Kiến thức bản địa về sự phân bố cây Trà hoa vàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây trà hoa vàng (camelia chrysantha l) trồng tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 59 - 60)

Nội dung Số hộ đồng ý (hộ) Tỷ lệ % Vùng phân bố nhiều nhất Núi đất (đất đồi) 4 14,29 Núi đá 2 11,11 Không cố định 12 74,60 Tổng 18 100,00 Vị trí phân bố nhiều nhất Sườn và đỉnh đồi 1 5,56

Chân đồi và sườn đồi 15 83,33

Không cố định 2 11,11

Tổng 18 100,00

Nơi phân bố cây con nhiều nhất

Dưới tán rừng rậm 16 88,89

Nơi quang đãng hoặc đất phục hồi sau

nương rẫy 2 11,11

Tổng 18 100,00

Kết quả điều tra 18 hộ dân (bảng 4.4) cho thấy, cây Trà hoa vàng không có vùng phân bố đặc trưng theo môi trường địa hóa, với 74,60% ý kiến trả lời là cây Trà hoa vàng phân bố không cố định, xuất hiện chủ yếu ở những vùng núi đất (14,29%), chỉ có (11,11%) phân bố ở núi đá.

đồi và sườn đồi (83,33%), 5,56% số người được hỏi trả lời ở sườn và đỉnh đồi, còn lại cho rằng vị trí cây mọc không cố định (11,11%).

Về khả năng tái sinh, với đặc điểm cây ưa bóng, nơi phân bố cây con Trà hoa vàng nhiều nhất chủ yếu tập trung dưới tán rừng rậm (88,89% ý kiến đồng ý), ít xuất hiện nơi quang đãng hoặc đất phục hồi sau nương rẫy (chỉ 11,11% ý kiến đồng ý).

Như vậy, kết quả nghiên cứu về đặc điểm phân bố của Trà hoa vàng Ba Chẽ trồng tại Quảng Ninh là phù hợp với nghiên cứu của Ngô thị Minh Duyên, Ngô Quang Hưng và cs [4].

4.4. Thành phần và tính chất đất trồng Trà hoa vàng Ba Chẽ

4.4.1. Tính chất lý học của đất

Tính chất lý học của đất có liên quan đến những quá trình vật lý xảy ra trong đất, trong phạm vi đề tài này, tính chất vật lý của đất được phân tích qua các chỉ tiêu độ ẩm đất và thành phần cơ giới đất.

4.4.1.1. Độ ẩm của đất

Nước tham gia vào các quá trình phát sinh và phát triển trong đất, là một trong những điều kiện cơ bản nhất của sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Do đó độ ẩm còn là một trong những chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất. Đất giàu mùn, hàm lượng sét cao, kết cấu tốt thì có khả năng giữ nước tốt. Biết được các đặc tính của nước trong đất giúp ta điều tiết nước một cách hợp lý theo chiều hướng bồi dưỡng và bảo vệ đất, đáp ứng được nhu cầu nước cho cây.

Có hai loại độ ẩm đất: độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối tùy theo mẫu số là trọng lượng của đất khô kiệt hoặc của đất nguyên trạng. Độ ẩm này chính là dạng nước hấp phụ. Trạng thái hấp phụ của nước được hình thành do hấp phụ vật lý giữa các pha rắn với phân tử nước. Nhờ tính lưỡng cực của phân tử nước mà chúng có khả năng hấp phụ. Kết quả phân tích độ ẩm của đất được trình bày trong bảng 4.5:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của cây trà hoa vàng (camelia chrysantha l) trồng tại huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh​ (Trang 59 - 60)