

Trà hoa vàng

4.5.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón tới chiều cao và đường kính chồi của cây của cây

Trà hoa vàng Ba Chẽ là loài mọc tự nhiên trong rừng nên không cần bón phân cây vẫn sinh trưởng khỏe mạnh, tuy vậy khi đưa về trồng trong vườn nhà nếu không bón phân cây sinh trưởng, phát triển chậm, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Những năm gần đây, một số hộ trồng Trà hoa vàng đã tiến hành bón phân để bổ sung dinh dưỡng cho cây, lượng phân bón phần lớn đều mang tính tự phát, chưa có cơ sở khoa học. Vì vậy, đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng tổ hợp phân bón đến sự tăng trưởng chiều cao trung bình và đường kính chồi của cây Trà hoa vàng. Kết quả nghiên cứ được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Sự tăng trưởng chiều cao trung bình chồi và đường kính chồi của Trà hoa vàng

Công

thức Tỷ lệ phân bón

Tăng trưởng chiều cao trung bình chồi (cm)

Tăng trưởng đường kính chồi (mm) CT1 Không bón 4,42 ± 0,48 20,85 ± 1,35 CT2 30 : 30 6,85 ± 0,76 22,34 ± 1,94 CT3 30 : 60 6,99 ± 0,92 22,42 ± 1,76 CT4 60 : 30 10,08 ± 0,86 27,37 ± 1,98 CT5 30 : 90 6,97 ± 0,63 22,37 ± 1,41

Qua bảng số liệu 4.8 cho thấy, khi bổ sung thêm đạm và kali đã có ảnh hưởng rõ rệt đến sự tăng trưởng chiều cao và đường kính chồi của Trà hoa vàng.

Ở các tổ hợp phân bón khác nhau có chiều cao trung bình chồi trong thời gian thí nghiệm dao động từ 6,85 - 10,08 cm, cao hơn rõ rệt so với công thức đối chứng (4,42cm). Công thức 4 có sự tăng trưởng chiều cao trung bình chồi cao

nhất đạt 10,08 cm. Ở các công thức còn lại có sự tăng trưởng chiều cao trung bình chồi lần lượt là 6,85 cm (công thức 2), 6,97 cm (công thức 5) và 6,99 cm (công thức 3). Như vậy, ở các công thức bón phân đạm và kali có chiều cao trung bình chồi lớn hơn rõ rệt so với công thức đối chứng không bón phân, trong đó hàm lượng đạm cao (công thức 4) có tác động hiệu quả đến tăng trưởng chiều cao trung bình chồi.

Tăng trưởng đường kính chồi phản ánh sự tăng trưởng về bề ngang của cây, sự tăng trưởng này là nhờ sự hoạt động của mô phân sinh tượng tầng. Đường kính thân phản ánh mức độ sinh trưởng phát triển của cây trong điều kiện nhất định. Đường kính lớn thì thân cây sẽ mập, khả năng chống đổ cao và tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển các chất sinh dưỡng nuôi cành lá dễ dàng. Ngược lại đường kính nhỏ thì thân cây sẽ dễ đổ và khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng đến cành kém dẫn đến năng suất lá giảm.

Đường kính chồi ở các công thức thí nghiệm có sự chênh lệch không lớn, dao động từ 20,85 mm đến 27,37 mm. Trong đó công thức 1 (đối chứng) có đường kính chồi thấp nhất là 20,85 mm. Các công thức còn lại đều cao hơn công thức đối chứng. Công thức 4 vẫn có ưu thế về đường kính chồi so với các công thức thí nghiệm khác, đạt 27,37 mm. Tuy nhiên sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm về lượng tăng trưởng đường kính chồi của cây trong thời gian thí nghiệm bón phân là không lớn.

4.5.2. Ảnh hưởng của phân bón tới khả năng ra chồi của cây Trà hoa vàng

Chồi là cơ quan sau một thời gian sẽ phát triển thành cành mang lá . Ở cây Trà hoa vàng trong suốt quá trình sinh trưởng nhất là vào cuối đông và mùa xuân là lúc chồi phát triển tốt nhất. Do vậy, thí nghiệm được tiến hành trong khoảng thời gian này để thử nghiệm ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ ra chồi, tốc độ ra chồi, số chồi trung bình, chiều dài chồi trung bình với 5 mức bón phân khác nhau được thể hiện ở bảng 4.9.

ra chồi của cây Trà Hoa vàng Công thức Tỷ lệ phân bón Số chồi TB/cây (chồi) Tỷ lệ ra chồi (%) Tốc độ ra chồi (chồi/tháng) CT1 Không bón 1,53 ± 0,24 73,33 0,13 ± 0,04 CT2 30 : 30 2,33 ± 0,31 93,33 0,24 ± 0,06 CT3 30 : 60 2,60 ± 0,16 93,33 0,32 ± 0,03 CT4 60 : 30 2,40 ± 0,45 93,33 0,28 ± 0,02 CT5 30 : 90 2,67 ± 0,51 93,33 0,36 ± 0,06

Qua bảng số liệu 4.9 ta thấy, hàm lượng kali có ảnh hưởng rõ rệt đến số chồi trên cây và tốc độ ra chồi của Trà hoa vàng, hàm lượng đạm bổ sung chưa thể hiện sự ảnh hưởng rõ ràng đến chỉ tiêu này.

Ở các tổ hợp phân bón khác nhau có số chồi trung bình trong thời gian thí nghiệm dao động từ 1,53 - 2,67 chồi. Công thức 5 có số chồi trung bình cao nhất đạt 2,67 chồi. Công thức 1 (đối chứng) có số chồi trung bình trên cây thấp nhất đạt 1,53 chồi. Ở các công thức còn lại có số chồi trung bình chồi lần lượt là 2,33 chồi (công thức 2); 2,4 chồi (công thức 4) và 2,6 chồi (công thức 3).

Tỷ lệ ra chồi của Trà hoa vàng trong thời gian thí nghiệm dao động từ 72,33 - 93,33%. Công thức 1 (đối chứng) có tỷ lệ ra chồi thấp nhất đạt 72,33%. Ở các công thức còn lại tỷ lệ ra chồi đều đạt 93,33%.

Tốc độ ra chồi trong thời gian thí nghiệm dao động từ 0,13 - 0,36 chồi/tháng. Công thức 5 có tốc độ ra chồi cao nhất đạt 0,36 chồi/tháng. Công thức 1 (đối chứng) có tốc độ ra chồi thấp nhất đạt 0,16 chồi/tháng. Ở các công thức còn lại có tốc độ ra chồi lần lượt là 0,24 chồi/tháng (công thức 2), 0,28 chồi/tháng cm (công thức 4) và 0,32 chồi/tháng (công thức 3). Theo định kỳ hàng tháng, theo dõi khả năng ra chồi của Trà hoa vàng cho thấy tốc độ ra chồi của cây Trà hoa vàng không cao, có một số cây trong công thức 1 hầu như tỷ lệ ra chồi mới gần như là không có.

4.5.3. Kết quả đánh giá mức độ sâu hại của cây Trà hoa vàng

Một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất của cây trồng nói chung và cây Trà hoa vàng nói riêng là sâu bệnh hại. Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện rất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển dẫn đến mức độ tác hại càng nghiêm trọng hơn. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi đến tình hình sâu hại trong các tổ hợp phân bón ảnh hưởng trên cây Trà hoa vàng tại huyện Ba Chẽ - Quảng Ninh và thu được kết quả thể hiện ở bảng 4.10.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây trà hoa vàng (camelia chrysantha l) trồng tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 61 - 67)