Địa chất, thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây trà hoa vàng (camelia chrysantha l) trồng tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 42 - 45)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng

Toàn huyện có 8 loại đất chính nằm trong hệ thống đất đồi núi và đất canh tác, chủ yếu là đất Feralit phát triển trên sa thạch, trên phiến thạch sét, trên macma axit và phát triển trên phù sa cổ, phù sa ven sông suối. Nhìn chung, các loại đất đều có tầng dày trung bình 30 - 80 cm trở lên, rất phù hợp với việc gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp.

- Đất lúa nước vùng đồi núi

Đất Feralit biến đổi do trồng lúa: Được phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, địa hình bậc thang, có diện tích 458 ha chiếm 0,97% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, đất có nguồn gốc dạng gò đồi, phù sa cổ do cấy lúa nên biến đổi về tính chất, một số chưa bạc màu, còn lại đã bị bạc màu. Thành phần cơ giới của đất từ thịt nhẹ đến trung bình. Lớp đất mặt thường có thành phần cơ giới nhẹ nên dễ bị bào mòn, rửa trôi khi mưa, tầng canh tác thường dày từ 10 - 15cm, tỷ lệ mùn thấp, các chất dinh dưỡng từ trung bình đến nghèo, đất chua pHkcl  4,5. Loại đất này phù hợp phát triển rau màu cây ăn quả đặc biệt là phát triển cây Thanh long.

Đất dốc tụ trồng lúa nước: Phân bố rải rác ở một số xã nhưng tập trung chủ yếu ở xã Đồn Đạc, có diện tích 384 ha chiếm 0,67% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất có nguồn gốc do bào mòn, rửa trôi đọng lại nơi địa hình trũng thấp, thành phần cơ giới thịt nhẹ, thịt trung bình, đất có màu xám tro, xám vàng, đất chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình đến nghèo. Loại đất này phù hợp cho phát triển trồng lúa, rau màu đặc biệt là cây Mía tím.

Đất phù sa sông suối: Phân bố hầu hết ở các xã, ven sông suối, diện tích 1.537 ha chiếm 2,66% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất có nguồn gốc do mưa lũ các vật liệu từ trên núi xô xuống bồi đắp hình thành. Đất có thành phần cơ giới từ cát pha thịt trung bình, đạm, lân, kali tổng số trung bình. Hướng sử dụng: Loại đất này phù hợp cho phát triển cây Tre mai, nhất là khu vực chân đồi và khu vực ven suối. Ngoài trồng tre mai, loại đất này có thể trồng Trà Hoa vàng.

- Đất Feralit điển hình nhiệt đới ẩm

Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá sét: Loại đất này có diện tích 12.940 ha chiếm 29,94% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Lương Mông, Minh Cầm, Thanh Lâm. Phía Bắc giáp huyện Đình Lập và nằm rải rác ở Khe Tâm, Làng cũ là đất có thành phần cơ giới thịt nặng, sét, đất có màu đỏ vàng, vàng đỏ, đất chặt bí, chua, đạm, lân, kali tổng số trung bình, tỷ lệ mùn khá.

Đất feralit phát triển trên sa thạch: Loại đất này phân bố hầu hết các xã trong huyện, nhưng tập trung nhiều ở khu vực đồi núi phía Bắc sông Ba Chẽ như Khe Hố, Khe lạnh, Thác Lào, Khe Mương, Khe Tập, Đồng Cầu... diện tích là 17.270 ha chiếm 29,94% diện tích tự nhiên. Đất có màu đỏ vàng, xám vàng thành phần cơ giới nhẹ, chặt, không có kết cấu, khả năng giữ nước kém, nghèo chất dinh dưỡng, đất chua, phân huỷ chất hữu cơ nhanh.

Đất feralit đỏ vàng trên đá macma axit: Loại đất này phân bố ở vùng núi phía Bắc của huyện, đồng thời tập trung ở khu Lang Cang, Làng Cổng, Tân Tiến (Đồn Đạc) có diện tích 15.331ha chiếm 25,19% diện tích tự nhiên. Đất có màu

đỏ vàng, thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, kết cấu kém, tỷ lệ mùn nơi có thảm thực vật khá, đất chua, đạm, lân tổng số trung bình, kali nghèo.

Ngoài trồng cây lấy gỗ, loại đất này cũng thích hợp cho trồng các loại cây dược liệu như: Ba kích, Trà Hoa vàng, Kim ngân, Đẳng sâm, Kim tiền thảo,…

- Đất feralit trên núi: Loại đất này phân bố ở độ cao 175 - 700m, phát triển trên các loại đá trầm tích và macma axit:

Đất feralit đỏ vàng trên đá trầm tích lẫn: Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, trên dải núi cao, độ dốc lớn. Diện tích 9.490 ha chiếm 15,59% diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng có nhiều màu sắc khác nhau, các chất đạm, lân, kali dễ tiêu từ nghèo đến trung bình.

Đất feralit phát triển trên đá mac ma axit: Loại đất này phân bố ở hầu hết các xã nhưng tập trung chính ở Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn, độ dốc thoải diện tích 9.400,53 ha. Đất có thành phần cơ giới nhẹ ở tầng mặt, càng xuống sâu càng nặng, tỷ lệ mùn khá đến trung bình, đạm, lân tổng số trung bình, kali nghèo, đất chua.

Chủ yếu trồng rừng kinh doanh. Khoanh nuôi diện tích rừng tự nhiên tái sinh và kết hợp trồng rừng sản xuất kinh doanh kết hợp phòng hộ trong vùng.

Bảng 3.1. Các nguồn tài nguyên đất đai huyện Ba Chẽ

Stt Hạng mục Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng 60.855,56 100,00

1 Đất lúa nước vùng đồi núi 2379 3,91

1.1 Đất Ferarit biển đổi do trồng lúa 458 0,75

1.2 Đất dốc tụ trồng lúa nước 384 0,63

1.3 Đất phù sa sông suối 1.537 2,53

2 Đất Ferarit điển hình nhiệt đới ẩm 45.541 74,83

2.1 Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá sét 12.940 21,26

2.2 Đất Feralit phát triển trên sa thạch 17.270 28,38

2.3 Đất feralit đỏ vàng trên đá macma axit 15.331 25,19

3 Đất feralit trên núi 12.935,56 21,26

3.1 Đất feralit đỏ vàng trên đá trầm tích lẫn 9.490 15,59

3.2 Đất feralit phát triển trên đá mac ma axit 3.445,56 5,66

Đánh giá chung: Tài nguyên đất của huyện Ba Chẽ khá dồi dào, trung bình 2,9 ha/người. Tuy nhiên, diện tích đất dốc >250 chiếm 38,7%, đất có khả năng canh tác nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa bị hạn chế (347,2m2/người). Vì vậy, cần xác định phát triển lâm nghiệp là hướng sử dụng đất thích hợp nhất, đồng thời có chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp để đạt giá trị sử dụng cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây trà hoa vàng (camelia chrysantha l) trồng tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 42 - 45)